[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Chi Nghệ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Nghệ
Curcuma zedoaria
Hình minh họa năm 1896[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Curcuma
L., 1753
Loài điển hình
Curcuma longa
L., 1753
Các loài
138. Xem trong bài.
Danh pháp đồng nghĩa[2][3]
Danh sách
  • Dischema Voigt, 1845 nom. illeg. nom. superfl.
  • Erndlia Giseke, 1792
  • Hitchenia Wall., 1835
  • Hitcheniopsis (Baker) Ridl., 1924
  • Kua Rheede ex Medic., 1790
  • Laosanthus K.Larsen & Jenjitt., 2001
  • Paracautleya R.M.Sm., 1977
  • Smithatris W.J.Kress & K.Larsen, 2001
  • Stahlianthus Kuntze, 1891
  • Stissera Giseke 1792, nom. illeg., không Heist. ex Fabr., 1759

Chi Nghệ (danh pháp khoa học: Curcuma) là một chi trong họ thực vật Zingiberaceae (họ Gừng)[4] chứa các loài như nghệ, nga truật hay uất kim hương Thái Lan.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi khoa học xuất phát từ tiếng Phạn kuṅkuma,[5] dùng để chỉ loài nghệ phổ biến rộng và được biết đến nhiều nhất là Curcuma longa.

Ghi chép về chữ nghệ trong Từ điển Việt–Bồ–La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 như sau: "nghệ: açafrão: crocus, i. dụôm nghệ: tingir com açafrão: croco inficere.",[6]. Như thế, Rhodes có lẽ cho rằng nó ít nhất là tương tự như nghệ tây (Crocus sativus) trong vai trò nhuộm màu vàng cho thực phẩm, do Crocus sativus là loại cây trồng tại khu vực Địa Trung Hải để lấy nhụy hoa sấy khô làm gia vị và nhuộm màu thực phẩm. Từ điển này không có chữ ngải.

Trong Flora Cochinchinensis, João de Loureiro mô tả 3 loài Curcuma mà ông biết có tại miền nam Việt Nam với các tên gọi tiếng Việt tương ứng là:

Như thế, ở đây tên gọi ngải đã được dùng để chỉ các loài Curcuma. Trong Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị (南越洋合字彙, Dictionarium Anamitico-Latinum) của Jean-Louis Taberd xuất bản năm 1838 thì các từ nghệngải đều viết bằng Hán-Nôm là 艾. Cụ thể, tại trang 333 tác giả viết như sau: "艾 Ngải, herba quaedam medicinalis seu species absynthii quâ adustiones fiunt. 艾灸 Ngải cứu, id; artemisia vulgaris... 艾鐄 Ngải vàng, curcumae species. 艾葉 Ngải diệp: absynthii species... ",[10] như thế ngải nói chung là cây thuốc thuộc chi Artemisia (như A. vulgaris hay A. absinthium), nhưng ngải vàng thì là loài thuộc chi Curcuma. Tại trang 338, tác giả viết về chữ nghệ như sau: "艾 Nghệ, croci species seu curcuma longa.",[11] và ở đây thì nghệ là tên thông thường của Crocus (không có ở Việt Nam) hoặc Curcuma longa. Điều này giải thích tại sao trong tên gọi của một số loài của chi Curcuma lại có chữ ngải, như ngải tím (C. aeruginosa, C. zedoaria), ngải trắng (C. aromatica).

Các tên gọi uất kim, khương hoàng hay nga truật có lẽ có nguồn gốc từ tiếng Trung, tương ứng với 郁金 = uất kim, 姜黄 = khương hoàng và 莪术 = nga thuật, các tên gọi được Flora of China dùng trong tên gọi tiếng Trung của các loài thuộc chi Curcuma.[12]

Về mặt phân loại học thì Crocus (họ Iridaceae, bộ Asparagales - thực vật một lá mầm), Artemisia (họ Asteraceae, bộ Asterales - thực vật hai lá mầm thực sự) và Curcuma (họ Zingiberaceae, bộ Zingiberales - thực vật một lá mầm) không có quan hệ họ hàng gì.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài nghệ là bản địa khu vực Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ, New Guinea và miền bắc Australia.[13] Một số loài được cho là đã du nhập và tự nhiên hóa ở các vùng ấm áp khác trên thế giới như châu Phi nhiệt đới, Trung Mỹ, Florida, và một loạt các đảo khác nhau trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Nói chung, hầu hết các loài nghệ phát triển tốt trong đất cát tơi xốp ở những nơi có bóng râm.[2][14]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ đã được sử dụng ở Ấn Độ từ thời cổ đại[15] như là một chất thay thế cho nghệ tây (Crocus spp.) và các chất màu vàng khác.[16] Nghệ thường được sử dụng để tạo hương vị hoặc tạo màu cho bột cà ri, mù tạt, bơ và pho mát.

