Phấn phủ
Phấn phủ là một loại mỹ phẩm dùng cho mặt với nhiều chức năng khác nhau, mục đích chính là để làm đẹp da mặt. Phấn phủ có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại và được dùng cho nhiều mục đích xã hội khác nhau trong nhiều nền văn hóa. Vào thời hiện đại, người ta dùng phấn phủ để trang điểm, làm sáng da và tạo đường nét cho khuôn mặt.
Phấn phủ thường có hai loại chính. Đầu tiên là phấn phủ dạng bột nhằm giúp da dầu hấp thụ độ ẩm dư thừa và làm mịn khuôn mặt để giảm độ bóng. Loại còn lại là phấn nén giúp che khuyết điểm và tối đa hóa độ che phủ.[1]
Sử dụng phấn phủ đã góp phần vào các tiêu chuẩn làm đẹp suốt chiều dài lịch sử. Ở châu Âu và châu Á cổ đại, khuôn mặt trắng trẻo với làn da mịn màng là biểu hiệu một người phụ nữ có địa vị cao.[2] Xu hướng này đã thịnh hành xuyên suốt các cuộc Thập tự chinh và thời Trung cổ. Trong thời gian này, phụ nữ sử dụng các thành phần có hại làm phấn phủ bao gồm chất tẩy trắng, chì và dung dịch kiềm.[3]
Lịch sử cổ đại
[sửa | sửa mã nguồn]Ai Cập
[sửa | sửa mã nguồn]Di tích khảo cổ học và phân tích hóa học cho biết việc sử dụng phấn phủ có niên đại từ năm 2000 đến 1200 trước Công nguyên và bao gồm thành phần là sợi chì, một thành phần mỹ phẩm phổ biến được sử dụng ở Ai Cập cổ đại.[4] Những chiếc lọ kohl chứa bút kẻ mắt cũng như hộp đá chứa phấn phủ phát hiện ra trong các ngôi mộ chứng tỏ niềm tin rằng người Ai Cập cổ đại sẽ sở hữu vẻ đẹp vĩnh hằng ở thế giới bên kia.[4] Đàn ông và phụ nữ đã sử dụng phấn má hồng dạng bột làm từ đất son đỏ phủ lên má.[5] Cleopatra có ảnh hưởng sâu sắc đến tiêu chuẩn vẻ đẹp của người Ai Cập cổ đại với phong cách trang điểm đặc biệt, tạo cảm hứng cho người Ai Cập cổ đại vẽ mắt bằng phấn xanh lá và xanh lam.[6] Phấn phủ cũng được xem là có công dụng y học để bảo vệ con người khỏi bệnh tật.[4]
Hy Lạp
[sửa | sửa mã nguồn]Các xu hướng làm đẹp của người Ai Cập cổ đại đã lan truyền khắp Địa Trung Hải và ảnh hưởng đến thói quen thẩm mỹ ở Hy Lạp. Sử dụng các thành phần tương tự, người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng chu sa như một loại phấn má dạng bột cho khuôn mặt cũng như làm sáng da bằng chì trắng.[5] Ước muốn có làn da trắng đại diện cho ý tưởng xã hội về chủng tộc thượng đẳng, màu da cũng áp đặt sự khác biệt giới tính vì thời cổ đại, da của phụ nữ trắng hơn nam giới do có ít hemoglobin hơn.[5] Dấu hiệu của người thuộc tầng lớp thượng lưu là làn da trắng, không tỳ vết, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giống như cuộc sống của phụ nữ quyền quý thường chỉ ở trong nhà. Người ta phát hiện ra dấu vết của phấn làm sáng da mặt làm từ chì trắng từ mộ của phụ nữ Hy Lạp quyền quý cổ đại.[7] Thành phố Athen gần các mỏ Laurion, từ đó người Hy Lạp đã khai thác một lượng lớn bạc và thu được rất nhiều của cải thông qua thương mại. Chì trắng được tìm thấy trong mỏ như phụ phẩm của bạc,[8] từ đó người Hy Lạp cổ đại đã sản xuất phấn phủ mặt. Sử dụng phấn phủ cũng xuất hiện trong tác phẩm của các nhà văn Hy Lạp cổ đại. Nhà văn và nhà sử học Xenophon viết về người phụ nữ "thoa chì trắng để khuôn mặt trông trắng hơn"[9] trong cuốn sách Oeconominicus của ông. Nhà thơ Hy Lạp cổ đại Eubulus trong vở kịch Stephanopolides đã so sánh phụ nữ thuộc tầng lớp thấp với tầng lớp cao, tuyên bố rằng phụ nữ nghèo "không được trát chì trắng".[10] Dù biết rằng chì trắng là chất độc, nhưng người Hy Lạp cổ đại vẫn không nản lòng khi thoa phấn phủ lên mặt do tiêu chuẩn làm đẹp của họ.[11]
