[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Phù Ninh

Phù Ninh
Huyện
Huyện Phù Ninh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhPhú Thọ
Huyện lỵThị trấn Phong Châu
Trụ sở UBNDKhu Đá Thờ, thị trấn Phong Châu
Phân chia hành chính1 thị trấn, 16 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Hữu Nhật
Chủ tịch HĐNDNgô Quang Chính (Phó Chủ Tịch)
Bí thư Huyện ủyNguyễn Thị Tố Uyên
Địa lý
Tọa độ: 21°24′29″B 105°18′45″Đ / 21,40806°B 105,3125°Đ / 21.40806; 105.31250
MapBản đồ huyện Phù Ninh
Phù Ninh trên bản đồ Việt Nam
Phù Ninh
Phù Ninh
Vị trí huyện Phù Ninh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích156,37 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng111.011 người
Thành thị16.836 người (15%)
Nông thôn94.175 người (85%)
Mật độ710 người/km²
Khác
Mã hành chính233[1]
Biển số xe19-P1
Websitephuninh.phutho.gov.vn

Phù Ninh là một huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Phù Ninh nằm ở phía đông bắc của tỉnh Phú Thọ, nằm cách thành phố Việt Trì khoảng 15 km về phía đông bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 102 km, có vị trí địa lý:

Điều kiện tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hướng dốc chính từ tây bắc xuống đông nam, độ dốc từ 3 – 25⁰, chủ yếu là đồi núi thấp.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện có nhiệt độ trung bình năm là 23,5 °C, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.353 giờ, lượng mưa trung bình năm là 1.674 mm, độ ẩm trung bình 86%.

Theo thống kê năm 2019, huyện Phù Ninh có diện tích 156,37 km², dân số là 111.011 người, mật độ dân số đạt 710 người/km². 6,3% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Tài nguyên thiên nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.337 ha, trong đó có 63,32% là đất đồi núi, đất nông nghiệp là 8.981 ha, đất lâm nghiệp là 4.149 ha, đất chuyên dùng là 2.402 ha, đất ở 675 ha, đất chưa sử dụng là 2.431 ha.

Nguồn nước: địa bàn huyện có sông Lô chạy dọc bao bọc phía Đông dài 36 km; có 4 trục ngòi tiêu chính phân bổ tương đối đồng đều dọc theo chiều dài của huyện (ngòi Đầu, ngòi Tiên Du, ngòi Mên và ngòi Chanh), có 120 hồ đập vừa và nhỏ.

Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện có mỏ đá Trị Quận, cát sỏi sông Lô trữ lượng tương đối lớn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 8 tháng 9 năm 1891, ba huyện Phù Ninh, Sơn Vi, Thanh Ba thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây được nhập vào tỉnh Hưng Hóa.

Thời kỳ 1903 - 1968, huyện Phù Ninh thuộc tỉnh Phú Thọ. Thời kỳ 1968 - 1996, huyện Phù Ninh thuộc tỉnh Vĩnh Phú.

Ngày 6 tháng 5 năm 1963, sáp nhập ba xã Tiêu Sơn, Vân Đồn và Minh Tiến thuộc huyện Phù Ninh vào huyện Đoan Hùng; sáp nhập hai xã Nhuận Chi và Tiên Phú thuộc huyện Lâm Thao vào huyện Phù Ninh.[2]

Sau năm 1975, huyện Phù Ninh có 26 xã: An Đạo, Bảo Thanh, Bình Bộ, Chân Mộng, Gia Thanh, Hạ Giáp, Hùng Lô, Kim Đức, Liên Hoa, Minh Phú, Phú Hộ, Phú Lộc, Phú Mỹ, Phú Nham, Phù Lỗ, Phù Ninh, Phượng Lâu, Tiên Du, Trạm Thản, Tiên Phú, Trị Quận, Trung Giáp, Tử Đà, Vân Phú, Vĩnh Phú, Vụ Quang.

