Chữ Khmer
Chữ Khmer | |
---|---|
Thể loại | |
Thời kỳ | khoảng 611–nay[1] |
Hướng viết | Trái sang phải |
Hệ chữ viết chính thức của | Campuchia[2] |
Các ngôn ngữ | tiếng Khmer, tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Gia Rai, phương ngữ Bắc Khmer |
Hệ chữ viết liên quan | |
Nguồn gốc | |
Hậu duệ | chữ Sukhothai, chữ Khom Thai, chữ Lai Tay |
Anh em | chữ Miến Điện, chữ Chăm, chữ Kawi, chữ Grantha, chữ Tamil |
ISO 15924 | |
ISO 15924 | Khmr, 355 |
Unicode | |
| |
Chữ Brahmic |
---|
Chữ Brahmic và hậu duệ |
Chữ Khmer (tiếng Khmer: អក្សរខ្មែរ, đã Latinh hoá: Aksa Khmae; IPA: [ʔak.ˈsɑː kʰmae])[3] là hệ thống chữ viết abugida dùng để viết tiếng Khmer. Loại chữ này còn được dùng để chép kinh Phật giáo Nam tông tiếng Pali dùng trong các nghi lễ Phật giáo ở Campuchia và Thái Lan.
Chữ Khmer được viết từ trái sang phải. Các từ trong cùng một câu hay một ngữ không được ngăn cách bằng khoảng trắng. Một tổ hợp phụ âm được tạo thành bằng cách "chồng" các mẫu tự phụ âm lên nhau, trong đó các mẫu tự phụ âm thứ 2 và thứ 3 được viết dưới dạng giản lược và đặt phía dưới (còn gọi là gửi chân) mẫu tự phụ âm đầu tiên của cụm. Bảng mẫu tự Khmer truyền thống có 35 mẫu tự phụ âm, trong đó chỉ có 33 mẫu tự được sử dụng để viết tiếng Khmer hiện đại. Mỗi một mẫu tự đại diện cho một phụ âm kèm với một nguyên âm mặc định theo sau (hoặc là â, hoặc là ô); trong nhiều trường hợp, khi dấu phụ nguyên âm không được đặt sát mẫu tự phụ âm thì nguyên âm mặc định sẽ được phát âm sau phụ âm đó.
Bảng mẫu tự Khmer cũng có các nguyên âm độc lập (tức không tồn tại dưới dạng dấu phụ). Tuy vậy thì nguyên âm không độc lâp xuất hiện nhiều hơn (dưới dạng dấu phụ hoặc không có dấu phụ), và nguyên âm nào được phát âm thì sẽ phụ thuộc vào phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm mang dấu phụ nguyên âm. Phần lớn các dấu phụ nguyên âm đại diện cho 2 nguyên âm và thường tùy thuộc vào phụ âm mang dấu phụ ấy. Ngoài ra còn tồn tại một số dấu phụ khác dùng để điều chỉnh cách phát âm của nguyên âm hay phụ âm. Bảng mẫu tự Khmer cũng có các chữ số và dấu câu đặc trưng.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Chữ Khmer là sản phẩm của quá trình chuyển thể chữ Pallava, một hệ mẫu tự được sử dụng tại Nam Ấn Độ và Đông Nam Á từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên,[4] mà hệ chữ này thì lại bắt nguồn từ chữ Tamil-Brahmi.[5] Bản khắc chữ Khmer cổ nhất được tìm thấy tại huyện Angkor Borei, tỉnh Takéo và có niên đại từ năm 611.[6] Các tấm văn bia từ thời kỳ tiền Angkor và thời kỳ Angkor có bản khắc chữ Khmer nằm rải rác trên khắp vùng lãnh thổ của Đế quốc Khmer cổ xưa, bắt đầu từ sông Mê Công cho tới điểm mà ngày nay là miền Nam nước Lào, miền Đông Bắc và miền Trung Thái Lan.[7] Các bản khắc tiếng Phạn bằng chữ Khmer cổ và bản khắc tiếng Khmer bằng chữ Khmer cổ có khác biệt đôi chút. Và từ đó, hai hệ chữ viết này tiến hóa theo hai hướng khác nhau và ngày nay trở thành hai kiểu chữ Khmer là âksâr mul và âksâr chriĕng, trong đó kiểu âksâr mul thì được dùng để khắc các bản văn tôn giáo còn kiểu âksâr chriĕng thì dùng trong sinh hoạt hằng ngày.[8] Thêm nữa, kiểu viết âksâr chriĕng chính là thể chữ thảo của kiểu viết âksâr mul do đã được biến tấu để phù hợp hơn với tiếng Khmer.[9]
Chữ viết Khmer hiện đại phần nào khác biệt so với các dạng cổ xưa của nó được lưu lại tại di tích cố đô Angkor. Các chữ viết Thái Lan và Lào được chuyển thể từ chữ Sukhothai, một thể chữ thảo của chữ Khmer.
