[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Laser Interferometer Space Antenna

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Laser Interferometer Space Antenna
Minh họa về ba tàu vũ trụ LISA
Dạng nhiệm vụQuan sát sóng hấp dẫn
Nhà đầu tưESA
Trang webwww.lisamission.org
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóng2034 (dự kiến)[1]
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuQuỹ đạo nhật tâm
Bán trục lớn1 AU
Chu kỳ1 năm
Kỷ nguyênplanned
← ATHENA
 

Laser Interferometer Space Antenna (LISA, tạm dịch: Ăngten không gian giao thoa kế laser) là một nhiệm vụ của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu được thiết kế để phát hiện và đo chính xác sóng hấp dẫn[2]—những gợn sóng nhỏ xíu của không-thời gian — từ các nguồn thiên văn.[3] LISA sẽ là thiết bị dò sóng hấp dẫn trong không gian chuyên dụng đầu tiên. Nó nhằm mục đích đo trực tiếp sóng hấp dẫn bằng cách sử dụng giao thoa kế laser. Theo thiết kế, LISA gồm bộ ba tàu không gian, tạo thành một tam giác đều với các cạnh dài 2,5 triệu km, bay dọc theo quỹ đạo nhật tâm giống như Trái đất. Khoảng cách giữa các vệ tinh được theo dõi chính xác để phát hiện sóng hấp dẫn truyền qua.[2]

Dự án LISA bắt đầu từ nỗ lực chung giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA. Tuy nhiên, trong năm 2011, NASA thông báo rằng sẽ không thể tiếp tục làm đối tác cùng ESA trong dự án LISA[4] do hạn chế về tài chính.[5] Sau đó, ESA tiếp tục dự án với một thiết kế thu nhỏ ban đầu được gọi là New Gravitational-wave Observatory (NGO) đã được đề xuất cho lựa chọn nhiệm vụ Cosmic Vision L1 của ESA.[6] Năm 2013, ESA đã chọn 'Vũ trụ hấp dẫn' (Gravitational Universe) làm mục tiêu cho sứ mệnh L3 của họ vào đầu những năm 2030.[7][8] theo đó cơ quan này cam kết phóng một đài quan sát sóng hấp dẫn vào không gian.

Vào tháng 1 năm 2017, LISA đã được đề cử làm nhiệm vụ đáp ứng cho mục tiêu của ESA.[9] Vào ngày 20 tháng 6 năm 2017, nhiệm vụ đề xuất đã nhận được phê chuẩn cho thời điểm phóng vào những năm 2030 và được chấp thuận là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu chính của ESA.[1][10]

Nhiệm vụ LISA được thiết kế để quan sát trực tiếp các sóng hấp dẫn, là những biến dạng của không thời gia di chuyển với vận tốc ánh sáng. Sóng hấp dẫn khi truyền qua vật thể sẽ làm kéo dãn và co lại vật thể một lượng rất nhỏ một cách tuần hoàn. Sóng hấp dẫn phát ra từ những sự kiện có năng lượng lớn trong vũ trụ, và không như bức xạ điện từ, nó có thể vượt qua mà không bị cản trở bởi các khối lượng trên đường truyền. Với đài quan sát LISA sẽ giúp các nhà thiên văn vật lý có thêm một 'giác quan' mới 'cảm nhận' về vũ trụ cho phép họ nghiên cứu các hiện tượng vô hình đối với bức xạ điện từ.[11][12]