La Mã
[sửa | sửa mã nguồn]Người La Mã cổ đại thoa phấn phủ mặt tập trung vào lý tưởng của người La Mã về tiêu chuẩn nữ tính và sắc đẹp, thể hiện dấu hiệu của tình trạng xã hội và sức khỏe.[12] Phụ nữ La Mã khao khát có làn da trắng ngần và mong muốn này cũng thường được thể hiện trong thơ của nhà thơ La Mã cổ đại Ovid.[2] Lọ thủy tinh nhỏ và cọ trang điểm tìm thấy từ các di tích khảo cổ cho thấy cách họ lưu trữ và sử dụng phấn phủ.[13] Các nhà thơ La Mã cổ đại Juvenal và Martial đề cập đến quý cô tên "Chione" trong tác phẩm của họ, nghĩa đen được dịch là "tuyết" hoặc "lạnh",[12] đề cập đến làn da trắng mịn mà phụ nữ La Mã cổ đại mong muốn. Làm trắng da cũng như chống nắng được tiến hành bằng cách thoa phấn phủ dưới dạng cerussa, một hỗn hợp chì trắng và giấm.[12] Phụ nữ La Mã mong muốn che đi khuyết điểm và tàn nhang, cũng như làm mịn da bằng cách sử dụng loại phấn này. Đá phấn cũng được sử dụng để làm trắng da, cũng như bột tro và nghệ tây trên mắt.[13]
Trung Quốc
[sửa | sửa mã nguồn]Phụ nữ Trung Quốc cổ đại mong muốn có làn da trắng để làm đẹp cũng như sử dụng phấn phủ có từ thời Xuân Thu từ năm 770-476 trước Công nguyên.[14] Một dạng phấn phủ cổ xưa được chế biến bằng cách xay gạo mịn rồi đắp lên mặt.[15] Ngoài ra, ngọc trai còn được nghiền nát để tạo ra bột ngọc trai giúp cải thiện sắc mặt và cũng được dùng làm thuốc chữa các bệnh về mắt, mụn trứng cá và bệnh lao.[16] Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đã sử dụng bột ngọc trai để duy trì làn da rạng rỡ.[17] Chì cũng là thành phần phổ biến trong phấn phủ và vẫn được ưa chuộng vì đặc tính làm trắng da của nó.[15]
Thời kỳ Phục Hưng
[sửa | sửa mã nguồn]Vào thời kỳ dịch bệnh hoành hành, vẻ đẹp ở thời Trung Cổ được đặc trưng bởi làn da trắng sáng, vì nó cũng biểu hiện cho khả năng sinh sản và sức khỏe tốt.[18] Phấn phủ bằng chì liên tục được tầng lớp quý tộc dùng trong suốt thế kỷ 16. Nữ hoàng Elizabeth I dùng phấn phủ để che giấu các vết sẹo đậu mùa của bà.[6] Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của nữ hoàng là nhiễm độc máu, chủ yếu do sử dụng mỹ phẩm trang điểm có chứa chất độc hại, trong đó có phấn phủ chứa chì.[19] Vào Thời kỳ Victoria, trang điểm đậm ít được ưa chuộng hơn do phụ nữ muốn trông đẹp tự nhiên. Do đó, người ta dùng phấn có nguồn gốc từ oxide kẽm để duy trì làn da trắng ngà.[20] Do bệnh đậu mùa bùng phát năm 1760, ít phụ nữ sử dụng phấn hơn do nó khiến da nặng nề và để lộ sẹo trên khuôn mặt.[20] Tác phẩm nghệ thuật từ thời Phục hưng đã củng cố hình ảnh lý tưởng về vẻ đẹp và ảnh hưởng đến chuyện dùng phấn phủ. Ứng dụng xã hội của phấn phủ để duy trì làn da trắng sáng, không tỳ vết có thể xuất hiện trong tác phẩm nghệ thuật thời Phục hưng gồm có Sự ra đời của thần Vệ Nữ của Sandro Botticelli.[21] Tác phẩm của Shakespeare bình luận về sự nữ tính và văn hóa sử dụng mỹ phẩm vào thời điểm đó, đặc biệt khi ông đề cập đến bạc, cho biết làn da sáng lấp lánh mong muốn chỉ đạt được khi sử dụng bột ngọc trai.[22]
