[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Kinh tế Hồng Kông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kinh tế Hồng Kông
Tiền tệĐô la Hồng Kông (HKD)
Năm tài chính1 Tháng tư – 31 Tháng ba
Tổ chức kinh tếAPECWTO
Nhóm quốc gia
nước phát triển/tiên tiến, Nền kinh tế thu nhập cao
Số liệu thống kê
Dân sốTăng 7,451,000 (2018)[1]
GDP
  • Tăng 362.721 tỉ US$ (danh nghĩa, 2018)[2]
  • Tăng 480.622 tỉ US$ (PPP, 2018)[2]
Xếp hạng GDP
Tăng trưởng GDP
  • 2.2% (2016) 3.8% (2017)
  • 3.0% (2018) 0.3% (dự báo 2019)[2]
GDP đầu người
  • Tăng 48,451 US$ (danh nghĩa, 2018)[2]
  • Tăng 64,199 US$ (PPP, 2018)[2]
GDP theo lĩnh vực
Lạm phát (CPI)2.408% (2018)[2]
Tỷ lệ nghèo19.9% (tính đến 2016)[3]
Hệ số Gini53.9 cao (2016)[3]
Chỉ số phát triển con người
Lực lượng lao động
  • Giảm 3,955,349 (2018)[6]
  • Giảm 59.0% employment rate (2016)[7]
Cơ cấu lao động theo nghề
  • sản xuất: 6.5%
  • xây dựng: 2.1%
  • bán buôn và bán lẻ, nhà hàng và khách sạn: 43.3%
  • tài chính, bảo hiểm và bất động sản: 20.7%
  • bưu chính viễn thông: 7.8%
  • dịch vụ công cộng và xã hội: 19.5%
Thất nghiệpGiảm theo hướng tích cực 3.1% (2017)[8]
Các ngành chínhdệt may, quần áo, du lịch, ngân hàng, vận tải, điện tử, nhựa, đồ chơi, đồng hồ trang trí, đồng hồ trang sức
Xếp hạng thuận lợi kinh doanhTăng 4th (2019)[9]
Thương mại quốc tế
Xuất khẩu537.8 tỉ US$ (tính đến 2017)[3]
Mặt hàng XKmáy móc và thiết bị điện tử, hàng dệt may và may mặc, đồng hồ trang trí và đồng hồ trang sức, đồ chơi, trang sức, đồ bằng vàng và bạc, các mặt hàng làm bằng đá quý và bán quý [3]
Đối tác XK Trung Quốc 54.1%
 Hoa Kỳ 7.7%
(tính đến 2017)[10]
Nhập khẩu561.8 tỉ US$ (tính đến 2017)[3]
Mặt hàng NKnguyên liệu thô và các mặt hàng bán thành phẩm, hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, thực phẩm, nhiên liệu (hầu như được mua về để tái xuất khẩu) [3]
Đối tác NK
FDI
  • Tăng2.2 tỉ US$ (tính đến 31 tháng 12 năm 2017)[3]
  • Tăng Nước ngoài: $2.036 trillion (tính đến 31 tháng 12 năm 2017)[3]
Tài khoản vãng laiTăng 14.75 tỉ US$ (tính đến 2017)[3]
Tổng nợ nước ngoàiGiảm theo hướng tích cực 633.6 tỉ US$ (tính đến 31 tháng 12 năm 2017)[3]
Tài chính công
Nợ công0.1% GDP (tính đến 2017)[3]
Thu79.34 tỉ US$ (tính đến 2017)[3]
Chi61.64 tỉ US$ (tính đến 2017)[3]
Dự trữ ngoại hối431 tỉ US$ (Tháng mười hai 2017)[12]
Nguồn dữ liệu: CIA.gov
Tất cả giá trị đều tính bằng đô la Mỹ, trừ khi được chú thích.

Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển cao, được coi là một trong những nền kinh tế tự do nhất trên thế giới. Nền kinh tế này thường được các nhà kinh tế học như Milton FriedmanViện Cato xem như là một ví dụ tiêu biểu về lợi ích của chủ nghĩa tư bản tự vận hành. Hồng Kông là 1 trong 4 con Rồng kinh tế của châu Á cùng với Hàn Quốc, SingaporeĐài Loan. Kinh tế Hồng Kông hiện nay theo GDP danh nghĩa ước tính đạt mức 373 tỷ đô la Mỹ, tuy không được xếp hạng chính thức nhưng vẫn là nền kinh tế lớn trong top 30 thế giới, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 48,517 USD/người, xếp trong top 20 toàn cầu. Trong khi chính quyền, cả dưới thời Anh quốcCộng hòa Nhân dân Trung Hoa đôi khi có can thiệp vào nền kinh tế của Hồng Kông, tuy nhiên, chính sách kinh tế tự do không can thiệp tích cực được cựu bộ trưởng tài chính Anh John James Cowperthwaite soạn thảo và áp dụng vẫn là sức đẩy chủ yếu cho chính sách kinh tế tự do của đặc khu này. Hồng Kông xếp hạng nhất thế giới về chỉ số tự do kinh tế trong 14 năm liên tục, kể từ khi ra đời chỉ số này vào năm 1995[13][14]. Hồng Kông cũng được xếp hạng nhất trong Bản báo cáo tự do kinh tế thế giới.[15]

Dù Hồng Kông được cho là một ví dụ tiêu biểu về chủ nghĩa tư bản tự vận hành, vẫn có nhiều cách khác nhau mà chính quyền Trung ương có thể tham gia vào nền kinh tế. Chính quyền đã can thiệp bằng cách lập ra những thể chế kinh tế như Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, tham gia vào các dự án công chính và chi tiêu cho phúc lợi xã hội. Tất cả đất đai ở Hồng Kông đều thuộc sở hữu của chính phủ đặc khu và cho tư nhân thuê lại. Bằng cách hạn chế này, chính phủ Hồng Kông giữ giá đất mà nhiều người cho là quá cao, mặc dù vậy, nguồn thu từ bất động sản đã tạo thêm nhiều hơn nữa các nguồn lực tài chính và điều kiện để cho phép chính quyền đặc khu hỗ trợ chi tiêu cho công cộng dân cư có thu nhập thấp với một mức thuế ưu đãi.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Population, total”. data.worldbank.org. World Bank. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ a b c d e f “World Economic Outlook Database, October 2019”. IMF.org. International Monetary Fund. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n “The World Factbook”. CIA.gov. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2019.
  4. ^ “Human Development Index 2018 Statistical Update”. hdr.undp.org. United Nations Development Programme. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ “Inequality-adjusted Human Development Index”. hdr.undp.org. United Nations Development Programme. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2019.
  6. ^ “Labor force, total”. data.worldbank.org. World Bank. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  7. ^ “Employment to population ratio, 15+, total (%) (national estimate)”. data.worldbank.org. World Bank. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2019.
  8. ^ “Unemployment, total (% of total labor force) (national estimate)”. data.worldbank.org. World Bank. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2019.
  9. ^ “Ease of Doing Business in Hong Kong SAR, China”. Doingbusiness.org. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2017.
  10. ^ “Export Partners of Hong Kong”. The World Factbook. 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2018.
  11. ^ “Import Partners of Hong Kong”. The World Factbook. 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2018.
  12. ^ “International Reserves and Foreign Currency Liquidity – HONG KONG”. International Monetary Fund. ngày 5 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2011.
  13. ^ “2008 Index of Economic Freedom”. Heritage Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2008.
  14. ^ “Summary Economic Freedom Rating 2004 (Economic Freedom of the World - Annual report 2006 on page 13 or 9 of 23)” (PDF) (bằng tiếng Anh). The Fraser Institute, Canada. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2007.
  15. ^ “Economic Freedom of the World Report” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2008.
  16. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 1999. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2008.