Phụ âm
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù bảng chữ cái Khmer có 35 mẫu tự phụ âm trong, tiếng Khmer hiện đại chỉ sử dụng 33 mẫu tự. Mỗi một mẫu tự phụ âm thì mang theo một nguyên âm mặc định: â /ɑː/ hoặc là ô /ɔː/; tương tự, mỗi một mẫu tự phụ âm sẽ được xếp vào một trong hai nhóm: nhóm các phụ âm giọng a và nhóm các phụ âm giọng o. Nhóm phụ âm sẽ xác định âm của các nguyên âm không độc lập được gắn vào phụ âm cũng như biến đổi nguyên âm mặc định trong một số trường hợp.
Ban đầu, nhóm các phụ âm giọng a thì chứa các phụ âm vô thanh còn nhóm các phụ âm giọng o thì chứa các phụ âm hữu thanh kèm giọng thở (và tên của hai nhóm phụ âm cũng được đặt trên cơ sở này trong tiếng Khmer). Trong giai đoạn tiếng Khmer trung cổ, hiện tượng biến đổi ngữ âm đã tác động lên nguyên âm của các phụ âm vô thanh và các biến đổi này tiếp tục được lưu truyền trong khi các phụ âm thì dần bị vô thanh hóa (xem Tạo âm trong tiếng Khmer).
Mỗi một phụ âm (ngoại trừ phụ âm ឡ) thì sẽ có một dạng giản lược, gọi là "gửi chân phụ âm" (tiếng Khmer: ជើងអក្សរ, đã Latinh hoá: cheung âksâr). Phần lớn các phụ âm giản lược trông giống như phụ âm hoàn chỉnh nhưng nhỏ hơn và được lược bớt một số nét; một số phụ âm có dạng giản lược trông rất khác biệt với dạng hoàn chỉnh. Các phụ âm giản lược thường được viết phía dưới chân của một phụ âm gốc, một số khác thì được viết về phía bên phải của phụ âm mà nó "gửi chân"; duy nhất phụ âm giản lược của âm r thì được viết về phía bên trái của phụ âm gốc.
Các tổ hợp phụ âm bao gồm một phụ âm gửi chân một hoặc nhiều phụ âm khác (và được phát âm liên tiếp nhau, không có nguyên âm xen vào giữa). Thông thường các tổ hợp phụ âm chỉ có hai phụ âm, thỉnh thoảng thì có ba phụ âm trong một số tổ hợp phụ âm đứng ở vị trí giữa của một từ. Phụ âm đầu tiên của một tổ hợp thì được viết dưới dạng hoàn chỉnh, các phụ âm gửi chân thì viết dưới dạng giản lược. Trước đây thì các phụ âm giản lược còn được dùng để viết phụ âm đuôi; tuy vậy thì ngày nay cách viết này được dùng không bắt buộc trong các từ kết thúc bằng âm -ng hoặc là -y, ví dụ như trong từ ឲ្យ aôy ("cho, tặng").
Sau đây là bảng phụ âm cùng hai dạng của chúng. Các giá trị phiên âm được đánh theo bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế IPA; các biến thể sẽ được trình bày ở đoạn văn tiếp theo sau bảng. Hệ thống âm của tiếng Khmer được trình bày chi tiết trong bài Ngữ âm tiếng Khmer. Bản chuyển tự được thực hiện dựa trên hai hệ thống chuyển tự: một bản do Vụ Địa lý Bộ Quản lý đất đai và Quy hoạch đô thị Campuchia soạn ra cho Chính phủ Campuchia sử dụng, một bản do Nhóm chuyên viên về Địa danh Liên Hợp Quốc (UNGEGN) soạn ra;[10][11] các hệ thống khác được trình bày trong bài Latinh hóa tiếng Khmer.
