[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Đảo quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hình ảnh các đảo quốc trên thế giới (Úc được coi là quốc gia nằm trên lục địa),[1] những đảo quốc có đường biên giới trên đất liền được biểu thị bằng màu xanh lục và những đảo quốc không có đường biên giới trên đất liền được biểu thị bằng màu xanh dương
Các quốc gia không có đường biên giới

Đảo quốc hay quốc đảoquốc gia nằm trọn trên một hay nhiều hòn đảo, hoặc phần nào đó của các hòn đảo. Điều này có nghĩa là các quốc gia này không có một phần lãnh thổ nào trên lục địa. Có tất cả 47 đảo quốc, chiếm 24% trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, khá nhiều trong số đó là các quốc gia nhỏ nhất trên thế giới.[2]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đảo quốc có thể chia ra làm 2 nhóm. Một nhóm gồm các quốc gia lớn, khá đông dân và nằm gần một lục địa. Các quốc gia này bao gồm Nhật Bản, Sri Lanka, Philippines, Cuba, Anh Quốc, Madagascar... Đảo quốc lớn nhất trên thế giới là Indonesia. Các nước này thường chia sẻ các đặc điểm văn hóa, chính trị tương đồng với các nước lục địa gần đó. Tình trạng đảo của các nước này đôi khi là một ưu thế bởi nó tạo cho họ vị trí khó bị xâm lược và có vai trò quan trọng về thương mại trong khu vực nhờ yếu tố địa lý và khả năng đi biển của dân cư.

Nhóm đảo quốc thứ hai là những nước nhỏ hơn như Malta, Síp, Comoros, Bahamas, Tonga, v.v.. Những quốc gia này rất nhỏ so với các nước trên lục địa. Quy mô nhỏ thường đồng nghĩa với việc đất đai nông nghiệp hạn hẹp và khan hiếm nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy vậy, ngày nay, các đảo quốc nhỏ bé đang trở thành những điểm du lịch thu hút và du lịch trở thành ngành kinh tế chủ chốt trong nền kinh tế của họ.

Một số đảo quốc có một hay hai đảo trung tâm (ví dụ Đảo Anh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Honshu của Nhật Bản). Các đảo quốc khác trải rộng trên hàng trăm, ngàn hòn đảo nhỏ như Indonesia hay Maldives. Một số nước cùng chia sẻ đảo chính với các nước khác như Ireland, HaitiDominica, Saint Martin, Đông Timor, Papua New Guinea.

Về mặt địa lý, nước Úc được coi là quốc gia nằm trên lục địa chứ không phải là một đảo quốc, quốc gia này bao phủ toàn bộ vùng đất rộng lớn nhất của lục địa Úc và các hòn đảo lân cận.[1][3]

