[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Chloroform

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chloroform
Danh pháp IUPACTrichloromethan
Tên khácChloroform, formyl trichloride, methan trichloride, methyl trichloride, methenyl trichloride, TCM, Freon 20, R-20, UN 1888
Nhận dạng
Số CAS67-66-3
PubChem6212
Số EINECS200-663-8
KEGGC13827
ChEBI35255
Số RTECSFS9100000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • C(Cl)(Cl)Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/CHCl3/c2-1(3)4/h1H
Thuộc tính
Công thức phân tửCHCl3
Khối lượng mol119,38 g/mol
Bề ngoàiChất lỏng không màu
Khối lượng riêng1,48 g/cm³, chất lỏng
Điểm nóng chảy-63,5 °C
Điểm sôi61,2 °C
Độ hòa tan trong nước0,8 g/100 ml ở 20 °C
Cấu trúc
Hình dạng phân tửTứ diện
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhChất độc (Xn), Chất kích thích (Xi), Chất gây ung thư
NFPA 704

 
2
 
 
Chỉ dẫn RR22, R38, R40, R48/20/22
Chỉ dẫn SS2, Bản mẫu:S36/37
Điểm bắt lửaKhông bắt cháy
PEL50 ppm (240 mg/m³) (OSHA)
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Chloroform, hay còn gọi là trichloromethanmethyl trichloride, và một hợp chất hoá học thuộc nhóm trihalomethancông thức CHCl3. Nó không cháy trong không khí, trừ khi tạo thành hỗn hợp với các chất dễ bắt cháy hơn. Người ta sử dụng chloroform làm chất phản ứngdung môi. Chloroform còn là một chất độc với môi trường.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1831, nhà vật lý người Mỹ Samuel Guthrie[1] và vài tháng sau đến lượt các nhà hoá học người Pháp Eugène Soubeiran[2] và người Đức Justus von Liebig[3] đã độc lập tìm ra chloroform. Cả ba đều tìm thấy chloroform qua phản ứng haloform. Soubeiran cho bột tẩy chlor (calci hypochlorit) tác dụng với aceton (2-propanon) cũng như với ethanol để điều chế chloroform. Năm 1834, Jean-Baptiste Dumas đã đặt tên và khảo sát hóa học chloroform.[4]

Năm 1847, bác sĩ sản khoa James Young SimpsonEdinburgh lần đầu sử dụng chloroform là chất gây mê chính cho quá trình đỡ đẻ. Sau đó người ta sử dụng chloroform cho phẫu thuật trên toàn châu Âu. Đầu thế kỷ 20, tại Hoa Kỳ, chloroform thay thế ether làm chất gây mê. Tuy nhiên, người ta nhanh chóng cấm sử dụng vì tính độc của nó, đặc biệt là khả năng gây ra chứng loạn nhịp tim chết người.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong công nghiệp, người ta điều chế chloroform bằng đốt nóng hỗn hợp chlorchloromethan hay methan. Ở nhiệt độ 400-500 °C, phản ứng halogen hóa gốc tự do diễn ra, chuyển methan hay chloromethan dần dần thành các hợp chất chlor hóa.

CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
CH3Cl + Cl2CH2Cl2 + HCl
CH2Cl2 + Cl2 → CHCl3 + HCl

Tiếp tục phản ứng chlor hóa, chloroform chuyển thành CCl4:

CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl

Hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng gồm 4 chất: chloromethan, dichloromethan, chloroform (trichloromethan), và cacbon tetrachloride, chúng tách ra qua quá trình chưng cất.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay chloroform sử dụng chủ yếu để tổng hợp chất làm lạnh R-22 cho máy điều hòa không khí. Tuy nhiên, vì R-22 gây ra sự suy giảm ozon nên chloroform gần như ít sử dụng cho mục đích này.

Từ giữa thế kỷ 18, chloroform chủ yếu sử dụng làm chất gây mê. Hơi chloroform ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của người bệnh, gây ra chóng mặt, mỏi mệt và ngất, cho phép bác sĩ phẫu thuật.

Làm dung môi

[sửa | sửa mã nguồn]

Chloroform là một dung môi phổ biến vì nó khá trơ, trộn hợp với hầu hết các chất lỏng hữu cơ, và dễ bay hơi. Trong công nghiệp dược phẩm, người ta sử dụng chloroform làm dung môi để sản xuất thuốc nhuộmthuốc trừ sâu. Chloroform chứa deuteri (hydro nặng), CDCl3, là dung môi phổ biến cho phương pháp đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Samuel Guthrie (1832). Am. J. Sci. and Arts. 21: 64.
  2. ^ Eugène Soubeiran (1831). Ann. Chim. 48: 131.
  3. ^ Justus Liebig (1832). “Ueber die Verbindungen, welche durch die Einwirkung des Chlors auf Alkohol, Aether, ölbildendes Gas und Essiggeist entstehen”. Annalen der Pharmacie. 1 (2): 182–230. doi:10.1002/jlac.18320010203.
  4. ^ Jean-Baptiste Dumas (1834). “Untersuchung über die Wirkung des Chlors auf den Alkohol”. Annalen der Pharmacie. 107 (41): 650–656. doi:10.1002/andp.18341074103.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]