Phụ âm | Chân của phụ âm | Tên/Giá trị đầy đủ của phụ âm (gồm nguyên âm mặc định) | Giá trị phụ âm | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
UNGEGN | Vụ Địa lý | ALA-LC | IPA | UNGEGN | Vụ Địa lý | ALA-LC | IPA | ||
ក | ្ក | kâ | ka | ka | [kɑː] | k | k | k | [k] |
ខ | ្ខ | khâ | kha | kha | [kʰɑː] | kh | kh | kh | [kʰ] |
គ | ្គ | kô | ko | ga | [kɔː] | k | k | g | [k] |
ឃ | ្ឃ | khô | kho | gha | [kʰɔː] | kh | kh | gh | [kʰ] |
ង | ្ង | ngô | ngo | nga | [ŋɔː] | ng | ng | ng | [ŋ] |
ច | ្ច | châ | cha | ca | [cɑː] | ch | ch | c | [c] |
ឆ | ្ឆ | chhâ | chha | ch | [cʰɑː] | chh | chh | ch | [cʰ] |
ជ | ្ជ | chô | cho | ja | [cɔː] | ch | ch | j | [c] |
ឈ | ្ឈ | chhô | chho | jha | [cʰɔː] | chh | chh | jh | [cʰ] |
ញ | ្ញ | nhô | nho | ña | [ɲɔː] | nh | nh | ñ | [ɲ] |
ដ | ្ដ | dâ | da | ṭa | [ɗɑː] | d | d | ṭ | [ɗ] |
ឋ | ្ឋ | thâ | tha | ṭha | [tʰɑː] | th | th | ṭh | [tʰ] |
ឌ | ្ឌ | dô | do | ḍa | [ɗɔː] | d | d | ḍ | [ɗ] |
ឍ | ្ឍ | thô | tho | ḍha | [tʰɔː] | th | th | ḍh | [tʰ] |
ណ | ្ណ | nâ | na | ṇa | [nɑː] | n | n | ṇ | [n] |
ត | ្ត | tâ | ta | ta | [tɑː] | t | t | t | [t] |
ថ | ្ថ | thâ | tha | tha | [tʰɑː] | th | th | th | [tʰ] |
ទ | ្ទ | tô | to | da | [tɔː] | t | t | d | [t] |
ធ | ្ធ | thô | tho | dha | [tʰɔː] | th | th | dh | [tʰ] |
ន | ្ន | nô | no | na | [nɔː] | n | n | n | [n] |
ប | ្ប | bâ | ba | pa | [ɓɑː] | b, p | b, p | p | [ɓ], [p] |
ផ | ្ផ | phâ | pha | pha | [pʰɑː] | ph | ph | ph | [pʰ] |
ព | ្ព | pô | po | ba | [pɔː] | p | p | b | [p] |
ភ | ្ភ | phô | pho | bha | [pʰɔː] | ph | ph | bh | [pʰ] |
ម | ្ម | mô | mo | ma | [mɔː] | m | m | m | [m] |
យ | ្យ | yô | yo | ya | [jɔː] | y | y | y | [j] |
រ | ្រ | rô | ro | ra | [rɔː] | r | r | r | [r] |
ល | ្ល | lô | lo | la | [lɔː] | l | l | l | [l] |
វ | ្វ | vô | vo | va | [ʋɔː] | v | v | v | [ʋ] |
ឝ | ្ឝ | Mẫu tự đã bị lỗi thời; từng được dùng để viết âm xát lợi-ngạc-cứng vô thanh [ɕ]
Chỉ dùng khi chuyển tự văn bản tiếng Pali/tiếng Phạn.[12] | |||||||
ឞ | ្ឞ | Mẫu tự đã bị lỗi thời; từng được dùng để viết âm xát quặt lưỡi vô thanh [ʂ]
Chỉ dùng khi chuyển tự văn bản tiếng Pali/tiếng Phạn.[12] | |||||||
ស | ្ស | sâ | sa | sa | [sɑː] | s | s | s | [s] |
ហ | ្ហ | hâ | ha | ha | [hɑː] | h | h | h | [h] |
ឡ | không có[13] | lâ | la | ḷa | [lɑː] | l | l | ḷ | [l] |
អ | ្អ | 'â | 'a | ʿʹa | [ʔɑː] | ' | ' | ʿʹ | [ʔ] |
Mẫu tự ប bâ là mẫu tự duy nhất có nét bị biến đổi khi được gắn thêm một số nguyên âm không độc lập (xem mục Chữ ghép).
