[go: up one dir, main page]

Jump to content

Translation FAQ/vi

From Meta, a Wikimedia project coordination wiki

Làm sao để tôi có thể tạo một bản dịch được yêu cầu? (tóm tắt)

[edit]

Cập nhật gần đây

Xin xem Yêu cầu biên dịch và nhấp vào một liên kết đến trang yêu cầu biên dịch; trang hiện ra sau đó xuất hiện một danh sách gắn các ô màu (gọi là bảng trạng thái), giống như trang này (xem phía trên bên phải). Bảng trạng thái cho biết tình trạng các ngôn ngữ bạn biết. Nếu phiên bản ngôn ngữ bạn biết không được đánh dấu done (hoàn thành) hoặc published (đã công bố), tức là nó cần bạn giúp đỡ. Hãy đến trang đó và bắt đầu chỉnh sửa. Nếu ngôn ngữ bạn biết không tồn tại trong trang đó, hãy ấn sửa bảng trạng thái và thêm ngôn ngữ bạn muốn vào. Bạn chỉ cấn nhấp vào ngôn ngữ bạn biết trong bảng và lưu đường dẫn đến phiên bản ngôn ngữ bạn biết để bắt đầu dịch nó. Để biết thêm thông tin về bảng trạng thái, xem Template:Translation2/doc.

Tôi dịch như thế nào? (hướng dẫn từng bước một)

[edit]

Hướng dẫn này phù hợp khi chúng ta dịch một trang có tồn tại một bảng trạng thái ở bên phải màn hình của trang cần dịch (ví dụ như trang này). Bảng trạng thái có tiêu đề mở đầu là "Translations:" và một danh sách ngôn ngữ có liên kết đến bản dịch sang các ngôn ngữ đó.