Các nguồn tiềm năng cho các tín hiệu đang hợp nhất các hố đen lớn ở trung tâm của các thiên hà,[13] lỗ đen lớn[14] quay quanh bởi các vật thể nhỏ gọn, được gọi là nguồn cảm hứng tỷ lệ khối lượng cực lớn, nhị phân của các ngôi sao nhỏ gọn trong Thiên hà của chúng ta,[15] và có thể là nguồn gốc của nguồn gốc vũ trụ khác, chẳng hạn như giai đoạn rất sớm của Big Bang,[16] và các đối tượng vật lý thiên thể đầu cơ như chuỗi vũ trụ và ranh giới miền.[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Gravitational wave mission selected, planet-hunting mission moves forward”. ngày 20 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ a b “eLISA, The First Gravitational Wave Observatory in Space”. eLISA Consortium. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ “eLISA, Partners and Contacts”. eLISA Consortium. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013.
  4. ^ “LISA on the NASA website”. NASA. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013.
  5. ^ “President's FY12 Budget Request”. NASA/US Federal Government. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2011.
  6. ^ Amaro-Seoane, Pau; Aoudia, Sofiane; Babak, Stanislav; Binétruy, Pierre; Berti, Emanuele; Bohé, Alejandro; Caprini, Chiara; Colpi, Monica; Cornish, Neil J; Danzmann, Karsten; Dufaux, Jean-François; Gair, Jonathan; Jennrich, Oliver; Jetzer, Philippe; Klein, Antoine; Lang, Ryan N; Lobo, Alberto; Littenberg, Tyson; McWilliams, Sean T; Nelemans, Gijs; Petiteau, Antoine; Porter, Edward K; Schutz, Bernard F; Sesana, Alberto; Stebbins, Robin; Sumner, Tim; Vallisneri, Michele; Vitale, Stefano; Volonteri, Marta; Ward, Henry (ngày 21 tháng 6 năm 2012). “Low-frequency gravitational-wave science with eLISA/NGO”. Classical and Quantum Gravity. 29 (12): 124016. arXiv:1202.0839. Bibcode:2012CQGra..29l4016A. doi:10.1088/0264-9381/29/12/124016.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Selected: The Gravitational Universe ESA decides on next Large Mission Concepts Lưu trữ 2016-10-03 tại Wayback Machine.
  8. ^ “ESA's new vision to study the invisible universe”. ESA. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2013.
  9. ^ “LISA: Laser Interferometer Space Antena” (PDF). LISA Consortium. ngày 20 tháng 1 năm 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2018.
  10. ^ “Europe selects grand gravity mission”.
  11. ^ “eLISA: Science Context 2028”. eLISA Consortium. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
  12. ^ “Gravitational-Wave Detetectors Get Ready to Hunt for the Big Bang”. Scientific American. ngày 17 tháng 9 năm 2013.
  13. ^ See sect. 5.2 in Amaro-Seoane, Pau; Aoudia, Sofiane; Babak, Stanislav; Binétruy, Pierre; Berti, Emanuele; Bohé, Alejandro; Caprini, Chiara; Colpi, Monica; Cornish, Neil J. (17 Jan 2012). "ELISA: Astrophysics and cosmology in the millihertz regime". arΧiv:1201.3621 [astro-ph.CO]. 
  14. ^ See sect. 4.3 in Amaro-Seoane, Pau; Aoudia, Sofiane; Babak, Stanislav; Binétruy, Pierre; Berti, Emanuele; Bohé, Alejandro; Caprini, Chiara; Colpi, Monica; Cornish, Neil J. (17 Jan 2012). "ELISA: Astrophysics and cosmology in the millihertz regime". arΧiv:1201.3621 [astro-ph.CO]. 
  15. ^ See sect. 3.3 in Amaro-Seoane, Pau; Aoudia, Sofiane; Babak, Stanislav; Binétruy, Pierre; Berti, Emanuele; Bohé, Alejandro; Caprini, Chiara; Colpi, Monica; Cornish, Neil J. (17 Jan 2012). "ELISA: Astrophysics and cosmology in the millihertz regime". arΧiv:1201.3621 [astro-ph.CO]. 
  16. ^ See sect. 7.2 in Amaro-Seoane, Pau; Aoudia, Sofiane; Babak, Stanislav; Binétruy, Pierre; Berti, Emanuele; Bohé, Alejandro; Caprini, Chiara; Colpi, Monica; Cornish, Neil J. (17 Jan 2012). "ELISA: Astrophysics and cosmology in the millihertz regime". arΧiv:1201.3621 [astro-ph.CO]. 
  17. ^ See sect. 1.1 in Amaro-Seoane, Pau; Aoudia, Sofiane; Babak, Stanislav; Binétruy, Pierre; Berti, Emanuele; Bohé, Alejandro; Caprini, Chiara; Colpi, Monica; Cornish, Neil J. (17 Jan 2012). "ELISA: Astrophysics and cosmology in the millihertz regime". arΧiv:1201.3621 [astro-ph.CO]. 

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]