[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Brom monofluoride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Brom monofluoride
Danh pháp IUPACBromine monofluoride
Nhận dạng
Số CAS13863-59-7
PubChem139632
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • FBr

Thuộc tính
Công thức phân tửBrF
Khối lượng mol98,903 g/mol
Khối lượng riêng4,403 g/L [1]
Điểm nóng chảy −33 °C (240 K; −27 °F)[1]
Điểm sôi 20 °C (293 K; 68 °F) (decomposes)[1]
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Brom monofluoride là một hợp chất halogen kém bền với công thức hóa học BrF. Đây là chất lỏng ở nhiệt độ phòng, có màu đỏ vàng, dễ bay hơi và có mùi khó chịu. BrF là chất độc ở liều lượng cao.

Tính chất hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Brom monofluoride phân hủy tự oxy hóa khử ở nhiệt độ thường tạo thành brom trifluoride hoặc brom pentafluoride và brom đơn chất:

Phản ứng với dung dịch kiềm nóng pha loãng:

Phản ứng với dung dịch kiềm lạnh pha loãng:

Hợp chất rất hoạt động về mặt hóa học. Phản ứng ngay cả với vàngthạch anh. Để giữ ổn định và lưu trữ, chúng được chuyển đổi thành một hợp chất kép ổn định hơn với pyridine.

Cấu trúc phân tử brom monofluoride hydrofluoride (BrF · HF hoặc HBrF2) đã được tính toán và người ta đã chỉ ra rằng một hợp chất như vậy, nếu được tổng hợp thành công, sẽ có cấu trúc bất thường kiểu Br-FHF.[2]

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Brom monofluoride có thể được tạo ra thông qua phản ứng của brom trifluoride (hoặc brom pentafluoride) và brom đơn chất. Do tính linh hoạt của nó, hợp chất có thể được phát hiện nhưng không thể cô lập:[3]

(*)

Brom monofluoride thường được tạo ra với sự hiện diện của caesi fluoride.[4]

Tuy nhiên, trong phản ứng (*), cùng với monofluoride, brom trifluoride và pentafluoride cũng được tạo thành. Để thu được brom monofluoride tinh khiết, các bẫy lạnh với nhiệt độ đến −20 °C, −50 °C và −120 °C được sử dụng để tách lần lượt BrF3, BrF5 và BrF tương ứng. Thiết bị tổng hợp phải được làm bằng đồng, vì với nhiều vật liệu khác, ví dụ bạch kim, xúc tác cho phản ứng phân hủy brom monofluoride. Hiệu suất tổng hợp của brom monofluoride trên lý thuyết là khoảng 40%.

Dưới tác dụng của quang phổ hồng ngoại, brom trifluoride tự oxy hóa khử tạo ra brom monofluoride:[5]

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì không thể phân lập được brom monofluoride ở dạng tinh khiết do bị phân hủy một phần, nên trong nhiều trường hợp, hỗn hợp của brom và brom trifluoride được sử dụng thay thế để tạo ra monofluoride tại chỗ (in-situ).

Dùng tổng hợp fluorobrom:

Một quan điểm thú vị là khí BrF được sử dụng như nguyên liệu chính được kích thích bởi phân tử O2 ở trạng thái singlet để phát ra ánh sáng khả kiến, ứng dụng làm tia laser hóa học.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c David R. Lide: CRC Handbook of Chemistry and Physics. 89. Auflage, Taylor & Francis, 2008, ISBN 978-1-4200-6679-1, S. 4–53.
  2. ^ Qianshu L., Liangfa G. (2004). “Hypervalency Avoided: Simple Substituted BrF3 and BrF5 Molecules. Structures, Thermochemistry, and Electron Affinities of the Bromine Hydrogen Fluorides HBrF2 and HBrF4. J. Am. Chem. Soc (bằng tiếng Anh). 126 (45): 14950—14959. doi:10.1021/ja040110w.
  3. ^ Macintyre, J. E.; Daniel, F. M.; Stirling, V. M. (1992). Dictionary of Inorganic Compounds. CRC Press. tr. 285. ISBN 978-0-412-30120-9.
  4. ^ Winter, Rolf; Terjeson, Robin J.; Gard, Gary L. (1998). “An Improved and Facile Preparation of SF5Br”. Journal of Fluorine Chemistry. 89: 105–106. doi:10.1016/S0022-1139(98)00094-3.
  5. ^ Lawrence Stein (1959). “Infrared Studies of the Bromine Fluorides”. J. Am. Chem. Soc (bằng tiếng Anh). 81 (6): 1273—1276. doi:10.1021/ja01515a002.
  6. ^ Lowe, Barrett F. (1990). Energy Transfer in Singlet Oxygen and Bromine Monofluoride (Luận văn). Ohio: Air Force Institute of Technology. tr. 1–3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.