[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Pyridostigmine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do SongVĩ.Bot II (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 22:31, ngày 10 tháng 9 năm 2024 (Task 3: Sửa lỗi chung (GeneralFixes2) (#TASK3QUEUE)). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Pyridostigmine
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiMestinon, tên khác
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682229
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: C
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngqua đường miệng, tiêm tĩnh mạch
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng7.6 +/- 2.4%
Chu kỳ bán rã sinh học1.78 +/- 0.24 giờ
Bài tiếtthận
Các định danh
Tên IUPAC
  • 3-[(dimethylcarbamoyl)oxy]-1-methylpyridinium
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEMBL
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC9H13N2O2
Khối lượng phân tử181.212 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • O=C(Oc1ccc[n+](c1)C)N(C)C
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C9H13N2O2/c1-10(2)9(12)13-8-5-4-6-11(3)7-8/h4-7H,1-3H3/q+1 ☑Y
  • Key:RVOLLAQWKVFTGE-UHFFFAOYSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Pyridostigmine là một loại thuốc dùng để điều trị bệnh nhược cơ.[1] Chúng cũng được sử dụng phối hợp với atropine để kết thúc tác dụng của thuốc ức chế thần kinh cơ loại không khử cực.[2] Thuốc thường được dùng qua đường miệng nhưng cũng có thể được sử dụng bằng cách tiêm.[2] Các tác dụng thường bắt đầu trong vòng 45 phút sau khi dùng thuốc và kéo dài tới 6 giờ.[2]

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đi tiểu thường xuyên và đau bụng.[2] Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể có như huyết áp thấp, suy nhược và phản ứng dị ứng.[2] Mức độ an toàn nếu sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai vẫn là chưa rõ ràng.[2] Pyridostigmine là một chất ức chế acetylcholinesterase trong họ thuốc cholinergic.[2] Chúng hoạt động bằng cách làm mất các hoạt tính của acetylcholinesterase và do đó làm tăng tác dụng của acetylcholine.[2]

Pyridostigmine được cấp bằng sáng chế vào năm 1945 và được đưa vào sử dụng vào năm 1955.[3] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[4] Pyridostigmine có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[2] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 7,17 đến 65,93 USD một tháng.[5] Tại Hoa Kỳ, chi phí là khoảng 25 đến 50 USD mỗi tháng.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 429. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b c d e f g h i “Neostigmine Bromide”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ Fischer, Janos; Ganellin, C. Robin (2006). Analogue-based Drug Discovery (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 540. ISBN 9783527607495. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “Pyridostigmine Bromide”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 339. ISBN 9781284057560.