[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Kana

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Giả danh)
Kana
Thể loại
Thời kỳ
k. 800 CE đến nay
Hướng viếtVertical right-to-left, trái sang phải Sửa đổi tại Wikidata
Các ngôn ngữtiếng Nhật, tiếng Okinawa, tiếng Ainu, tiếng Palau[1]
Hệ chữ viết liên quan
Nguồn gốc
ISO 15924
ISO 15924Hrkt, 412 Sửa đổi tại Wikidata
Unicode
U+30A0–U+30FF
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.


Kana (仮名 (かな) (假名) (Giả Danh)/ かな/ カナ?) là hệ thống văn tự ký hiệu âm tiết trong tiếng Nhật, một phần của hệ thống chữ viết tiếng Nhật, đối lập với hệ thống chữ Hán tượng hình ở Nhật Bản là kanji (漢字). Có ba loại chữ kana: chữ thảo hiện đại hiragana (ひらがな), trước đây được gọi là một loại chữ viết cho phụ nữ;[2] chữ góc cạnh hiện đại katakana (カタカナ); và cách ký âm cũ của kanji được gọi là man’yōgana (萬葉假名) vốn là tổ tiên của cả hai loại trên. Hentaigana (変体仮名, "kana biến thể") là biến thể lịch sử của hiragana tiêu chuẩn hiện đại. Trong tiếng Nhật hiện đại, hiragana và katakana có bộ ký tự tương ứng trực tiếp (các bộ ký tự khác nhau biểu diễn cùng một âm thanh).

Katakana với một vài bổ sung cũng được sử dụng để viết tiếng Ainu. Chữ viết kana Đài Loan được sử dụng trong tiếng Phúc Kiến Đài Loan như một kiểu chú thích (furigana) cho các chữ Hán trong thời kỳ Đài Loan chịu sự đô hộ của Nhật Bản.

Mỗi kí tự kana (syllabogram) tương ứng với một âm thanh trong tiếng Nhật. Các kí tự này luôn tuân theo thứ tự phụ âm (từ đây viết tắt là C (consonant) - âm tiết đầu) với nguyên âm (từ đây viết tắt là V (vowel) - âm tiết trung tâm), như ka, ki, etc., hay nguyên âm, như a, i, etc., với ngoại lệ duy nhất của tự vị phụ âm cho âm tiết đuôi giọng mũi thường được Latin hoá như âm n. Cấu trúc này được một số học giả đưa vào hệ thống mora thay vì syllabic, bởi vì nó đòi hỏi sự kết hợp của hai âm để biểu diễn một âm tiết CVC với đuôi (tức là CVn, CVm, CVng), một âm tiết CVV với hạt nhân phức tạp (tức là các nguyên âm dài phức tạp hoặc biểu cảm), hoặc một âm tiết CCV với âm đầu phức tạp (tức là bao gồm một âm lướt, CyV, CwV).

Do số lượng âm đơn ở Nhật rất hạn chế, cũng như cấu trúc âm tiết tương đối cứng nhắc, hệ thống kana là một đại diện rất chính xác cho ngôn ngữ nói tiếng Nhật.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

假名(giả danh) là gọi tắt của 仮借文字 (giả tá văn tự) một cách tạo chữ trong Lục thư so sánh với 真名(chân danh) hay 真書(chân thư) tức là chỉ chữ Hán

Bảng chữ tiếng Nhật

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng chữ kana tiếng Nhật
Hiraganakatakana (theo hàng dọc).
(Hình của bảng này)
ø k s t n h m y r w
なナ
a ka sa ta na ha ma ya ra wa (n)
𛀆𛄠 *
i ki shi chi ni hi mi yi ri wi
𛄟𛄢 *
u ku su tsu nu fu mu yu ru wu
𛀁𛄡 *
e ke se te ne he me ye re we
o ko so to no ho mo yo ro (w)o
  • Bảng chữ Hiragana và Katakana hiện đại đều không có chữ kana đại diện cho âm ye, yi hay wu. Tuy nhiên, người ta tin rằng âm ye đã từng tồn tại trước tiếng Nhật Cổ điển (trước khi bảng tự kana ra đời), và thường được biểu diễn (với mục đích kiến thiết) bằng chữ kanji 江 (giang). Trong thời kỳ sau này, chữ we (viết bằng katakana ヱ và hiragana ゑ) được công nhận có âm là [jɛ], như được mô tả trong các tài liệu châu Âu trước thời kỳ 1600, nhưng sau này được nhập chung với nguyên âm e và biến mất khỏi bảng chữ cái vào năm 1946. "Ye" trong bảng chữ hiện đại thường được biểu diễn là いぇ or イェ.
  • Dù không còn là một bộ phận của bảng chữ cái chuẩn, nhưng cả wiwe vẫn đôi khi được dùng như một cách tu từ, như trong ウヰスキー có nghĩa là "whiskey," và ヱビス với nghĩa là Yebisu, một nhãn hiệu bia.

