[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Sulu

Sulu
—  Tỉnh  —

Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Sulu
Ấn chương
Vị trí Sulu tại Philippines
Vị trí Sulu tại Philippines
Sulu trên bản đồ Thế giới
Sulu
Sulu
Tọa độ: 6°00′B 121°00′Đ / 6°B 121°Đ / 6.000; 121.000
Quốc gia Philippines
VùngVùng tự trị Hồi giáo Mindanao (ARMN)
Thành lập10/03/1917
Thủ phủJolo
Chính quyền
 • KiểuTỉnh của Philippines
Diện tích
 • Tổng cộng2,135,3 km2 (824,4 mi2)
Thứ hạng diện tíchThứ 60
Dân số (2007)
 • Tổng cộng849,670
 • Thứ hạngThứ 27
 • Thứ hạng mật độThứ 13
Hành chính
 • Independent cities0
 • Component cities0
 • Municipalities19
 • Barangay410
 • DistrictsLone district of Biliran
Múi giờPHT (UTC+8)
ZIP Code7400–7416 Sửa dữ liệu tại Wikidata
Mã điện thoại68 Sửa dữ liệu tại Wikidata
Mã ISO 3166PH-SLU Sửa dữ liệu tại Wikidata
Ngôn ngữTiếng Tausug

Sulu là một tỉnh của Philippines thuộc Vùng tự trị Hồi giáo Mindanao. Tỉnh lị là Jolo. Tỉnh nằm trên phần trung tâm của Quần đảo Sulu, giữa BasilanTawi-Tawi. Trong lịch sử tỉnh vốn là Vương quốc Hồi giáo Sulu.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồi giáo được biết đến và ảnh hưởng đến Đông Nam Á vào khoảng năm 1138. Những người Ả Rập, người Ba Tư và nhưng người Hồi giáo khác mở đường cho việc truyền giáo, giao thương, nghiên cứu và viễn cảnh Sulu và Mindanao vào thế kỷ 12. Sau đó là sự thành lập của Vương quốc Hồi giáo Sulu có vua đầu tiên là Rajah Baguinda.

Khu hành chính Mindanao và Sulu được thành lập năm 1914 và bãi bỏ vào ngày 5/2/1920. Văn phòng những người bản địa không theo Thiên Chúa giáo hoạt động vào năm 1916. Sau khi Philippines độc lập, Sulu vẫn thuộc quyền cai quản của Hoa Kỳ cho đến năm 1935 và Toàn quyền ở Manila đã thương thảo về vấn đề Sulu. Ngày nay, Sulu là một phần của Vùng tự trị Hồi giáo Mindanao

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù có sự hội nhập giữa các cộng đồng Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, người Tausug chiếm ưu thế tại quần đảo Sulu. Người Tausug nằm trong số những người Philippines đầu tiên đi theo Hồi giáo.

Nền kinh tế Sulu chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp với trồng trọt và đánh bắt cá là những nguồn thu nhập chính của người dân. Đất đai màu mỡ và khí hậu lý tưởng nên có thể trồng nhiều loại cây như chuối Abacá, dừa, cam cũng như những giống trái cây ngoại nhập như sầu riêng và măng cụt. Đánh cá là ngành kinh tế quan trọng nhất vì biển Sulu là một trong những nơi giàu nguồn lợi thủy sản nhất Philippines. Tỉnh cũng có ngành nuôi ngọc trai

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh được chia thành 19 đô thị tự trị:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]