Lịch sử cận đại
[sửa | sửa mã nguồn]Thế kỷ 20
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời đại Edward, người ta trang điểm để tôn lên vẻ đẹp tự nhiên. Nhiều phụ nữ trẻ đã thoa phấn phủ lên mặt hàng ngày.[23] Họ bị ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn vẻ đẹp truyền thống nên thích có nước da nhợt nhạt, trắng, được phủ phấn trong suốt đầu những năm 1900.[23] Tuy nhiên, vào những năm 1920, Hollywood đã trở thành nguồn cảm hứng chính tiêu chuẩn sắc đẹp ở Mỹ. Việc thoa phấn đã chuyển từ tầng lớp thượng lưu sang tầng lớp giai cấp khi hình ảnh khuôn mặt phủ phấn trở nên gắn liền với gái mại dâm và các ngôi sao điện ảnh.[24] Phấn trang điểm ngày càng trở nên phổ biến. Cuối thập kỷ này đã chứng kiến sự gia tăng với hơn 1300 thương hiệu phấn phủ, tạo nên một ngành công nghiệp trị giá 52 triệu USD.[25] Elizabeth Arden và Helena Rubinstein là hai nhà phát triển trang điểm thuở đầu và đã sản xuất sản phẩm dưỡng da và phấn phủ thu hút thị trường quốc tế.[26] Mỹ phẩm dành cho phụ nữ da màu trong thời gian này cũng được sản xuất. Năm 1898, Anthony Overton tạo ra loại phấn phủ đầu tiên dành cho phụ nữ Mỹ gốc Phi với tên gọi High-Brown Face Powder.[27] Overton tạo ra nhiều tông màu tối hơn cho phấn phủ kèm các tên gọi như "nâu hạt", "tông ô liu", "ngăm đen" và "hồng nhạt".[28] Đến năm 1920, doanh thu của ông đã mang lại cho ông thứ hạng Tín dụng Dun và Bradstreet có giá trị một triệu USD.[29] Các doanh nhân người Mỹ gốc Phi khác cũng tiếp thị mỹ phẩm bất chấp phân biệt đối xử trong thời Jim Crow, bao gồm Annie Turnbo Malone. Malone kinh doanh phấn phủ có các tông màu tối hơn và biến nó thành một doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô la.[30] Nữ doanh nhân Madam C. J. Walker bán lẻ phấn phủ cho phụ nữ Mỹ gốc Phi tại các hiệu thuốc bất chấp những tranh cãi gây ra vì thời đó đang có phong trào làm đẹp bằng cách tẩy trắng da để có làn da trắng hơn.[31] Doanh nhân người Mỹ gốc Hungary Morton Neumann đã thành lập công ty mỹ phẩm của riêng mình vào năm 1926, Valmor Products Co., và tiếp thị các loại phấn phủ làm sáng da mặt dành cho phụ nữ da đen với giá bán lẻ 60 xu mỗi loại.[28]
Vào những năm 1930, phấn phủ vẫn là mỹ phẩm thiết yếu và nhu cầu ngày càng tăng của nó đã làm dấy lên những lo ngại về sức khỏe từ phấn chứa chì vẫn đang được sử dụng.[26] Do đó, Đạo luật Thực phẩm, Thuốc và Mỹ phẩm được thông qua vào năm 1938 để giám sát các thành phần được sử dụng trong mỹ phẩm và đảm bảo độ an toàn của chúng.[26] Do hoàn cảnh hạn chế trong chiến tranh thế giới thứ hai vào những năm 1940, mỹ phẩm không được phổ biến rộng rãi, nhưng khuôn mặt được trang điểm bằng phấn vẫn là xu hướng làm đẹp được mong muốn.