[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Aaron Klug

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aaron Klug
Sinh(1926-08-11)11 tháng 8, 1926
Želva, Litva
Mất20 tháng 11, 2018(2018-11-20) (92 tuổi)
Cambridge, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland
Quốc tịchAnh
Nổi tiếng vìviệc xét nghiệm tinh thể bằng kính hiển vi điện tử
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học, 1982
Sự nghiệp khoa học
NgànhLý sinh, Hóa học

Sir Aaron Klug (11 tháng 8 năm 192620 tháng 11 năm 2018) là một nhà hóa học và nhà lý sinh người Anh gốc Litva, đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1982 cho việc triển khai việc xét nghiệm tinh thể bằng kính hiển vi điện tử và việc làm sáng tỏ cấu trúc của các nhóm phức hợp protein – axit nucleic quan trọng về sinh học.[1]

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Klug sinh tại Želva, Litva, là con của cặp vợ chồng người Do Thái Lazar và Bella (nhũ danh Silin) Klug. Khi lên 2 tuổi gia đình ông di chuyển tới Nam Phi.

Ông tốt nghiệp cử nhân khoa học ở Đại học Witwatersrand, sau đó học ngành Tinh thể họcĐại học Cape Town rồi sang Anh học tiếp. Năm 1953 ông đậu bằng tiến sĩTrinity College, Đại học Cambridge.

Cuối năm 1953 ông tới làm việc ở Birkbeck College thuộc Đại học London chung với Rosalind Franklin tại phòng thí nghiệm của John Bernal. Thí nghiệm này đã gợi lên cho ông một quan tâm suốt đời về nghiên cứu các virus. Trong thời gian làm việc ở đây, ông đã khám phá ra cấu trúc của tobacco mosaic virus[2]. Năm 1962 ông chuyển sang làm việc ở Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử mới được xây dựng ở Cambridge. Trong thập niên tiếp theo, Klug sử dụng các phương pháp X-ray diffraction[3], soi kính hiển vi và mô phỏng cấu trúc để triển khai việc soi kính hiển vi điện tử các tinh thể, trong đó một chuỗi các hình ảnh hai chiều của các tinh thể lấy ra từ các góc độ khác nhau được phối hợp để tạo ra các hình ảnh ba chiều của mục tiêu.

Ông được Đại học Columbia trao giải Louisa Gross Horwitz năm 1981. Từ năm 1986 tới năm 1996 ông là giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử (Laboratory of Molecular Biology) ở Cambridge. Năm 1988 ông được phong tước hầu. Ông được bầu làm chủ tịch Royal Society[4] từ 1995–2000. Năm 1995, ông được thưởng Order of Merit[5] – theo tục lệ, thường dành cho chủ tịch của Royal Society. Ông cũng là ủy viên của Hội đồng quản trị của The Scripps Research Institute[6].

Năm 2005 ông được thưởng huy chương vàng Order of Mapungubwe của Nam Phi cho các thành tựu đặc biệt trong Y học.[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nobel Foundation (18 tháng 10 năm 1982). “The Nobel Prize in Chemistry 1982” (Thông cáo báo chí). The Royal Swedish Academy of Sciences. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2007.
  2. ^ virus RNA gây ra bệnh khảm ở cây nhỏ, nhất là cây thuốc lá
  3. ^ kỹ thuật nhiễu xạ X-quang
  4. ^ tương đương Viện Hàn lâm khoa học ở các nước khác
  5. ^ Huân chương Công trạng, một Huân chương cao quý của Anh
  6. ^ Viện nghiên cứu Y học dựa trên khoa Y Sinh học, trụ sở chính ở La Jolla, California, Hoa Kỳ
  7. ^ “National Orders awards 27 tháng 9 năm 2005”. State of South Africa. ngày 29 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2007.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • John Finch; 'A Nobel Fellow On Every Floor', Medical Research Council 2008, 381 pp, ISBN 978-1-84046-940-0; this book is all about the MRC Laboratory of Molecular Biology, Cambridge.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]