[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Chanthaburi (tỉnh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chanthaburi
จันทบุรี
Hiệu kỳ của Chanthaburi
Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Chanthaburi
Ấn chương
Khẩu hiệu: น้ำตกลือเลื่อง เมืองผลไม้ พริกไทยพันธุ์ดี อัญมณีมากเหลือ เสื่อจันทบูร สมบูรณ์ธรรมชาติ สมเด็จพระเจ้าตากสินมหาราช รวมญาติกู้ชาติที่จันทบุรี
Chanthaburi trên bản đồ Thế giới
Chanthaburi
Chanthaburi
Quốc gia Thái Lan
Thủ phủChanthaburi Sửa dữ liệu tại Wikidata
Chính quyền
 • Tỉnh trưởngPhanat Kaeolai
Diện tích
 • Tổng cộng6,338,0 km2 (2,447,1 mi2)
Dân số (2000)
 • Tổng cộng480,064
 • Mật độ76/km2 (200/mi2)
Múi giờ+7 (UTC+7)
Mã bưu chính22
Mã ISO 3166TH-22 Sửa dữ liệu tại Wikidata
Trang webhttp://www.chanthaburi.go.th/
Phía trong nhà thờ chính tòa Chanthaburi, do cộng đồng giáo dân người Việt dựng nên. Đây cũng là ngôi nhà thờ lớn nhất Thái Lan

Chanthaburi (tiếng Thái: จันทบุรี, phát âm tiếng Thái: [tɕān.tʰá(ʔ).bū.rīː]) là một tỉnh miền Trung của Thái Lan. Tỉnh này giáp biên giới với các tỉnh BattambangPailin của Campuchia bên bờ vịnh Thái Lan. Tỉnh này giáp các tỉnh (từ phía Bắc theo chiều kim đồng hồ) sau: Trat ở phía đông và Rayong, Chonburi, ChachoengsaoSa Kaeo.

Sử người Việt gọi vùng đất này là Chân Bôn.[1]

Các đơn vị hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Map of Amphoe
Map of Amphoe

Tỉnh này được chia thành 10 huyện (Amphoe). Các huyện này lại được chia ra thành 76 phó huyện (tambon) và 690 làng (muban).

  1. Mueang Chanthaburi
  2. Khlung
  3. Tha Mai
  4. Pong Nam Ron
  5. Makham
  1. Laem Sing
  2. Soi Dao
  3. Kaeng Hang Maeo
  4. Na Yai Am
  5. Khao Khitchakut

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chanthaburi là nơi một cộng đồng người Việt theo Công giáo tới lánh nạn và định cư vì chính sách cấm đạo tại Đàng Trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Sự kiện đó là nền móng cho cộng đoàn Công giáo đầu tiên tại đây. Năm 2009 đánh dấu 300 năm lịch sử và 150 năm dựng nhà thờ chính tòa ở tỉnh lỵ.[2][3]

Số liệu của Pháp ghi nhận là tính đến năm 1887 có 1200 người Việt ở Chân Bôn. Đến năm 1916 thì đạt 3000 người.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tạ Chí Đại Trường. Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802. Sài Gòn: Văn Sử Học, 1973. tr 175.
  2. ^ Chanthaburi mừng 300 năm ngày lập giáo phận đầu tiên
  3. ^ Cuộc sống của bà con Việt kiều Công giáo ở Chanthaburi
  4. ^ Goscha, Christopher E. Thailand and Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution, 1885-1954. London: Routledge, 1999. tr 20.