  1. Nếu ngôn ngữ bạn biết không có sẵn trong danh sách ngôn ngữ của bảng trạng thái, hãy thêm nó vào như sau:
    1. Nhấp vào biểu tượng [+/-] ở bên phải tiêu đề của bảng trạng thái. Trang hiện ra sau đó là màn hình chỉnh sửa của chính bảng trạng thái bạn muốn sửa.
    2. Thêm một hàng vào bảng các ngôn ngữ, viết theo thứ tự chữ cái của mã ngôn ngữ.
    3. Viết mã: |code |status vào hàng đó, trong đó ‘code’ là mã ngôn ngữ (ví dụ: eo tương ứng với tiếng Esperanto) và ‘status’ ghi lại các giai đoạn khác nhau của việc biên dịch. Nếu bạn không muốn bắt đầu dịch ngay, điền ‘missing’ là giá trị của ‘status’. Nếu bạn đang muốn dịch ngay lập tức, điền ‘progress’ là giá trị của ‘status’.
    4. Lưu những thay đổi
  2. Quay trở lại trang yêu cầu dịch.
  3. Để bắt đầu dịch, nhấp vào liên kết ‘progress’ (hay ‘missing’) bên cạnh ngôn ngữ bạn biết trong bảng trạng thái. Sau đó bạn sẽ được chuyển đến màn hình chỉnh sửa của trang đã có đầy đủ văn bản gốc. (Đừng nhấp vào tên của ngôn ngữ nếu bản dịch chưa tiến hành, bởi vì bạn sẽ nhìn thấy một trang trắng.)
    1. Thay thế văn bản gốc bằng văn bản dịch của bạn. Bạn có thể chọn giữ văn bản gốc luôn tồn tại trong mã nguồn trang bằng cách đặt nó vào trong thẻ wikitext như thế này <!-- văn bản gốc -->. Điều này sẽ thuận tiện hơn cho những thành viên rà soát lỗi dịch.
    2. Nếu có bất kỳ wikilink nào trong văn bản gốc, vui lòng giữ nguyên thông tin liên kết (bao gồm bất kỳ tên miền và tựa trang nào) ở bên trái liên kết như trong văn bản gốc. Văn bản đằng sau dấu gạch thẳng hay dấu cách có thể được dịch, ví dụ: [[Help:Example|dịch cụm example]] và [http://meta.wikimedia.org/wiki/Home dịch tựa đề]. Nếu có bất kỳ liên kết wikilink nào dẫn đến trang khác đã được dịch, bạn có thể thay thế wikilink bằng liên kết đến trang bản dịch thay vì trang gốc. Đối với hầu hết các bản dịch, liên kết sẽ có màu "đỏ". Đây không phải là có vấn đề, mặc dù trang đó không tồn tại trên Meta-Wiki, nó có thể sẽ tồn tại trong không gian đích (thường là Foundationwiki).
  4. Khi bạn đã hoàn thành bản dịch, hãy đi đến bảng trạng thái lần nữa và thay đổi trạng thái ‘progress’ sang ‘proofreading’.
    1. Nếu bạn muốn chờ để tìm một người rà soát lỗi, hãy điền ‘needs proofreading’ thay vì ‘proofreading’ để khuyến khích các biên dịch viên khác biết ngôn ngữ của bạn tham gia vào việc soát lỗi. Tốt hơn hết là có được một người nào khác kiểm tra lại bản dịch của bạn, thường là bằng cách gửi một tin nhắn cho họ trên wiki trong ngôn ngữ bạn biết, trong trường hợp bạn là người dịch duy nhất của ngôn ngữ bạn biết đang hoạt động trên Meta. Nếu không có sẵn người đọc lại, bạn có thể sẽ cần phải tự mình rà soát lỗi.
    2. Khi trạng thái của ngôn ngữ đã thay đổi từ ‘progress’ sang giai đoạn mới nhất của bản dịch, mô tả ‘status’ bên cạnh ngôn ngữ bạn biết trong bảng trạng thái sẽ không còn wikilink dẫn đến trang chỉnh sửa nữa. Thay vào đó, để đến bản dịch, bạn hãy nhấp vào tên của ngôn ngữ. Để sửa đổi bản dịch, hãy nhấp vào tab sửa như bình thường.
  5. Khi giai đoạn soát lỗi đã hoàn tất, hãy đi đến bảng trạng thái lần nữa và thay đổi trạng thái thành ‘ready’ hoặc ‘done’. Nếu bản dịch của bạn là một phần của ‘open translation request’ và có nhiều hoạt động dịch thuật khác được tiến hành, bạn chỉ cần chờ một quản trị viên công bố bản dịch. Quản trị viên sẽ thay đổi trạng thái thành ‘published’ khi bản dịch đã hoàn tất.
    1. Nếu không có gì xảy ra trong vòng một đến hai ngày, xin để lại một tin nhắn yêu cầu rằng bản dịch của bạn cần được công bố trong trang thảo luận của trang yêu cầu dịch, ví dụ: Talk:Fundraising_2011, hoặc trong Meta talk:Babylon.
    2. Nếu hiện tại không có nhiều hoạt động trong trang bạn vừa dịch, hãy để lại tin nhắn trong Meta talk:Babylon để nhắc quản trị viên rằng có một trang cần được công bố. Lý tưởng nhất là khi các trang được công bố trong vòng một đến hai ngày. Tuy nhiên, nếu có một Cuộc gây quỹ đang diễn ra và có nhiều trang cần công bố, việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn.
  6. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề nào trong quá trình dịch, xin hãy ghi chúng trong trang thảo luận của trang yêu cầu dịch, trong Meta talk:Babylon, gửi mail đến translators-l, hoặc vào IRC.

Khi nào và làm thế nào để thay đổi một bản dịch đã được công bố?

[edit]

Cập nhật văn bản gốc

[edit]

Đôi khi có thay đổi được thực hiện trong văn bản gốc của trang. Để nói với các biên dịch viên rằng bản gốc đã được một quản trị viên thay đổi, hãy sửa trạng thái của bản dịch từ ‘published’ sang ‘needs updating’. Thỉnh thoảng sẽ có văn bản mới được thêm vào mỗi bản dịch đã được công bố. Khi một biên dịch viên đang tiến hành cập nhật bản dịch, biên dịch viên đó nên thay đổi trạng thái thành ‘updating’. Khi bản dịch đã sẵn sàng, biên dịch viên có thể thay đổi trạng thái thành ‘ready’ và một quản trị viên sẽ thấy rằng nó cần được công bố qua bảng trạng thái. Quản trị viên sẽ thay đổi trạng thái thành ‘published’ một lần nữa khi mọi việc đã xong.

Để theo dõi các thay đổi đối với bản gốc, bạn có thể đăng ký với translators-l; tất cả các yêu cầu mới và thay đổi quan trọng sẽ được thông báo tại đây. Bạn cũng có thể thêm trang tiếng Anh và bảng trạng thái vào danh sách theo dõi của bạn, nhờ đó nó sẽ hiển thị trong trang theo dõi khi có trang được cập nhật.