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Hình thể địa lý Vị trí địa chất Dân số Diện tích
(km²)
Mật độ
(/km²)
 Antigua và Barbuda Tập trung trên hai đảo lớn Thềm lục địa 85.632 440 194
 Bahamas Trải khắp một nhóm đảo Thềm lục địa 330.000 13.878 23.27
 Bahrain Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 791.000 750 1.189.5
 Barbados Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 269.556 430 627
 Brunei Một phần của đảo lớn hơn Thềm lục địa 388.190 5.765 67.3
 Cape Verde Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 567.000 4.033 125.5
 Comoros Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 798.000 2.235 275
 Cuba Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 11.451.652 110.861 102
 Síp[n 1] Tập trung trên một đảo lớn (de jure)
Một phần của đảo lớn hơn (de facto)
Thềm lục địa 793.963 9.251 85
 Dominica Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 72.660 754 105
 Cộng hòa Dominica Một phần của đảo lớn hơn Thềm lục địa 10.990.000 48.442 208.2
 Timor-Leste Một phần của đảo lớn hơn Thềm lục địa 1.066.582 14.874 76.2
 Liên bang Micronesia[n 2] Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 111.000 702 158.1
 Fiji Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 849.000 18.274 46.4
 Grenada Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 110.000 344 319.8
 Haiti Một phần của đảo lớn hơn Thềm lục địa 10.188.000 27.750 325.59
 Iceland Tập trung trên một đảo lớn Đại dương 316.252 103.000 3.1
 Indonesia Trải khắp một nhóm đảo Hai thềm lục địa 234.693.997 1.919.440 134
 Ireland Một phần của đảo lớn hơn Thềm lục địa 4.239.848 70273 60
 Jamaica Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 2.847.232 10.991 252
 Nhật Bản Trải khắp một nhóm đảo Thềm lục địa 127.433.494 377.873 337
 Kiribati Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 98.000 811 135
 Madagascar Tập trung trên một đảo lớn Đại dương 20.653.556 587.041 35.2
 Maldives Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 329.198 298 1.105
 Malta Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 404.500 316 1.282
 Quần đảo Marshall[n 2] Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 62.000 181 342.5
 Mauritius Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 1.244.663 2.040 610
 Nauru Một đảo Đại dương 13.635 21 649
 New Zealand Trải khắp một nhóm đảo Thềm lục địa 4.027.947 268.680 15
 Bắc Síp[n 1] Một phần của đảo lớn hơn Thềm lục địa 285.359 3.355 78
 Palau[n 2] Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 20.000 459 43.6
 Papua New Guinea Một phần của đảo lớn hơn Thềm lục địa 6.732.000 462.840 14.5
 Philippines Trải khắp một nhóm đảo Thềm lục địa 88.706.300 300.000 276
 Saint Kitts and Nevis Tập trung trên hai đảo lớn Thềm lục địa 51.300 261 164
 Saint Lucia Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 173.765 616 298
 Saint Vincent và Grenadines Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 120.000 389 307
 Samoa Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 179.000 2.831 63.2
 São Tomé and Príncipe Tập trung trên hai đảo lớn Thềm lục địa 163.000 1.001 169.1
 Seychelles Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 87.500 455 192
 Singapore Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 4.553.009 704 6.369
 Quần đảo Solomon Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 523.000 28.400 18.1
 Sri Lanka Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 20.650.000 65.610 314
 Đài Loan[n 3] Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 22.911.292 36.188 633
 Tonga Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 104.000 748 139
 Trinidad and Tobago Tập trung trên hai đảo lớn Thềm lục địa 1.299.953 5.131 254.4
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa 60.587.300 244.820 246
 Tuvalu Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 12.373 26 475.88
 Vanuatu Trải khắp một nhóm đảo Đại dương 243.304 12.190 19.7
Tên Hình thể địa lý Vị trí địa lý Quốc gia
 Åland[n 4] Bao gồm nhiều đảo Thềm lục địa  Phần Lan
 Alderney Đảo đơn Thềm lục địa  Guernsey

 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

 American Samoa Trải khắp một nhóm đảo Đại Dương  Hoa Kỳ
 Anguilla Thềm lục địa  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Aruba Đảo đơn Thềm lục địa  Hà Lan
 Ashmore and Cartier Islands Thềm lục địa  Úc
 Baker Island Đảo đơn Đại Dương  Hoa Kỳ
 Bermuda Đảo đơn Đại Dương  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Bouvet Island Đảo đơn Đại Dương  Norway
 British Indian Ocean Territory Trải khắp một nhóm đảo Đại Dương  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 British Virgin Islands Trải khắp một nhóm đảo Thềm lục địa  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Cayman Islands Trải khắp một nhóm đảo Thềm lục địa  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Christmas Island Tập trung trên một đảo lớn  Úc
 Cocos (Keeling) Islands Tập trung trên hai đảo lớn  Úc
 Cook Islands[n 5] Trải khắp một nhóm đảo Đại Dương  New Zealand
 Coral Sea Islands Trải khắp một nhóm đảo Thềm lục địa  Úc
 Quần đảo Falkland[n 6] Tập trung trên hai đảo lớn Thềm lục địa  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Quần đảo Faroe Trải khắp một nhóm đảo  Đan Mạch
 French Polynesia Trải khắp một nhóm đảo Đại Dương  Pháp
 Greenland Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa  Đan Mạch
 Guam[n 7] Đảo đơn Đại Dương  Hoa Kỳ
 Guernsey Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Heard Island and McDonald Islands Trải khắp một nhóm đảo Thềm lục địa  Úc
 Howland Island Đảo đơn Đại Dương  Hoa Kỳ
 Isle of Man Đảo đơn Thềm lục địa  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Jarvis Island Đảo đơn Đại Dương  Hoa Kỳ
 Jersey[n 8] Đảo đơn Thềm lục địa  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Johnston Atoll Đảo đơn Đại Dương  Hoa Kỳ
 Kingman Reef Đảo đơn Đại Dương  Hoa Kỳ
 Ma Cao Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa  Trung Quốc
 Mayotte Tập trung trên một đảo lớn  Pháp
 Midway Atoll Đảo đơn Đại Dương  Hoa Kỳ
 Montserrat Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Navassa Island Đảo đơn Thềm lục địa  Hoa Kỳ
 New Caledonia Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa  Pháp
 Niue[n 5] Đảo đơn Đại Dương  New Zealand
 Antille thuộc Hà Lan[n 9] Trải khắp năm đảo lớn Thềm lục địa  Hà Lan
 Norfolk Island Tập trung trên một đảo lớn  Úc
 Northern Mariana Islands Trải khắp một nhóm đảo Đại Dương  Hoa Kỳ
 Pitcairn Islands Trải khắp một nhóm đảo Đại Dương  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Puerto Rico Tập trung trên một đảo lớn Thềm lục địa  Hoa Kỳ
 Saint Helena Đại Dương  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Saint Pierre and Miquelon Tập trung trên hai đảo lớn Thềm lục địa  Pháp
 Sark Đảo đơn Thềm lục địa  Guernsey