Thân rễ phân nhánh, mọng thịt, thơm, thường với các rễ mang củ. Lá ở gốc; phiến lá hình mũi mác rộng hoặc thuôn dài, hiếm khi thẳng hẹp. Cụm hoa là cành hoa dạng bông thóc ở đầu cành trên thân giả hoặc trên các chồi riêng biệt sinh ra từ thân rễ, đôi khi xuất hiện trước lá; cuống thẳng; các lá bắc hợp sinh trong khoảng 1/2 chiều dài của chúng và tạo thành các túi, tỏa rộng ở các đầu tự do, mỗi lá bắc đối diện một xim hoa bọ cạp xoắn ốc gồm 2-7 hoa, các lá bắc ở đỉnh thường có màu khác biệt, lớn, vô sinh, tạo thành một mào; lá bắc con rời đến gốc. Đài hoa thường hình ống ngắn, chẻ 1 bên, đỉnh 2-3 thùy hoặc có răng. Tràng hoa hình phễu; các thùy hình trứng hoặc thuôn dài, gần bằng nhau hoặc thùy trung tâm dài hơn, đỉnh có mấu nhọn. Các nhị lép bên hình tựa cánh hoa, hợp sinh tại gốc với chỉ nhị và cánh môi. Cánh môi với phần trung tâm sẫm lại và mỏng hơn, các thùy bên chồng lên với các nhị lép bên. Chỉ nhị ngắn, rộng; bao phấn lắc lư, gốc thường có cựa; không có phần phụ liên kết. Bầu nhụy 3 ngăn. Quả nang hình elipxoit, 3 mảnh vỏ, nứt.[17]

Hệ thống học và phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử của Záveská et al. (2012) chia Curcuma làm 3 phân chi. Cụ thể như sau:[18]

  • Curcuma subgen. Curcuma: Đối với các đại diện điển hình của phân chi này thì các đặc trưng phái sinh chia sẻ chung về hình thái bao gồm sự hiện diện của các tuyến trên bầu; cụm hoa thường với mào; hoa kiểu viên đạn sắp xếp chật chội; và sự hiện diện của hai cựa hướng về phía trước. Nhiều thành viên của phân chi này có phân bố rộng khắp và được trồng ở Nam Á, Đông Nam Á và nhiều nơi khác trong vùng nhiệt đới, nhưng trung tâm đa dạng của các loài sinh sản hữu tính (tạo hạt) là Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar, và trung tâm đa dạng của các loài sinh sản sinh dưỡng có lẽ là Ấn Độ. Mối quan hệ của các loài trong phân chi này rất phức tạp vì đa bội hóa và lai ghép hóa là quan trọng trong hình thành loài.[19][20] Cấu trúc phân cấp trong phạm vi phân chi này dường như có liên quan đến sự thay đổi kích thước bộ gen, phần lớn phù hợp với dữ liệu AFLP.[20] Đa phân cơ sở trong phân chi Curcuma (nhóm Curcuma-II trong các cây phát sinh chủng loài ITS và cpDNA) tương ứng với các loài có kích thước bộ gen đơn bội lớn hơn ('Genome Group II và III' sensu Leong-Škorničková et al., 2007),[19] trong khi nhánh tận cùng nhất của cây (nhóm 'Curcuma-I' trong các cây phát sinh chủng loài ITS và cpDNA) bao gồm các loài có các giá trị 1Cx ('Genome Group I' sensu Leong-Škorničková et al., 2007)[19] nhỏ hơn.
  • Curcuma subgen. Ecomata: Gộp 2 nhóm 'Ecomata' và 'Pierreana': Các loài Curcuma có tuyến trên bầu, cựa bao phấn, hầu hết có các lá bắc sinh sản nhọn hợp sinh ở gốc và thiếu mào dễ thấy của các lá bắc vô sinh, các lá với lưỡi bẹ phát triển tốt. 2n chủ yếu là 42. Vùng thực vật Đông Dương, từ Đông Myanmar và miền nam Trung Quốc đến Campuchia và miền nam Việt Nam.
  • Curcuma subgen. Hitcheniopsis: Không tuyến trên bầu và cựa bao phấn. Phân bố địa lý của phân chi Hitcheniopsis là tương tự như phân chi Ecomata, với một số loài vươn xa hơn về phía tây đến Myanmar (như C. parviflora), đông bắc Ấn Độ và cả miền nam Trung Quốc (Stahlianthus spp.).

