[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Người Norman

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đế quốc Norman
Tên bản ngữ
  • Normaund
1066–1204
Quốc huy Normandy
Quốc huy
Norman sở hữu trong thế kỷ 12
Norman sở hữu trong thế kỷ 12
Tổng quan
Thủ đôRouen, London
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Norman, Tiếng Latinh, Tiếng Anh trung cổ
Tôn giáo chính
Công giáo Roma
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Quân chủ 
• 1066-1087
William I
• 1135-1204
Stephen
Lịch sử
Thời kỳTrung Cổ
• Thành lập
1066
• Giải thể
1204
Kế tục
Đế quốc Angevin

Người Norman là tộc người mà vùng Normandy ở miền bắc nước Pháp được mang tên. Họ là con cháu của những người Viking đã chinh phục lãnh thổ này cùng với dân cư bản địa gốc FrankGallo-Roman[1][2][3]. Họ xuất hiện từ thời nửa đầu thế kỷ thứ mười, và dần biến đổi trong những thế kỷ tiếp theo, cho tới khi biến mất hoàn toàn với tư cách là một sắc tộc vào đầu thế kỷ 13. Tên gọi "Normans" xuất phát từ "Northmen" hay "Norsemen", tức người phương Bắc, dùng để chỉ những người Viking đến từ Scandinavia và lập ra lãnh thổ Normandy.

Họ đóng vai trò chính trị, quân sự và văn hóa quan trọng ở châu Âu, và thậm chí Cận Đông thời trung cổ. Họ nổi danh vì tinh thần thượng võ và sùng đạo. Họ nhanh chóng dùng ngôn ngữ Roman bản địa ở những nơi họ định cư lại, và phương ngữ của họ được gọi là tiếng Norman, một ngôn ngữ quan trọng dùng trong văn học. Đất Quận công xứ Normandy mà họ dựng lên sau hòa ước với vương quyền Pháp là một trong những thái địa lớn nhất nước Pháp thời trung cổ. Người Norman nổi tiếng về văn hóa, như kiến trúc Roman, và truyền thống âm nhạc, cũng như các chiến tích quân sự và các phát kiến của họ. Những nhà phiêu lưu người Norman lập nên vương quốc Sicilia qua chinh phục, và một cuộc viễn chinh khác của người Norman chiếm được nước Anh. Ảnh hưởng của người Norman trải rộng từ các trung tậm đó tới Các quốc gia Thập tự chinh ở miền Cận Đông, tới Scotland, Wales, và Ireland.

Trong sử Nga, tên gọi "Norman" dùng để chỉ người Varangian. Trong sử Pháp, tên gọi này thường được dùng để chỉ các nhóm quân Viking đánh cướp nước Pháp vào thời thế kỷ thứ 9 trước khi định cư lại ở Normandy.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ R. Allen Brown 1994, tr. 18: "The first Viking settlers in Normandy, it is agreed, were predominantly Danish, though their leader, Rollo was of Norse extraction."
  2. ^ R. Allen Brown 1994, tr. 19: "the Northmen of Normandy became increasingly Gallicized, increasingly Norman we may say, until by the mid-eleventh century they were more French than the French, or, to speak correctly, more Frankish than the Franks."
  3. ^ Chibnall 1999, tr. 2: "In Normandy the conquering northmen had assimilated...the indigenous Frankish and Gallo-Roman peoples..."

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn phụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bates, David. Normandy before 1066, London 1982
  • Chalandon, Ferdinand. Histoire de la domination normande en Italie et en Sicilie. Paris, 1907.
  • Chibnall, Marjorie. The Normans, The Peoples of Europe, Oxford 2000
  • Crouch, David. The Normans: The History of a Dynasty. Hambledon & London, 2003.
  • Douglas, David. The Norman Achievement. London, 1969.
  • Douglas, David. The Norman Fate. London, 1976
  • Gillingham, John. The Angevin Empire, end ed., London 2001.
  • Gravett, Christopher, and Nicolle, David. The Normans: Warrior Knights and their Castles. Osprey Publishing: Oxford, 2006.
  • Green, Judith A. The Aristocracy of Norman England. Cambridge University Press, 1997.
  • Gunn, Peter. Normandy: Landscape with Figures. London: Victor Gollancz, Ltd, 1975.
  • Harper-Bill, Christopher and Elisabeth Van Houts, eds. A Companion to the Anglo-Norman World Boydell Press. 2003
  • Haskins, Charles H. Norman Institutions, 1918
  • Maitland, F. W. Domesday Book and Beyond: Three Essays in the Early History of England. 2d ed. Cambridge University Press, 1988. (feudal Saxons)
  • R. Mortimer, Angevin England 1154—1258, Oxford 1994.
  • Muhlbergher, Stephen, Medieval England (Saxon social demotions)
  • Norwich, John Julius. The Normans in the South 1016-1130. Longmans: London, 1967.
  • Norwich, John Julius. The Kingdom in the Sun 1130-1194. Longman: London, 1970.
  • Robertson, A. J., ed. and trans. Laws of the Kings of England from Edmund to Henry I. AMS Press, 1974. (Mudrum fine)
  • Painter, Sidney. A History of the Middle Ages 284−1500. New York, 1953.
  • Lucas Villegas-Aristizábal,"Algunas notas sobre la participación de Rogelio de Tosny en la Reconquista Ibérica", Estudios Humanísticos de la Universidad de Leon, III, 2004, pp. 263–74. http://dialnet.unirioja.es/servlet/articulo?codigo=1078914
  • Lucas Villegas-Aristizábal, 2007. "Norman and Anglo-Norman Participation in the Iberian Reconquista." PhD thesis, University of Nottingham.
  • Lucas Villegas-Aristizábal, "Roger of Tosny's adventures in the County of Barcelona", Nottingham Medieval Studies LII, 2008, pp. 5–16.
  • Thompson, Kathleen, "The Norman Aristocracy before 1066:the Example of the Montgomerys, Historical Research vol. 143, pp. 251–263,October 1987.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]