Nét cong ở phía dưới của mẫu tự ញ nhô bị tiêu biến khi nó mang theo một phụ âm gửi chân. Bên cạnh đó, mẫu tự ញ khi gửi chân chính nó thì có dạng giản lược là mẫu tự ញ nhưng được thu nhỏ lại: ញ្ញ -nhnh-.
Nên lưu ý rằng hai mẫu tự ដ dâ and ត tâ có cùng một dạng giản lược: ្ដ. Trong các tổ hợp phụ âm thì ្ដ luôn được phát âm là [ɗ], còn trong vị trí giữa của một từ thì được phát âm là [ɗ] trong một số từ và [t] trong một số khác.
Ban đầu các mẫu tự ដ dâ, ឋ thâ, ឌ dô, ឍ thô, ណ nâ được dùng để viết các phụ âm quặt lưỡi dùng trong các bảng chữ cái Ấn Độ tiền thân. Ba mẫu tự ឋ thâ, ឌ dô, ឍ thô thì được coi là hiếm khi dùng đến và chỉ xuất hiện trong các từ mượn của tiếng Pali và tiếng Phạn. Mẫu tự ណ nâ thì lại được sử dụng rộng rãi vì âm /n/ là một âm phổ thông cùng là năng suất về mặt ngữ pháp, do đó nó được coi như là phụ âm giọng a của mẫu tự ន nô (tất cả các phụ âm mũi đều thuộc nhóm phụ âm giọng o, ngoại trừ ណ nâ).
Các biến thể trong phát âm
[sửa | sửa mã nguồn]Các phụ âm bật hơi (kh-, chh-, th-, ph-) chỉ bật hơi khi theo sau nó là một nguyên âm. Các phụ âm k, ch, t và p cũng bật hơi khi đứng đằng trước một số phụ âm, bất kể mẫu tự phụ âm đại diện cho một trong các âm k, ch, t và p có bật hơi hay là không bật hơi.
Một từ tiếng Khmer không bao giờ kết thúc bằng nhiều hơn 1 phụ âm, cho nên các phụ âm gửi chân phụ âm cuối không được phát âm và chúng chỉ được phát âm khi từ ấy xuất hiện trong một từ ghép.
Trong một số từ, mẫu tự ở vị trí giữa (bao quanh bởi hai mẫu tự đầu và cuối) đóng vai trò làm phụ âm cuối của một âm tiết và làm phụ âm đầu của âm tiết còn lại.
Mẫu tự ប bâ được phát âm là [ɓ] khi có nguyên âm đi liền sau, còn khi nó đứng ở vị trí cuối hoặc khi gửi chân một phụ âm khác, mẫu tự này được phát âm là [p] (trong trường hợp có một phụ âm khác gửi chân mẫu tự ប, nó được chuyển tự thành p trong hệ thống UNGEGN). Về cách sử dụng dấu phụ để biến đổi mẫu tự ប bâ thành pâ, tham khảo mục Phụ âm bổ sung. Ngoài ra, trong một số từ mượn tiếng Pali và tiếng Phạn, mẫu tự ប bâ được phát âm là [p] để duy trì cách phát âm của từ vựng gốc.
Các mẫu tự ដ dâ và ឌ dô được phát âm là [t] khi đứng ở vị trí cuối. Khi đứng ở vị trí đầu của một âm tiết yếu với vị trí cuối là một phụ âm mũi, nó được phát âm là [ɗ].
Khi theo sau nguyên âm [ɑː], [aː], [iə], [ɨə], [uə], [ɑ], [a], [ĕə], [ŭə], các mẫu tự chứa phụ âm [k] được phát âm là [ʔ]. Mẫu tự រ rô không được phát âm khi đứng ở vị trí cuối của một âm tiết trong phần lớn các phương ngữ (xem bài Phương ngữ Khmer Bắc). Mẫu tự ស sâ khi đứng ở vị trí cuối của một âm tiết được phát âm là /h/ (tiến về [ç] trong vị trí này).