Thay đổi một bản dịch sau khi nó đã công bố

[edit]

Đôi khi có lỗi hoặc cần cải thiện bản dịch được phát hiện ra sau khi nó đã công bố. Một biên dịch viên có thể chỉnh sửa bản dịch và sau đó yêu cầu bản dịch vừa sửa đổi nên được tái công bố bằng cách thay đổi trạng thái thành ‘ready’ một lần nữa. Biên dịch viên có thể để một thông điệp ẩn bên cạnh ‘ready’ (ví dụ: <!-- page name was incorrect, please fix! -->).

Tôi có thể tạo một bản dịch ở đâu?

[edit]

Bạn có thể tạo bản dịch của bạn ở bất kỳ nơi nào bạn thích. Bạn có thể tiến hành dịch trên Meta hoặc trên các dự án Wikimedia mà bạn đang hoạt động, nếu bạn đã quen thuộc với việc sửa đổi một wiki. Bạn cũng có thể biên dịch bên ngoài wiki tại địa phương — ví dụ như trong máy tính của bạn.

Tôi không hề có khái niệm nào về mã wiki. Giúp tôi với!

[edit]

Chỉ cần giữ nguyên chúng. Sau đó, nhiều biên tập viên wiki dày kinh nghiệm hơn có thể sẽ tình nguyện giúp bạn. Thậm chí cũng không sao nếu bạn loại bỏ các mã wiki, nếu bạn nghĩ rằng chúng gây phiền nhiễu cho tiến độ dịch thuật của bạn.

Làm thế nào để tôi tạo một bản dịch bên ngoài wiki?

[edit]

Hãy thực hiện theo các bước sau:

  1. Nếu không gian ngôn ngữ bạn biết không tồn tại, hãy tạo ra nó. (Xem thêm #Làm sao để tôi có thể tạo một bản dịch được yêu cầu? (tóm tắt))
  2. Lưu mã nguồn.
  3. Đặt bản mẫu {{coming soon|user=chữ ký của bạn|date=ngày do bạn cung cấp}} vào không gian ngôn ngữ của bạn. Nó sẽ giúp các biên dịch viên khác nhận ra công việc bạn đang thực hiện.
  4. Bạn có thể biên dịch ở một địa phương khác, ví dụ như trong máy tính của bạn.
  5. Sau khi bạn đã hoàn thành nhiệm vụ, hãy sao chép và dán văn bản vào không gian ngôn ngữ của bạn.
  6. Loại bỏ {{coming soon}} và cập nhật trạng thái của trang.

Tôi có thể đặt câu hỏi về việc biên dịch ở đâu?

[edit]
  • Nếu bạn gặp vấn đề về nghĩa của các thuật ngữ, hãy xem trang Thuật ngữ. Nhiều từ Wikimedia được giải thích ở đó.
  • Bạn được mời gọi đến Wikimedia Forum, trang thảo luận chung của Wikimedia, và Meta talk:Babylon, phòng tán gẫu của các biên dịch viên Wikimedia.
  • Bạn có thể gửi một câu hỏi qua danh sách thư, translators-l tại lists.wikimedia.org (cần đăng ký).
  • Đối với trò chuyện thời gian thực, hãy đến #wikimedia-translation.

Tôi đã dịch các trang gây quỹ nhưng chúng không hiện ra (và tôi đang sống trong khu vực được các chi hội Wikimedia bảo trợ). Tại sao vậy?

[edit]

Các trang gây quỹ và quyên góp địa phương trên Meta đều được công bố trong website Wikimedia Foundation. Liên kết quyên góp và gây quỹ trên tất cả các wiki Wikimedia Foundation đều dẫn đến trang địa phương trong website Wikimedia Foundation, ngoại lệ đối với người dùng đang sống trong khu vực mà một chi hội Wikimedia đang hoạt động. Đến tháng 2 năm 2011, Wikimedia Foundation đã xây dựng thỏa thuận thường niên với các chi hội địa phương rằng nếu các người dùng truy cập vào liên kết quyên góp mà họ đang sống trong khu vực do một chi hội điều hành, thì trang quyên góp sẽ được chuyển trực tiếp đến trang wiki địa phương, không cần đến wiki của Wikimedia Foundation.

Nếu bạn muốn bản địa hóa các trang của những chi hội này, ngoài việc dịch một cách truyền thống các trang gây quỹ ở đây - trên Meta, bạn sẽ cần phải liên hệ với chi hội đó để yêu cầu họ tạo các trang quyên góp đã bản địa hóa sang ngôn ngữ của bạn, dựa theo các trang được dịch trên Meta. Sẽ có thêm các văn bản cần dịch, chỉ áp dụng với các chi hội. Nếu bạn gặp rắc rối trong vấn đề này, hãy thử xin ý kiến trong danh sách thư translators-l.