[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Holmi(III) oxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Holmi(III) Oxide
Danh pháp IUPACHolmium(III) oxide
Tên khácHolmium oxide, Holmia
Nhận dạng
Số CAS12055-62-8
Thuộc tính
Công thức phân tửHo2O3
Khối lượng mol377,8582 g/mol
Bề ngoàiBột màu vàng nhạt, không màu
Khối lượng riêng8,41 g/cm³
Điểm nóng chảy 2.415 °C (2.688 K; 4.379 °F)
Điểm sôi 3.900 °C (4.170 K; 7.050 °F)
BandGap5,3 eV [1]
MagSus+88,100·10-6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1,8[1]
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc nhẹ
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Holmi(III) Oxide, là một hợp chất vô cơ có chứa một nguyên tố đất hiếm là holmioxy với công thức hóa học Ho2O3. Cùng với dysprosi(III) Oxide (công thức Dy2O3), holmi(III) Oxide là một trong những chất có ý nghĩa to lớn nhất mà chúng ta được biết đến. Holmi(III) Oxide, còn được gọi là holmia, xuất hiện như một thành phần của khoáng chất erbi(III) Oxide tương tự, dưới cái tên erbia.

Holmi(III) Oxide được sử dụng trong sản xuất kính màu đặc biệt. Kính có chứa holmi(III) Oxide và cũng như dung dịch holmi(III) có các đỉnh hấp thụ quang học rõ nét trong dãy quang phổ khả kiến. Do đó chúng được sử dụng như là một tiêu chuẩn hiệu chuẩn thuận tiện cho quang phổ.

Khai thác trong tự nhiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Kim loại holmi dễ bị oxy hóa trong không khí; do đó sự hiện diện của holmi trong tự nhiên, đồng nghĩa với sự xuất hiện của hợp chất holmi(III) Oxide. Với lượng chất dồi dào được tìm thấy trong tự nhiên với mức 1,4 mg/kg, holmi là nguyên tố dồi dào thứ 56 trong các nguyên tố. Các khu vực khai thác chính là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ, Sri LankaAustralia với trữ lượng holmi(III) Oxide ước tính khoảng 400.000 tấn.[2]

Ảnh hưởng sức khỏe

[sửa | sửa mã nguồn]

Holmi(III) Oxide, so với nhiều hợp chất khác, không nguy hiểm, mặc dù tiếp xúc nhiều lần có thể gây ra u hạt và ảnh hưởng đến máu. Nó có thể gây độc qua đường đường uống, tiếp xúc da và hít phải, tuy nhiên độc tính thấp và không gây kích ứng. Liều đủ gây tử vong trung bình (LD50) cao hơn 1 g/kg trọng lượng cơ thể.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Wiktorczyk, T (2002). “Preparation and optical properties of holmium oxide thin films”. Thin Solid Films. 405: 238. Bibcode:2002TSF...405..238W. doi:10.1016/S0040-6090(01)01760-6.
  2. ^ John Emsley (2001). Nature's building blocks: an A-Z guide to the elements. US: Oxford University Press. tr. 180–181. ISBN 0-19-850341-5.
  3. ^ “External MSDS” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2009.