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thời điểm tháng 2 năm 2021 POWO công nhận 128 loài,[3] cộng 5 loài mô tả lần đầu tiên năm 2020,[21][22][23][24] và 5 loài mô tả lần đầu tiên năm 2021.[25][26]

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam hiện tại xác định có 22-32 loài nghệ, trong đó 22 loài là: C. aeruginosa, C. angustifolia, C. aromatica, C. cochinchinensis, C. elata, C. gracillima, C. longa (du nhập), C. rhomba, C. singularis, C. thorelii, C. zanthorrhiza (du nhập). Các loài mới mô tả giai đoạn 2010-2017 bao gồm C. arida, C. cotuana, C. leonidii, C. newmanii, C. pambrosima, C. pygmaea, C. sahuynhensis, C. vitellina, C. xanthella và 2 loài chuyển từ chi Stahlianthus/Kaempferia sang là C. campanulataC. candida.

Một số tài liệu còn liệt kê tới 10 loài khác, gồm: C. alismatifolia, C. harmandii, C. parviflora, C. petiolata, C. pierreanna, C. rubescens?, C. sparganifolia,[27] C. stenochila, C. trichosantha, C. zedoaria; nhưng POWO cho rằng chúng không có ở Việt Nam.[3]

Sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ còn liệt kê một loài nghệ được gọi là ngải tía với danh pháp C. rubens và mô tả như sau: "Địa thực vật cao 1,5 m; củ to đến 8 cm, thơm, đắng, nạc ngà giữa hơi sậm; rễ to 3-4 mm. Lá tía; phiến thon, to đến 60 × 17 cm; cuống dài. Phát hoa ở đất cao 15 cm, lá hoa tía, mang 3-4 hoa; đài hường, cánh hoa đỏ hay tía; môi vàng. Ở trũng ẩm: Thất Sơn (Châu Đốc)".[28] Tuy nhiên, không có nguồn nào liệt kê danh pháp C. rubens mà danh pháp gần tương tự nhất là C. rubescens Roxb., 1810,[29] nhưng loài này chỉ có trong khu vực đông bắc Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar.[29][30]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Franz Eugen Köhler, Köhler's Medizinal-Pflanzen
  2. ^ a b Kew World Checklist of Selected Plant Families[liên kết hỏng]
  3. ^ a b c Curcuma trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 23-2-2021.
  4. ^ Roskov Y.; Kunze T.; Orrell T.; Abucay L.; Paglinawan L.; Culham A.; Bailly N.; Kirk P.; Bourgoin T.; Baillargeon G.; Decock W.; De Wever A.; Didžiulis V. (2014). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2014 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2014.
  5. ^ Tawney, C. H. (1924). The Ocean of Story, chapter 104. 13.
  6. ^ Alexandre de Rhodes, 1651. Nghệ trong Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum.
  7. ^ Loureiro J., 1790. Curcuma longa. Flora Cochinchinensis 1: 8-9.
  8. ^ Loureiro J., 1790. Curcuma rotunda. Flora Cochinchinensis 1: 9.
  9. ^ Loureiro J., 1790. Curcuma pallida. Flora Cochinchinensis 1: 9-10.
  10. ^ Jean-Louis Taberd, 1838. Dictionarium Anamitico-Latinum (Nam Việt-Dương Hiệp tự vị): 艾 Ngải, trang 333.
  11. ^ Jean-Louis Taberd, 1838. Dictionarium Anamitico-Latinum (Nam Việt-Dương Hiệp tự vị): 艾 Nghệ, trang 338.
  12. ^ Danh sách các loài Curcuma trong Flora of China. Tra cứu ngày 22-3-2021.
  13. ^ Curcuma [family Zingiberaceae] on JSTOR”. plants.jstor.org. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2020.
  14. ^ Sirirugsa, P.; Larsen, K.; Maknoi, C. (2010). “The Genus Curcuma L. (Zingiberaceae): Distribution and Classification with Reference to Species Diversity in Thailand”. www.semanticscholar.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2020.