[32] Năm 1942, Ủy ban Sản xuất Chiến tranh Hoa Kỳ tìm cách bảo tồn nguyên liệu bằng cách đặt ra các hạn chế cho việc sản xuất một số loại mỹ phẩm.[32] Phấn phủ là sản phẩm được phụ nữ sử dụng nhiều và vẫn được sản xuất trong thời chiến tranh vì mỹ phẩm được coi là sản phẩm thiết yếu cho việc tự thể hiện bản thân và tự chủ của phụ nữ.[32] Thời kỳ giữa hai thế chiến ở Đức vào năm 1935 cũng chứng kiến nhu cầu mỹ phẩm, chiếm 48% quảng cáo trên tạp chí với phấn phủ là mặt hàng chủ yếu.[33]
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hạn chế ở Mỹ đã không còn và ngành công nghiệp mỹ phẩm phát triển mạnh mẽ.[34] Với độ nổi tiếng của các nữ diễn viên Hollywood bao gồm Marilyn Monroe và Audrey Hepburn, văn hóa truyền hình Mỹ đã ảnh hưởng đến xu hướng làm đẹp thập niên 1950 là làn da sạch, đẹp.[34] Max Factor, thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu vào thời điểm đó, đã giới thiệu Crème Puff, loại phấn phủ đa năng đầu tiên đem đến lớp nền tất cả trong một, phấn phủ để cố định và kết thúc lớp nền.[35] Thập niên 1970 chứng kiến sự đa dạng thương hiệu mỹ phẩm mới chào bán phấn phủ có các màu tối hơn.[36] Đến năm 1977, mỹ phẩm dành cho phụ nữ da đen đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá 1,5 tỷ USD, với các loại phấn phủ, phấn nền và son môi có màu tối được bày bán tại cửa hàng trên khắp Hoa Kỳ.[36] Đến thập niên 1990, phấn phủ đã trở thành món mỹ phẩm chủ yếu không chỉ để che đi khuyết điểm mà còn tạo lớp trang điểm trên mặt.[37] Hệ thống Đánh giá và Khai báo Hóa chất Công nghiệp Quốc gia của Chính phủ Úc được thành lập vào năm 1990 để đảm bảo rằng hóa chất công nghiệp được sử dụng trong phấn phủ cũng như trong các sản phẩm mỹ phẩm khác là an toàn cho người tiêu dùng.[38]
Thế kỷ 21
[sửa | sửa mã nguồn]Những thay đổi quan niệm về nam tính trong những năm 2000 đã dẫn đến xu hướng làm đẹp ngày càng phát triển khi mỹ phẩm được bán cho nam giới bao gồm tẩy tế bào chết cho da mặt, phấn phủ và phấn mắt.[39] Trang điểm khuôn mặt đã được mở rộng để dành cho cả nam giới muốn có diện mạo đẹp hơn, sử dụng phấn phủ để có làn da đẹp.[40] Mỹ phẩm trong xã hội hiện đại rất đa dạng trong việc cung cấp nhiều các tông màu khác nhau, phấn phủ hiện đại tôn lên màu da tự nhiên và hầu hết thương hiệu đều đáp ứng nhu cầu của mọi loại da. Xu hướng mỹ phẩm của thế kỷ 21 bị ảnh hưởng nhiều bởi các biểu tượng sắc đẹp và kỹ thuật phủ phấn 'baking', do Kim Kardashian West phổ biến.[41] Baking là vỗ nhẹ lớp phấn phủ không màu dưới mắt, vùng chữ T, bên dưới xương má, dọc theo đường viền hàm và hai bên cánh mũi, để yên trong vài phút trong khi kem nền được hấp thụ bởi cơ nhiệt của da, rồi phủi đi.[42] Kỹ thuật này tạo nên diện mạo không lỗ chân lông và không có nếp nhăn, là một tiêu chuẩn trang điểm mong muốn trong thời hiện đại.
Cách dùng hiện đại
[sửa | sửa mã nguồn]Phấn phủ ngày nay hiện có nhiều loại khác nhau để phục vụ nhiều chức năng. Sáu loại phấn phủ chính bao gồm: phấn bột, phấn nén, phấn khoáng, phấn không màu, phấn HD và phấn phủ hoàn thiện.