 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

 Saint Helena Đại Dương  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 South Georgia and the South Sandwich Islands[n 6] Trải khắp một nhóm đảo Đại Dương  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Svalbard[n 10] Trải khắp một nhóm đảo  Norway
 Tokelau[n 5] Trải khắp một nhóm đảo Đại Dương  New Zealand
 Turks and Caicos Islands Trải khắp một nhóm đảo Thềm lục địa  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 U.S. Virgin Islands Trải khắp một nhóm đảo Thềm lục địa  Hoa Kỳ
 Wake Island Đảo đơn Đại Dương  Hoa Kỳ
 Wallis and Futuna Tập trung trên hai đảo lớn Đại Dương  Pháp

Theo mật độ dân số

[sửa | sửa mã nguồn]
# Quốc gia Dân số Diện tích (km²) Mật độ (/km²)
1 Ma Cao Ma Cao 520.400 28,6 18.196
2 Bermuda Bermuda 62.500 53,3 1.170

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Phần miền bắc của đảo Síp là một nhà nước độc lập de facto chỉ được duy nhất Thổ Nhĩ Kỳ công nhận
  2. ^ a b c In free association with the USA
  3. ^ The Republic of China (commonly known as "Taiwan") only controls the islands of Đài Loan. Matsu. Kinmen. Penghu etc after the Chinese Civil War. but has not renounced claim on areas currently under control of Trung Quốc. Mông Cổ. Tuva (a Ngan republic) etc. If those territories are taken into account. the Republic of China is not a borderless country or a country centered with a major island. The area under ROC control is also claimed by the Trung Quốc. See Legal status of Taiwan. Political status of TaiwanOne-China policy.
  4. ^ Market Reef defines the border between Phần LanThụy Điển. The lighthouse on the reef is administered directly from Finland and is usually not considered a part of the autonomous Åland Islands.
  5. ^ a b c The Cook Islands and Niue are in free association with New Zealand. See Niue Constitution Act 1974 (NZ). Tokelau is a territory of New Zealand.
  6. ^ a b The Falkland Islands and the South Georgia and South Sandwich Islands are contested by Argentina.
  7. ^ Territories of the United States
  8. ^ The Minquiers off Jersey are claimed by France.
  9. ^ Due to break up in October 2010
  10. ^ Do Na Uy quản lý theo Hiệp ước Svalbard.
  1. ^ a b “Australian Naval Defence”. The Brisbane Courier. 24 tháng 7 năm 1897. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2009.
  2. ^ Ott, Dana (2000). Small is Democratic. Routledge. tr. 128. ISBN 0815339100.
  3. ^ “China, Pacific island countries discuss cooperation at forum meeting”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2009.