Các phụ âm bổ sung
[sửa | sửa mã nguồn]Hệ thống mẫu tự Khmer còn cho phép sử dụng các nguyên âm bổ sung dùng để ghi các từ mượn, cụ thể là các từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp hoặc tiếng Thái. Các mẫu tự này đại diện cho các phụ âm không xuất hiện trong các từ vựng tiếng Khmer bản địa hoặc là các phụ âm chỉ thuộc một trong hai nhóm phụ âm. Đa phần các phụ âm bổ sung này là chữ ghép, tạo thành từ sự gửi chân một số phụ âm vào phụ âm ហ hâ, cùng với một dấu phụ treisăpt để chuyển nguyên âm mặc định của phụ âm mới thành ô hoặc dấu phụ musĕkâtônd chuyển nguyên âm mặc định của phụ âm mới thành â.
Phụ âm bổ sung | Mô tả | Giá trị đầy đủ | Giá trị phụ âm | Notes | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
UNGEGN | Vụ Địa lý | ALA-LC | IPA | UNGEGN | Vụ Địa lý | ALA-LC | IPA | |||
ហ្គ | hâ + kô | hkâ | hka | hga | [ɡɑː] | hk | hk | hg | [ɡ] | Ví dụ: ហ្គាស hkas [ɡaːh] ('gas'; từ tiếng Pháp gaz) |
ហ្គ៊ | hâ + kô + treisăpt | hkô | hko | hg′a | [ɡɔː] | hk | hk | hg′ | [ɡ] | Ví dụ: ហ្គ៊ារ hkéar [giə] ('nhà ga'; từ tiếng Pháp gare) |
ហ្ន | hâ + nô | hnâ | hna | hna | [nɑː] | hn | hn | hn | [n] | Ví dụ: ហ្នាំង/ហ្ន័ង hnăng [naŋ] ('rối bóng' từ tiếng Thái หนัง nǎng) |
ប៉ | bâ + musĕkâtônd | pâ | pa | p′′a | [pɑː] | p | p | p′′ | [p] | Ví dụ: ប៉ាក់ păk [pak] ('thêu'), ប៉័ង păng [paŋ] ('bánh mỳ'; từ tiếng Pháp pain) |
ហ្ម | hâ + mô | hmâ | hma | hma | [mɑː] | hm | hm | hm | [m] | Ví dụ: គ្រូហ្ម kru hmâ [kruː mɑː] ('thầy mo'; from Thai หมอ mɔ̌ɔ) |
ហ្ល | hâ + lô | hlâ | hla | hla | [lɑː] | hl | hl | hl | [l] | Ví dụ: ហ្លួង hluŏng [luəŋ] ('vua'; từ tiếng Thái หลวง lǔuang) |
ហ្វ | hâ + vô | hvâ | hva | hva | [fɑː], [ʋɑː] | hv | hv | hv | [f], [ʋ] | Phát âm là [ʋ] trong từ ហ្វង់ hváng [ʋɑŋ] ('trong suốt'), [f] trong từ កាហ្វេ kahvé [kaːfeː] ('cà phê'; từ tiếng Pháp café) |
ហ្វ៊ | hâ + vô + treisăpt | hvô | hvo | hv′a | [fɔː], [ʋɔː] | hv | hv | hv′ | [f], [ʋ] | Ví dụ: ហ្វ៊ីល hvil [fiːl] ('phim'; từ tiếng Pháp film) |
ហ្ស | hâ + sâ | hsâ | hsa | hsa | [zɑː], [ʒɑː] | hs | hs | hs | [z], [ʒ] | Ví dụ: ហ្សាស hsas [ʒaːh] ('nhạc jazz'; từ tiếng Pháp jazz), ភីហ្សា phihsa [pʰiːzaː] ('bánh pizza') |
ហ្ស៊ | hâ + sâ + treisăpt | hsô | hso | hs′a | [zɔː], [ʒɔː] | hs | hs | hs′ | [z], [ʒ] | Ví dụ: ហ្ស៊ីប hsib [ʒiːp] ('xe gíp'; from French jeep), ហ្សឺណេវ hsœnév [zəːneːw] ('Giơnevơ'; từ tiếng Pháp Genève) |
Nguyên âm không độc lập
[sửa | sửa mã nguồn]Hầu hết các nguyên âm tiếng Khmer được thể hiện bằng các dấu phụ nguyên âm, có tên gọi tiếng Khmer là ស្រៈនិស្ស័យ srăk nĭssăy hoặc ស្រៈផ្សំ srăk phsâm ("nguyên âm liên kết"). Các dấu phụ này không bao giờ đứng một mình mà phải được viết cùng với một phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm. Mặc dù có một số nguyên âm khi viết thì sẽ nằm về phía bên trái, bên trên hay bên dưới của phụ âm, phụ âm luôn được phát âm trước nguyên âm.