Phấn bột
[sửa | sửa mã nguồn]Phấn bột có thể trong suốt hoặc có màu và thường được đóng gói trong hũ.[43] Nó có kết cấu mịn màng với các hạt nhỏ và được sử dụng để tạo độ che phủ nhẹ trên da có kết cấu mịn, mượt.[43] Phấn bột có màu có tác dụng giảm thiểu mẩn đỏ bằng cách hiệu chỉnh màu sắc.[44] Phấn bột cũng được sử dụng để trang điểm, tức là khóa lớp kem nền và kem che khuyết điểm bên dưới để làm đều màu da và hạn chế vết nứt và nếp nhăn trên da.[44]
Phấn nén
[sửa | sửa mã nguồn]Phấn nén có sẵn với các tông màu khác nhau và được bán trong hộp phấn trang điểm. Nó được nén để cho ra sản phẩm tiện dung khi đi du lịch dành cho những người thoa phấn lúc di chuyển.[45] Phấn nén tạo độ che phủ cho khuôn mặt, che đi khuyết điểm và làm đều màu da, do đó có thể sử dụng như một loại kem nền có độ che phủ nhẹ.[46] Các hạt trong phấn nén lớn hơn các hạt trong phấn bột và có thể khiến bề mặt bị dày cộm, vón cục nếu dùng quá tay.[44] Phấn nén cũng có thể được sử dụng để cố định lớp trang điểm.
Phấn khoáng
[sửa | sửa mã nguồn]Phấn khoáng tồn tại ở dạng bột bao gồm các vitamin và khoáng chất. Thành phần của phấn khoáng là một hỗn hợp các chất sắt dioxide, kẽm oxide và titan dioxide, cũng như bột tan, mang lại một số lợi ích sức khỏe cho da bao gồm cả chống viêm.[47] Phấn khoáng cũng góp phần hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông và thường không có mùi thơm và chất bảo quản.[47]
Phấn không màu
[sửa | sửa mã nguồn]Phấn không màu (translucent powder) tồn tại ở cả dạng nén và dạng bột. Công dụng của phấn là kiềm dầu trên da để giảm tiết dầu và bóng nhờn.[45] Có thể dùng phấn không màu cho kỹ thuật phủ phấn 'baking', bằng cách làm sáng các vùng nhất định trên khuôn mặt, tạo nên lớp trang điểm lâu trôi.[48]
Phấn HD
[sửa | sửa mã nguồn]Phấn HD (phấn độ nét cao) chủ yếu được sử dụng cho người làm việc trong môi trường video và truyền hình độ nét cao để ngăn chặn ánh chớp máy ảnh, là các mảng trắng của vùng phấn được đánh dấu bằng đèn flash máy ảnh.[49] Phấn HD tồn tại ở cả dạng nén và dạng bột, có thể làm giảm độ bóng trên da, lam mờ da và kiềm dầu.[49]
Phấn hoàn thiện
[sửa | sửa mã nguồn]Phấn hoàn thiện được sử dụng chủ yếu nhằm giảm thiểu nếp nhăn và lỗ chân lông. Thậm chí còn có thể làm đều kết cấu da và làm mờ khuyết điểm, được dùng như sản phẩm cuối cùng để hoàn thiện lớp trang điểm.[48] Phấn hoàn thiện tồn tại ở cả hai dạng nén và bột.
Thành phần
[sửa | sửa mã nguồn]Rất hiếm có các loại hóa chất độc và có hại trong các loại phấn phủ ngày nay.[50] Phấn phủ hiện đại có chứa thành phần có thể che khuyết điểm và làm mịn da do khả năng thấm hút.[51] Các hành phần phổ biến nhất được sử dụng để làm phấn phủ là:
Thành phần | Hợp chất | Tên gọi khác |
---|---|---|
Silica[52] | Silic oxide[53] | Quartz, Silicic oxide, silica kết tinh, silica tinh khiết, silicea, cát silica |
Tinh bột[1] | Polymeric cacbohyrat[54] | Tinh bột thực vật |
Bột tan[50] | Khoáng vật silicat[55] | Đá phấn Pháp[50] |
Dimethicone[52] | Polymer, silicone[56] | PDMS, dimethylpolysiloxane, E900 |
Zirconium Silicate[1] | Zircon[57] | Zircon, zirconium orthosilicate |
Kẽm oxide[51] | Zincite[58] | kẽm trắng, calamine, len triết gia, chất trắng Trung Hoa, hoa kẽm |
Titan dioxide[51] | Rutile và anatase[59] | Titan oxide, titania, rutile, anatase, brookite |
Kaolin[52] | Silicate, oxygen, alumina octahedra[60] | Kaolinit |
Magnesium Cacbonhyrat[52] | Magnesium và muối cacbon[61] | Magnesit |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Kirk-Othmer. (2012). Kirk-Othmer Chemical Technology of Cosmetics. Hoboken: Wiley. ISBN 978-1-118-51898-4. OCLC 823726450.