  15. ^ Prasad, Sahdeo; Aggarwal, Bharat B. (2011), Benzie, Iris F. F.; Wachtel-Galor, Sissi (biên tập), “Turmeric, the Golden Spice: From Traditional Medicine to Modern Medicine”, Herbal Medicine: Biomolecular and Clinical Aspects , Boca Raton (FL): CRC Press/Taylor & Francis, ISBN 978-1-4398-0713-2, PMID 22593922, truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021
  16. ^ Tawney, C. H. (1924). The Ocean of Story, chapter 104. tr. 13.
  17. ^ Curcuma (姜黄属, khương hoàng chúc) trong e-flora. Tra cứu ngày 23-2-2021.
  18. ^ Eliška Záveská, Tomáš Fér, Otakar Šída, Karol Krak, Karol Marhold & Jana Leong-Škorničková, 2012. Phylogeny of Curcuma (Zingiberaceae) based on plastid and nuclear sequences: Proposal of the new subgenus Ecomata. Taxon 61(4): 747-763, doi:10.1002/tax.614004.
  19. ^ a b c Leong-Škorničková J., Šída O., Jarolímová V., Sabu M., Fér T., Trávníček P. & Suda J. 2007. Chromosome numbers and genome size variation in Indian species of Curcuma L. (Zingiberaceae). Ann. Bot. (Oxford) 100(3): 505–526, doi:10.1093/aob/mcm144.
  20. ^ a b Záveská E., Fér T., Šída O., Leong-Škorničková J., Sabu M. & Marhold K. 2011. Genetic diversity patterns in Curcuma reflect differences in genome size. Bot. J. Linn. Soc. 165(4): 388–401, doi:10.1111/j.1095-8339.2011.01122.x.
  21. ^ a b c J. Leong-Škorničková, S. Soonthornkalump & P. Suksathan, 2020. Curcuma cinnabarina and C. eburnea (Zingiberaceae: zingiberoideae), two new species from Thailand. Edinburgh J. Bot. 77(3): 391-402, doi:10.1017/S0960428620000049
  22. ^ a b Sutthinut Soonthornkalump, Annop Ongsakul, Aumdah Dolaji, Jana Leong-Škorničková, 2020. Curcuma papilionacea (Zingiberaceae), an unusual new species from southern Thailand. Phytotaxa 432(1): 12, doi:10.11646/phytotaxa.432.1.2
  23. ^ a b Nobuyuki Tanaka, Kate Armstrong, Mu Mu Aung & Akiyo Naiki, 2020. Taxonomic studies on Zingiberaceae of Myanmar II: Curcuma stolonifera (Subgenus Ecomatae), a new species from the northwestern region. Brittonia 72: 268-272, doi:10.1007/s12228-020-09619-8
  24. ^ a b Thawatphong Boonma & Surapon Saensouk, 2020. Curcuma thailandica (Zingiberaceae), a new species from Thailand Lưu trữ 2021-01-21 tại Wayback Machine. J. Jpn. Bot. 95(4): 214–219.
  25. ^ a b c d e J. Leong-Škorničková, S. Soonthornkalump & W. Thongbai, 2021. Four new Curcuma species (Zingiberaceae) from Thailand. Blumea 65(3): 244-253, doi:10.3767/blumea.2021.65.03.09.
  26. ^ a b Juan Chen, Yu‐Shi Ye & Nian‐He Xia, 2021. Curcuma ruiliensis (Zingiberaceae), a new species from Yunnan, China. Nordic Journal of Botany 39(2): doi:10.1111/njb.02910.
  27. ^ Trần Thị Liên, Cao Ngọc Giang, Trần Minh Ngọc, Nguyễn Minh Khởi, Hà Văn Long & Lý Ngọc Sâm, 2019. First record of Curcuma sparganiifolia Gagnep. (Zingiberaceae) from Vietnam. Bioscience Discovery 10(1): 1-15. ISSN 2229-3469 (Print), 2231-024X (Online).
  28. ^ Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Mục từ 9521. Curcuma rubens Ngải tía. Trang 455, quyển III. Nhà xuất bản Trẻ.
  29. ^ a b Descriptions of several of the Monandrous Plants of India, belonging to the natural order called Scitamineae by Linnaeus, Cannae by Jussieu and Drimyrhizae by Ventenat: Curcuma rubescens. Asiatic Researches, or Transactions of the Society 11: 336.
  30. ^ Curcuma rubescens trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 23-2-2021.