Đại đa số các dấu phụ nguyên âm mang hai nguyên âm, nguyên âm nào được phát âm sẽ phụ thuộc vào nguyên âm mặc định của phụ âm nơi dấu phụ nguyên âm được gắn vào. Nguyên âm cũng có thể bị phát âm khác đi khi nằm trong âm tiết không được nhấn trọng âm hoặc khi bị một dấu phụ khác làm cho ngắn lại. Khi nguyên âm không độc lập không xuất hiện, nguyên âm mặc định của phụ âm sẽ được phát âm.
Các âm tắc, âm xát được ưu tiên hơn các âm vang khi xác định nguyên âm mặc định của một tổ hợp phụ âm, từ đó quy định nguyên âm của dấu phụ nguyên âm được gắn vào nó. Trong một tổ hợp phụ âm với một vài âm thuộc ba nhóm phụ âm trên, nguyên âm không độc lập được gắn vào tổ hợp này sẽ được quy định bởi phụ âm ưu tiên có trong tổ hợp, bất kể phụ âm ấy có nằm ở vị trí nào trong tổ hợp phụ âm. Khi cả hai phụ âm trong tổ hợp đều là phụ âm ưu tiên, nguyên âm mặc định của nó sẽ được quy định bởi phụ âm gửi chân sau cùng của tổ hợp.
Nguyên âm mặc định của một phụ âm không ưu tiên (ហ hâ trong một số trường hợp) cũng có thể được quy định bởi phụ âm ưu tiên đứng liền trước nó trong cùng một từ, kể cả khi giữa hai phụ âm ấy có một nguyên âm. Tuy nhiên trong một số từ (đặc biệt là những từ có nhiều hơn hai âm tiết) thì quy tắc này không hiện diện.
Các nguyên âm không độc lập được liệt kê dưới đây được viết dưới dạng truyền thống (với phụ âm giả là một hình tròn nét đứt) và dưới dạng viết kèm với một phụ âm giọng a là អ 'â. Các giá trị trong mục giá trị IPA bao gồm nhiều đại diện từ các phương ngữ ở vùng đồng bằng miền Tây Bắc và miền Trung Campuchia, đặc biệt là ở khu vực Battambang – nguyên mẫu của giọng Khmer tiêu chuẩn. Cách phát âm các nguyên âm là rất đa dạng khi nói về mặt phương ngữ, ví dụ như trong phương ngữ Khmer Bắc thì các nguyên âm kép được phát âm không quá khác nhau hay trong phương ngữ Khmer Tây thì vẫn tồn tại sự tương phản giữa nguyên âm giọng thở và nguyên âm giọng ngực.
Phụ âm không độc lập | Ví dụ | IPA[14] | Vụ Địa lý | UNGEGN | Ghi chú | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Nhóm giọng a | Nhóm giọng o | Nhóm giọng a | Nhóm giọng o | Nhóm giọng a | Nhóm giọng o | |||
(không có) | អ | [ɑː], [ɒː] trong một số ngôn ngữ | [ɔː] | a | o | â | ô | Xem Biến đổi bằng dấu phụ và Phụ âm không có dấu phụ nguyên âm. |
ា | អា | [aː] | [iːə][15] | a | ea | a | éa | Xem Biến đổi bằng dấu phụ.