- ^ a b Stewart, S. (2016). Painted faces: a colourful history of cosmetics. Stroud, Gloucestershire: Amberley Publishing. tr. 66. ISBN 978-1-4456-5399-0. OCLC 1021835636.
- ^ Kilkeary, A.M. “Where Did Face Powder Come From? | Makeup.com by L'Oréal”. makeup.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
- ^ a b c Walter, P.; Martinetto, P.; Tsoucaris, G.; Brniaux, R.; Lefebvre, M. A.; Richard, G.; Talabot, J.; Dooryhee, E. (tháng 2 năm 1999). “Making make-up in Ancient Egypt”. Nature. 397 (6719): 483–484. Bibcode:1999Natur.397..483W. doi:10.1038/17240. ISSN 0028-0836.
- ^ a b c Eldridge, L. (2015). Face Paint: the story of makeup. Abrams Image. tr. 43. ISBN 978-1-4197-1796-3. OCLC 943052433.
- ^ a b Little, B. (ngày 22 tháng 9 năm 2016). “Arsenic Pills and Lead Foundation: The History of Toxic Makeup”. National Geographic News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
- ^ Håland, E. J. (2014). Rituals of death and dying in modern and ancient Greece: writing history from a female perspective. Newcastle upon Tyne: Cambridge Scholars Publishing. tr. 502. ISBN 978-1-4438-6859-4. OCLC 892799127.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
- ^ Jones, John Ellis (tháng 10 năm 1982). “The Laurion Silver Mines: A Review of Recent Researches and Results”. Greece and Rome. 29 (2): 169–183. doi:10.1017/s0017383500027522. ISSN 0017-3835.
- ^ Bradley, Patrick J.; Xenophon; Pomeroy, Sarah B. (1999). “Xenophon: Oeconomicus: A Social and Historical Commentary”. The Classical World. 92 (5): 477. doi:10.2307/4352336. ISSN 0009-8418. JSTOR 4352336.
- ^ McClure, Laura. (2014). Courtesans at Table: Gender and Greek Literary Culture in Athenaeus. Taylor and Francis. ISBN 978-1-317-79415-8. OCLC 871224539.
- ^ Panas, Marios; Poulakou-Rebelakou, Effie; Kalfakis, Nicoalos; Vassilopoulos, Dimitrios (tháng 9 năm 2012). “The Byzantine Empress Zoe Porphyrogenita and the quest for eternal youth: Empress Zoe's quest for eternal youth”. Journal of Cosmetic Dermatology (bằng tiếng Anh). 11 (3): 245–248. doi:10.1111/j.1473-2165.2012.00629.x. PMID 22938012.
- ^ a b c OLSON, KELLY (2009). “Cosmetics in Roman Antiquity: Substance, Remedy, Poison”. The Classical World. 102 (3): 291–310. ISSN 0009-8418. JSTOR 40599851.
- ^ a b Corbishley, M (2003). Illustrated encyclopedia of ancient Rome. Los Angeles, CA: J. Paul Getty Museum. tr. 46. ISBN 0-89236-705-9. OCLC 54950064.
- ^ 刘瑜芬 (ngày 21 tháng 4 năm 2018). “How cosmetics were created in ancient China - Chinadaily.com.cn”. www.chinadaily.com.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
- ^ a b Sherrow, V (2001). For appearance' sake: the historical encyclopedia of good looks, beauty, and grooming. Phoenix, Ariz.: Oryx Press. tr. 75. ISBN 1-57356-204-1. OCLC 44461780.
- ^ “The use of pearl powder for beautiful, youthful skin through the ages – WHITERskin” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ Schafer, Edward H. (1956). “The Early History of Lead Pigments and Cosmetics in China”. T'oung Pao. 44 (1): 413–438. doi:10.1163/156853256x00135. ISSN 0082-5433.
- ^ Polack, G (2015). The Middle Ages unlocked: a guide to life in Medieval England, 1050-1300. Kania, Katrin,, Chadwick, Elizabeth, 1957-. Stroud, Gloucestershire: Amberley Publishing Limited. ISBN 978-1-4456-4583-4. OCLC 918398645.
