[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

George Andrew Olah

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
George Andrew Olah
Sinh22 tháng 5, 1927 (97 tuổi)
Budapest, Hungary
Quốc tịchHungary
Trường lớpĐại học Công nghệ và Kinh tế Budapest
Nổi tiếng vìcarbocation thông qua siêu axít
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học 1994
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học
Nơi công tácĐại học Case Western Reserve, Đại học Nam California

George Andrew Olah tên khai sinh là Oláh György (sinh ngày 22 tháng 5 năm 1927 tại Budapest, mất ngày 8 tháng 3 năm 2017) là nhà hóa học người Mỹ gốc Hungary, đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1994.[2]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Olah sinh tại Budapest, Hungary, ngày 22.5.1927. Sau khi tốt nghiệp trung học ở trường "Budapesti Piarista Gimnazium" (do một dòng tu Công giáo điều hành), ông vào học rồi sau đó giảng dạy ở trường đại học mà ngày nay gọi là Đại học Công nghệ và Kinh tế Budapest (Budapest University of Technology and Economics).

Do Sự kiện năm 1956 ở Hungary, ông và gia đình di chuyển sang Anh rồi sang Canada nơi ông gia nhập Công ty Dow ChemicalSarnia, Ontario, cùng với Stephen J. Kuhn, một nhà hóa học Hungary khác. Công trình tiên phong của Olah về carbocation khởi sự trong 8 năm ông làm việc ở Công ty Dow Chemical.[3]

Năm 1965 ông sang Hoa Kỳ làm việc ở Đại học Case Western Reserve và sau đó sang Đại học Nam California năm 1977. Năm 1971, Olah nhập quốc tịch Mỹ.

Hiện nay Olah làm giáo sư ở Đại học Nam California và làm giám đốc Viện nghiên cứu hydrocarbon Loker. Năm 2005, Olah đã viết một bài tiểu luận khuyến khích kinh tế methanol.[4]

Gia đình Olah đã lập ra quỹ vốn (gọi là George A. Olah Endowment) để trao giải thưởng hàng năm cho các nhà hóa học xuất sắc. Giải thưởng này do Hội Hóa học Hoa Kỳ quản lý và tuyển chọn.[5]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc tìm kiếm các carbocation[6] ổn định đã dẫn tới sự khám phá ra methane proton hóa được ổn định bởi siêu axít, như FSO3H-SbF5 ("Axít thần diệu").

CH4 + H+ → CH5+

Olah cũng dính líu vào cuộc tranh luận kéo dài suốt sự nghiệp với Herbert C. Brown của Đại học Purdue về sự tồn tại của cái gọi là «carbocation phi cổ điển» (nonclassical carbocation) – như cation norbornyle, cái có thể được mô tả như đặc tính cation không được định vị trên nhiều liên kết hóa học.

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu của ông đã thay đổi từ hydrocarbon cùng việc biến đổi chúng thành nhiên liệu sang kinh tế methanol[7]. Ông đã cùng tham gia với Robert Zubrin, Anne Korin, và James Woolsey trong việc thúc đẩy sáng kiến sử dụng nhiên liệu uyển chuyển.

Giải thưởng và Vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo & Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Today, I consider myself, in Thomas Huxley’s terms, an agnostic. I don’t know whether there is a God or creator, or whatever we may call a higher intelligence or being. I don’t know whether there is an ultimate reason for our being or whether there is anything beyond material phenomena. I may doubt these things as a scientist, as we cannot prove them scientifically, but at the same time we also cannot falsify (disprove) them. For the same reasons, I cannot deny God with certainty, which would make me an atheist. This is a conclusion reached by many scientists." George Olah, A Life of Magic Chemistry
  2. ^ “The Nobel Prize in Chemistry 1994”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2008.
  3. ^ George A. Olah (1965). “Friedel-Crafts and Related Reactions”. John Wiley and Sons.
  4. ^ George A. Olah (2005). “Beyond Oil and Gas: The Methanol Economy”. Angew. Chem. Int. Ed. 44 (18): 2636–2639. doi:10.1002/anie.200462121. PMID 15800867.
  5. ^ Chemical & Engineering News, ngày 19 tháng 1 năm 2009, "George A. Olah Award in Hydrocarbon or Petroleum Chemistry", p. 74
  6. ^ carbocation là một ion với một nguyên tử cacbonđiện tích dương. Nguyên tử cacbon có điện tích trong một carbocation chỉ gồm có 6 electron trong vỏ hóa trị bên ngoài của nó, thay vì 8 electron hóa trị để bảo đảm sự ổn định tối đa
  7. ^ sử dụng Methanol làm nhiên liệu thay vì sử dụng dầu, khí

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]