អ៊ា (អា phát âm khác ៀ đôi chút. (អ៊ា ~ [iːə] so với ៀ ~ [iə]) |
ិ | អិ | [ə], [e] | [ɨ], [i] | e | i | ĕ | ĭ | Dấu phụ này được phát âm là [e]/[i] trong các âm tiết không có phụ âm cuối (âm tiết được nhấn trọng âm thì sẽ kết thúc bằng âm tắc thanh hầu [ʔ] khi không có phụ âm cuối; một số từ tuy có dấu phụ ិ nhưng nguyên âm lại không được phát âm, và trong một số từ với dấu phụ ិ không nằm ở vị trí cuối từ thì nó được phát âm là [əj]). Khi được gắn với phụ âm giọng o, dấu phụ ិ kết hợp với phụ âm យ yô để tạo ra âm [iː]. (Xem Biến đổi bằng dấu phụ.) |
ី | អី | [əj] | [iː] | ei | i | ei | i | |
ឹ | អឹ | [ə] | [ɨ] | oe | ue | œ̆ | ||
ឺ | អឺ | [əɨ] | [ɨː] | eu | ueu | œ | ||
ុ | អុ | [o] | [u] | o | u | ŏ | ŭ | Xem Biến đổi bằng dấu phụ. Trong một âm tiết có nhấn trọng âm và không có phụ âm ở vị trí cuối, nguyên âm này được kết thúc bằng âm tắc thanh hầu [ʔ] hoặc bằng phụ âm cuối [k] trong từ តុ tŏk ("cái bàn"). Tuy nhiên phụ âm này không được phát âm khi đứng ở vị trí cuối của một vài từ. |
ូ | អូ | [ou] | [uː] | ou | u | o | u | Phát âm là [əw]/[ɨw] khi đứng trước phụ âm cuối វ vô. |
ួ | អួ | [uə] | uo | uŏ | ||||
ើ | អើ | [aə] | [əː] | aeu | eu | aeu | eu | Xem Biến đổi bằng dấu phụ. |
ឿ | អឿ | [ɨə] | oea | œă | ||||
ៀ | អៀ | [iə] | ie | iĕ | ||||
េ | អេ | [ei] | [eː] | e | é | Phát âm là [ə]/[ɨ] trước các âm ngạc cứng (đối với phụ âm giọng a thì phát âm là [a] trước phụ âm cuối [c] trong một số từ). Phát âm là [ae]/[ɛː] trong một số từ. Xem Biến đổi bằng dấu phụ. | ||
ែ | អែ | [ae] | [ɛː] | ae | eae | ê | Xem Biến đổi bằng dấu phụ. | |
ៃ | អៃ | [aj] | [ɨj] | ai | ey | ai | ey | |
ោ | អោ | [ao] | [oː] | ao | ou | aô | oŭ | Xem Biến đổi bằng dấu phụ. |
ៅ | អៅ | [aw] | [ɨw] | au | ov | au | ŏu |
Biến đổi bằng dấu phụ
[sửa | sửa mã nguồn]Cấu trúc | IPA | Vụ Địa lý | UNGEGN | Notes | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Nhóm giọng a | Nhóm giọng o | Nhóm giọng a | Nhóm giọng o | Nhóm giọng a | Nhóm giọng o | ||
អុំ | [om] | [um] | om | um | om | ŭm | |
អំ | [ɑm] | [um] | am | um | âm | um | Từ ធំ thum ("to lớn") được phát âm là [tʰom] (nhưng là [tʰum] trong một vài phương ngữ). |
អាំ | [am] | [ŏəm] | am | oam | ăm | ŏâm | Khi kết thúc bằng phụ âm cuối ង ngô, cấu trúc mới này được phát âm là [aŋ]/[eəŋ] ăng/eăng. |
អះ | [ah] | [ĕəh] | ah | eah | ăh | eăh | |
អិះ | [eh] | [ih] | eh | is | ĕh | ĭh | |
អុះ | [oh] | [uh] | oh | uh | ŏh | ŭh | |
អេះ | [eh] | [ih] | eh | éh | |||
អោះ | [ɑh] | [ŭəh] | aoh | uoh | aôh | ŏăh | Có thể phát âm từ នោះ nŏăh ("cái đó") là [nuh]. |
Unicode
[sửa | sửa mã nguồn]Bảng Unicode chữ Khmer Official Unicode Consortium code chart Version 13.0 | ||||||||||||||||
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | A | B | C | D | E | F | |
U+178x | ក | ខ | គ | ឃ | ង | ច | ឆ | ជ | ឈ | ញ | ដ | ឋ | ឌ | ឍ | ណ | ត |
U+179x | ថ | ទ | ធ | ន | ប | ផ | ព | ភ | ម | យ | រ | ល | វ | ឝ | ឞ | ស |
U+17Ax | ហ | ឡ | អ | ឣ | ឤ | ឥ | ឦ | ឧ | ឨ | ឩ | ឪ | ឫ | ឬ | ឭ | ឮ | ឯ |