- ^ “Little-Known or Unknown Facts Regarding Queen Elizabeth I's Death”. Royal Museums Greenwich (bằng tiếng Anh). ngày 1 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
- ^ a b Hernandez, Gabriela, 1965- (2011). Classic beauty: the history of make-up. Atglen, PA. tr. 146. ISBN 978-0-7643-3690-4. OCLC 730404983.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Haughton, Neil (ngày 13 tháng 12 năm 2004). “Perceptions of beauty in Renaissance art”. Journal of Cosmetic Dermatology (bằng tiếng Anh). 3 (4): 229–233. doi:10.1111/j.1473-2130.2004.00142.x. ISSN 1473-2130. PMID 17166111.
- ^ Karim-Cooper, Farah (2006). Cosmetics in Shakespearean and Renaissance drama. Edinburgh: Edinburgh University Press. ISBN 978-0-7486-2712-7. OCLC 173357186.
- ^ a b Sessions, D. “1900-1910 Edwardian Makeup and Beauty Products”. vintagedancer.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
- ^ Krause, A (ngày 26 tháng 4 năm 2019). “What the ideal face of makeup looked like over the last 100 years”. Insider. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
- ^ Fallon, Breana (ngày 14 tháng 10 năm 2013). “1920s Makeup Starts the Cosmetics Industry - History”. vintagedancer.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
- ^ a b c Clothing and fashion: American fashion from head to toe. Blanco F., José,, Doering, Mary D.,, Hunt-Hurst, Patricia,, Lee, Heather Vaughan. Santa Barbara, California. ISBN 978-1-61069-309-7. OCLC 904505699.Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ Roberts, Blain. (2014). Pageants, parlors, and pretty women: race and beauty in the twentieth-century South. Chapel Hill. tr. 77. ISBN 978-1-4696-1557-8. OCLC 873805982.
- ^ a b Nittle, Nadra (ngày 23 tháng 1 năm 2018). “Before Fenty: Over 100 Years of Black Makeup Brands”. Racked (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Everett Overto, Head of Oldest Cosmetic Co., Dies”. Jet. 17: 19. ngày 11 tháng 2 năm 1960 – qua Google Books.
- ^ Nittle, Nadra (ngày 15 tháng 2 năm 2019). “Meet Annie Turnbo Malone, the hair care entrepreneur Trump shouted out in his Black History Month proclamation”. Vox (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
- ^ Davis, L. C. (2013). African American women's use of cosmetics products in relation to their attitudes and self-identity. Ames, Iowa: Iowa State University. tr. 10.
- ^ a b c McEuen, Melissa A., 1961- (2011). Making war, making women: femininity and duty on the American home front, 1941-1945. Athens: University of Georgia Press. tr. 46. ISBN 978-0-8203-3758-6. OCLC 740435950.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Ramsbrock, Annelie (2015). The Science of Beauty (bằng tiếng Anh). New York: Palgrave Macmillan US. tr. 117. doi:10.1057/9781137523150. ISBN 978-1-349-50428-2.
- ^ a b Mulvey, L (2013). Fetishism and Curiosity: Cinema and the Mind's Eye (ấn bản thứ 2). Basingstoke: Palgrave Macmillan. ISBN 978-1-137-45113-2. OCLC 927490893.
- ^ Marsh, Madeleine, 1960- (2014). Compacts and cosmetics: beauty from Victorian times to the present day. Barnsley. tr. 157. ISBN 978-1-4738-2294-8. OCLC 894638928.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b Hyde, Nina S. (ngày 9 tháng 7 năm 1977). “The Beautiful Billion-Dollar Business of Black Cosmetics”. Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
- ^ Kilkeary, A. M. (ngày 27 tháng 6 năm 2018). “Where Did Face Powder Come From? | Makeup.com by L'Oréal”. makeup.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ mischa (ngày 27 tháng 4 năm 2015). “The chemistry of cosmetics”. Curious (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
- ^ The multimedia encyclopedia of women in today's world. Oyster, Carol K.,, Stange, Mary Zeiss,, Sloan, Jane, 1946-. Thousand Oaks, Calif. tr. 346. ISBN 978-1-4129-9596-2. OCLC 698749519.Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ Gough, Brendan; Hall, Matthew; Seymour-Smith, Sarah (2014), Roberts, Steven (biên tập), “Straight Guys Do Wear Make-Up: Contemporary Masculinities and Investment in Appearance”, Debating Modern Masculinities: Change, Continuity, Crisis? (bằng tiếng Anh), Palgrave Macmillan UK, tr. 106–124, doi:10.1057/9781137394842_7, ISBN 978-1-137-39484-2
- ^ Young, S (ngày 22 tháng 2 năm 2017). “Everything you need to know about face powders”. The Independent (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
- ^ Shapouri, B (ngày 10 tháng 7 năm 2015). “What Is "Baking" and Do You Need It in Your Life?”. Glamour (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ a b Trotter-James, B (2008). Facial Accents: The Awakening of a New You. Bloomington, Indiana: AuthorHouse. tr. 23. ISBN 9781434397652.
