[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Tăng Tử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tăng Tử
曾子
Tên húyTăng Sâm
Tên chữTử Dư
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên húy
Tăng Sâm
Ngày sinh
504 TCN
Nơi sinh
Trung Quốc
Mất435 TCN
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Zeng Dian
Học vấn
Thầy giáo
Khổng Tử
Học sinh
Khổng Cấp
Nghề nghiệpnhà triết học, nhà văn
Tôn giáoNho giáo
Quốc giaLỗ
Quốc tịchLỗ
Thời kỳXuân Thu
Tượng Tăng Tử và mẹ của ông

Tăng Tử (曾子), tên thật là Tăng Sâm (曾参) (505 TCN - 435 TCN), tự là Tử Dư (子輿), người Nam Vũ thành, nước Lỗ (nay là huyện Bình Ấp, tỉnh Sơn Đông), là học trò xuất sắc của Khổng Tử; Tăng Sâm nhỏ hơn Khổng Tử 46 tuổi. Ông là một người chí hiếu với cha mẹ, người đời sau liệt ông vào một trong "Nhị thập tứ hiếu" (hai mươi tư tấm gương hiếu thảo) vì truyền thuyết mẹ ông khi cắn ngón tay mà ông động lòng. Tăng Tử kế thừa và phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử, tư tưởng của Tăng Tử đề cao chữ Hiếu, Tín. Ông thường nói: "mỗi ngày ta xét thân ta ba việc: - Nhận làm thay người ta việc gì, ta có thực tâm làm không? - Cùng với bè bạn giao ước điều gì, ta có thất tín không? - Thầy dạy ta những gì, ta có nghiên cứu học tập không?"[1] Ông làm ra sách Đại học gồm 10 thiên và là một trong Tứ thư của Nho gia. Học trò của Tăng Sâm là Khổng Cấp, cùng Nhan Hồi, Mạnh Tử và chính ông là Tứ phối của Nho gia, cũng là đại biểu xuất sắc của phái Nho gia. Khổng Cấp (hay Tử Tư) làm ra sách Trung Dung trong Tứ thư (cùng với Luận Ngữ, Đại Học, Mạnh Tử).

Có lần bà mẹ đánh ông, ông khóc nức nở. Ngạc nhiên bà mẹ dừng roi và hỏi: Sao từ trước đến nay ta đánh chẳng bao giờ con khóc mà hôm nay con lại khóc?

Thưa mẹ- mấy lần trước con đau nên biết mẹ còn khỏe nay con không thấy đau nữa nên thương mẹ đã già yếu. Ông thật là người con chí hiếu!

Ngữ lục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chim trước lúc chết , cất tiếng bi thương; người trước lúc chết, lời nói chân thực[2].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Luận ngữ, Thiên 1: Học nhi: 曾子曰:「吾日三省吾身:為人謀,而不忠乎?與朋友交,而不信乎?傳,不習乎?」
  2. ^ Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 262

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]