U+17Bx | ឰ | ឱ | ឲ | ឳ | KIV AQ |
KIV AA |
ា | ិ | ី | ឹ | ឺ | ុ | ូ | ួ | ើ | ឿ |
U+17Cx | ៀ | េ | ែ | ៃ | ោ | ៅ | ំ | ះ | ៈ | ៉ | ៊ | ់ | ៌ | ៍ | ៎ | ៏ |
U+17Dx | ័ | ៑ | ្ | ៓ | ។ | ៕ | ៖ | ៗ | ៘ | ៙ | ៚ | ៛ | ៜ | ៝ | ||
U+17Ex | ០ | ១ | ២ | ៣ | ៤ | ៥ | ៦ | ៧ | ៨ | ៩ | ||||||
U+17Fx | ៰ | ៱ | ៲ | ៳ | ៴ | ៵ | ៶ | ៷ | ៸ | ៹ | ||||||
U+17A3 và U+17A4 chấp nhận tương ứng với phiên bản Unicode 4.0 và 5.2 | ||||||||||||||||
Ký hiệu Khmer Official Unicode Consortium code chart | ||||||||||||||||
U+19Ex | ᧠ | ᧡ | ᧢ | ᧣ | ᧤ | ᧥ | ᧦ | ᧧ | ᧨ | ᧩ | ᧪ | ᧫ | ᧬ | ᧭ | ᧮ | ᧯ |
U+19Fx | ᧰ | ᧱ | ᧲ | ᧳ | ᧴ | ᧵ | ᧶ | ᧷ | ᧸ | ᧹ | ᧺ | ᧻ | ᧼ | ᧽ | ᧾ | ᧿ |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Patricia Herbert & Anthony Crothers Milner (1989). South-East Asia: lvgiianguages and literatures: a select guide. University of Hawaii Press. tr. 51–52. ISBN 0-8248-1267-0.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ “Constitution of the Kingdom of Cambodia”. Office of the Council of Ministers (bằng tiếng Anh). អង្គភាពព័ត៌មាន និងប្រតិកម្មរហ័ស. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ Huffman, Franklin. 1970. Cambodian System of Writing and Beginning Reader. Yale University Press. ISBN 0-300-01314-0
- ^ Punnee Soonthornpoct: From Freedom to Hell: A History of Foreign Interventions in Cambodian Politics And Wars. Page 29. Vantage Press.
- ^ Handbook of Literacy in Akshara Orthography, R. Malatesha Joshi, Catherine McBride(2019), p.28
- ^ Russell R. Ross: Cambodia: A Country Study. Page 112. Library of Congress, USA, Federal Research Division, 1990.
- ^ Lowman, Ian Nathaniel (2011). The Descendants of Kambu: The Political Imagination of Angkorian Cambodia (Luận văn). UC Berkeley.
- ^ Angkor: A Living Museum, 2002, tr. 39
- ^ Jensen, Hans (1970). Sign, symbol and script: an account of man's efforts to write. tr. 392.
- ^ “Geographical Names of the Kingdom of Cambodia” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2023. Reports by Governments on the Situation in Their Countries and on the Progress Made in the Standardization of Geographical Names Since the Seventh Conference. Eighth United Nations Conference on the Standardization of Geographical Names. Berlin, 27 August-5 September 2002. Item 4 of the provisional agenda.
- ^ Report on the Current Status of United Nations Romanization Systems for Geographical Names – Khmer, UNGEGN Working Group on Romanization Systems, September 2013 (linked from WGRS website).
- ^ a b “Unicode 12.1 Character Code Charts – Khmer” (PDF).
- ^ Trong chính tả tiêu chuẩn của tiếng Khmer, mẫu tự ឡ lâ không có dạng giản lược. Tuy vậy một số font chữ có dành một ký tự gửi chân cho chữ này để nó có thể được đánh ra bằng bàn phím vì mục đích hiển thị mà thôi (xem mục Unicode).
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênHuffman2
- ^ Jacob, Judith M. (1968). Introduction to Cambodian. Internet Archive. London; Bombay [etc.] : Oxford University Press. tr. 19, 29–30.