- ^ a b c “Everything you need to know about face powders”. The Independent (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
- ^ a b Milady standard cosmetology. Frangie, Catherine M., Milady Publishing Company. (ấn bản thứ 2012). Clifton Park, NY: Cengage Learning. 2012. tr. 760–761. ISBN 978-1-4390-5930-2. OCLC 756742067.Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ dela Cruz, T.V., Vicente, G.C., Basbas, L.D. (2007). Learning and Living in the 21st Century. Manila, Phillippines: Rex Book Store. tr. 137. ISBN 978-971-23-4791-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b Ricapito, Maria. “What's Up With Mineral Makeup?”. WebMD (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
- ^ a b Mohiuddin, A. K. (2019). “Modern Age Cosmetics: An Extensive Review”. Research and Advances in Pharmacy and Life Sciences. 1: 47–92 – qua MAT Journals.
- ^ a b “Wondering What HD Powder Is? Here's How It Works and What It Can Do”. Colorescience Learn (bằng tiếng Anh). ngày 26 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
- ^ a b c Winter, R (2010). A consumer's dictionary of cosmetic ingredients: complete information about the harmful and desirable ingredients found in cosmetics and cosmeceuticals (ấn bản thứ 6). New York: Three Rivers Press. ISBN 978-0-307-49459-7. OCLC 427404453.
- ^ a b c Blumenthal, Deborah (ngày 28 tháng 10 năm 1984). “Beauty; a Dusting of Powder”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
- ^ a b c d “Face Powders | Cosmetics Info”. cosmeticsinfo.org. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
- ^ Iler, Ralph K. (1979). The chemistry of silica: solubility, polymerization, colloid and surface properties, and biochemistry. New York: Wiley. ISBN 0-471-02404-X. OCLC 4492856.
- ^ Brown, William Henry, 1932- (2005). Introduction to organic chemistry. Poon, Thomas, 1968- (ấn bản thứ 3). Hoboken, NJ: Wiley. ISBN 0-471-44451-0. OCLC 57452895.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Talc”. Minerals Education Coalition (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
- ^ Stringer, D. A. (1994). Linear polydimethylsiloxanes: (viscosity 10-10,000 centistokes): CAS No. 63148-62-9. ECETOC. OCLC 31528853.
- ^ Patnaik, Pradyot. (2003). Handbook of inorganic chemicals. New York: McGraw-Hill. ISBN 0-07-049439-8. OCLC 50252041.
- ^ Völz, Hans G.; Kischkewitz, Jürgen; Woditsch, Peter; Westerhaus, Axel; Griebler, Wolf-Dieter; De Liedekerke, Marcel; Buxbaum, Gunter; Printzen, Helmut; Mansmann, Manfred (ngày 15 tháng 12 năm 2006), “Pigments, Inorganic”, trong Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA (biên tập), Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry (bằng tiếng Anh), Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, tr. a20_243.pub2, doi:10.1002/14356007.a20_243.pub2, ISBN 978-3-527-30673-2
- ^ “Titanium Statistics and Information”. www.usgs.gov. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
- ^ Deer, W. A. (William Alexander) (1992). An introduction to the rock-forming minerals. Howie, R. A. (Robert Andrew), Zussman, J. (ấn bản thứ 2). Harlow, Essex, England: Longman Scientific & Technical. ISBN 0-470-21809-6. OCLC 24108276.
- ^ Seeger, Margarete; Otto, Walter; Flick, Wilhelm; Bickelhaupt, Friedrich; Akkerman, Otto S. (ngày 15 tháng 10 năm 2011), “Magnesium Compounds”, trong Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA (biên tập), Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry (bằng tiếng Anh), Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, tr. a15_595.pub2, doi:10.1002/14356007.a15_595.pub2, ISBN 978-3-527-30673-2