Một số cách dùng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Với i い: ghép âm được với cột a, u, và o. Ví dụ:
    • はい (hai - "vâng")
    • ちいさい (chiisai - "nhỏ")
  • Với n ん: ghép âm được với tất cả các chữ cái trong bảng trừ を. Ví dụ:
    • さんご (sango - "san hô")
    • ラン (ran - "hoa lan")

Trường âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường âm là khi ta đọc phải kéo dài âm đó ra.

Trường âm của Hiragana là a, i, u, e, o (あ,い,う,え,お) làm trường âm cho các cột của nó (ngoại trừ を và ん).

Lưu ý là âm i (い) còn làm trường âm cho cột e và âm u (う) còn làm trường âm cho cột o.

(thường thì những người chưa học tiếng Nhật hay đọc nhầm âm ei (えい) thành "ây" và âm ou (おう) thành "âu", chủ yếu do họ đọc theo romaji hơn là đọc theo hiragana).

Ví dụ: こおり/氷 ("koori"- băng);
せんせい/先生 ("sensei" - tiên sinh; thầy cô giáo, đọc là "xên-xê-ê" chứ không phải "xên-xây").

Trường âm của Katakana chỉ là dấu gạch ngang ー.

Ví dụ:キー ("kii" - key(phím, khóa))

Xúc âm (âm ngắt)

[sửa | sửa mã nguồn]

Xúc âm được biểu thị bằng chữ "tsu" nhỏ (っ/ッ). Khi đọc ta phải gấp đôi phụ âm đứng sau nó và không được đọc lên chữ tsu. Ví dụ:

  • きって (kitte - "tem")
  • ネット (netto - "mạng", phiên âm từ "net" trong tiếng Anh)

Một số lưu ý:

  • Có thể không có chữ đứng sau âm ngắt (ví dụ: あっ - a), nó thể hiện việc đọc chữ trước âm ngắt sẽ bị ngắn lại hơn bình thường, giống như trái ngược với trường âm.
  • Âm ngắt không bao giờ đứng trước các chữ thuộc hàng "a", "na", "ma", "ya", "ra", "wa", "n".
  • Trong hiragana, âm ngắt っ chỉ đứng trước các chữ thuộc hàng "ka" (か-き-く-け-こ), "sa" (さ-し-す-せ-そ), "ta" (た-ち-つ-て-と) và "pa" (ぱ-ぴ-ぷ-ぺ-ぽ).
  • Trong katakana, ngoài các hàng giống trên hiragana thì âm ngắt ッ còn có thể đứng trước các chữ thuộc hàng "ga" (ガ-ギ-グ-ゲ-ゴ), "za" (ザ-ジ-ズ-ゼ-ゾ), "ha" (ハ-ヒ-フ-ヘ-ホ) và "ba" (バ-ビ-ブ-ベ-ボ). Riêng hàng "da" (ダ-ヂ-ヅ-デ-ド) thì chỉ có ダ-デ-ド, còn ヂ-ヅ thì không.

Ảo âm được biểu thị bằng ya, yu, yo nhỏ "ゃゅょ".

Ví dụ:

  • ひゃく 百(hyaku - (bách) "một trăm")
  • ききょう 桔梗 (kikyou - (kết ngạnh) "hoa cát cánh")
  • でんしゃ電車 (densha - (điện xa) "tàu điện")

Ngoài ra còn có các âm không thông dụng khác:

fa (ファ), fi (フィ), fe (フェ), fo (フォ)

tsa (ツァ), kwa (クァ), ti (ティ), tu (トゥ)

di (ディ), du (ドゥ)

va (ヴァ), vi (ヴィ), ve (ヴェ), vo (ヴォ)

Ví dụ:

Các liên kết:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thomas E. McAuley, Language change in East Asia, 2001:90
  2. ^ Hatasa, Yukiko Abe; Kazumi Hatasa; Seiichi Makino (2010). Nakama 1: Introductory Japanese: Communication, Culture, Context 2nd ed. Heinle. tr. 2. ISBN 0495798185.