Theo Quyết định số 178-CP ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Phù Ninh sáp nhập với huyện Lâm Thao thành huyện Phong Châu. Riêng 2 xã Vân Phú, Phượng Lâu sáp nhập vào thành phố Việt Trì và 7 xã Liên Hoa, Phú Mỹ, Trạm Thản, Tiên Phú, Minh Phú, Chân Mộng, Vụ Quang sáp nhập vào huyện Sông Lô mới thành lập.[3]

Ngày 26 tháng 2 năm 1980, thành lập thị trấn Phong Châu, thị trấn huyện lỵ huyện Phong Châu trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã Phù Lỗ và Phú Nham.[4]

Ngày 22 tháng 12 năm 1980, chuyển 4 xã Liên Hoa, Phú Mỹ, Trạm Thản, Tiên Phú của huyện Sông Lô vừa giải thể về huyện Phong Châu (riêng 3 xã: Chân Mộng, Minh Phú, Vụ Quang lúc này thuộc huyện Đoan Hùng vừa tái lập).[5]

Ngày 13 tháng 1 năm 1989, sáp nhập xã Phù Lỗ vào thị trấn Phong Châu.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ vừa tái lập.[6]

Ngày 28 tháng 5 năm 1997, chuyển xã Phú Hộ thành thị trấn Phú Hộ.[7]

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 59/1999/NĐ-CP[8]. Theo đó, chia lại huyện Phong Châu thành hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh.

Huyện Phù Ninh có 2 thị trấn: Phong Châu (huyện lỵ), Phú Hộ và 19 xã: An Đạo, Bảo Thanh, Bình Bộ, Gia Thanh, Hạ Giáp, Hùng Lô, Kim Đức, Liên Hoa, Phú Lộc, Phú Mỹ, Phú Nham, Phù Ninh, Tiên Du, Tiên Phú, Trạm Thản, Trị Quận, Trung Giáp, Tử Đà, Vĩnh Phú.

Ngày 1 tháng 4 năm 2003, chuyển thị trấn Phú Hộ về thị xã Phú Thọ quản lý.[9]

Năm 10 tháng 11 năm 2006, chuyển 2 xã Hùng Lô và Kim Đức về thành phố Việt Trì quản lý.[10]

Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thành lập xã Lệ Mỹ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Phú Mỹ.[11]

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập 3 xã Vĩnh Phú, Bình Bộ, Tử Đà thành xã Bình Phú.[12]

Huyện Phù Ninh có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Phù Ninh có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phong Châu (huyện lỵ) và 16 xã: An Đạo, Bảo Thanh, Bình Phú, Gia Thanh, Hạ Giáp, Lệ Mỹ, Liên Hoa, Phú Lộc, Phú Mỹ, Phú Nham, Phù Ninh, Tiên Du, Tiên Phú, Trạm Thản, Trị Quận, Trung Giáp.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện có tuyến giao thông 16 km Quốc lộ 2 đi qua, ngoài ra có rất nhiều đường giao thông liên tỉnh, liên huyện. Là huyện nằm giữa 3 trung tâm kinh tế của tỉnh Phú Thọ là thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Lâm Thao, hầu như mọi hàng hóa đi từ 3 trung tâm này ra các huyện khác của tỉnh Phú Thọ đều đi qua huyện Phù Ninh. Ngoài ra còn có đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua đã được đưa vào khai thác và có dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ đi qua đang được xây dựng.

Làng nghề

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số làng nghề xưa và làng nghề thủ công truyền thống của huyện như:

  • Nghề làm nón thôn Rền
  • Nuôi rắn ở Khuôn Dậu
  • Trồng hoa làng Thượng
  • Trồng cây cảnh An Mỹ
  • Làng nghề chè Chùa Tà
  • Làm bún, bánh ở xóm Chùa (Phú Nham)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ “Quyết định 70-NV năm 1963 về việc điều chỉnh địa giới 6 xã thuộc các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”.
  3. ^ “Quyết định 178-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú”.
  4. ^ “Quyết định 59-CP năm 1980 về việc thành lập thị trấn huyện lỵ Phong Châu thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú”.
  5. ^ “Quyết định 377-CP năm 1980 về việc sửa đổi đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú: chia huyện Sông Thao và huyện Sông Lô, mỗi huyện thành hai; điều chỉnh địa giới huyện Phong Châu”.
  6. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”.
  7. ^ “Nghị định 55-CP năm 1997 về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Yên Lập, Hạ Hòa, Tam Thanh, Phong Châu, Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
  8. ^ “Nghị định 59/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Phong Châu và Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ”.
  9. ^ “Nghị định số 32/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, thành lập xã, phường thuộc thị xã Phú Thọ và huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”.
  10. ^ “Nghị định số 133/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh để mở rộng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”.
  11. ^ “Nghị định số 05/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Phù Ninh, huyện Thanh Ba; xác định địa giới hành chính xã Tân Đức thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”. Thư Viện Pháp Luật.
  12. ^ “Nghị quyết số 828/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Phú Thọ”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]