[go: up one dir, main page]

Động vật có quai hàm

(Đổi hướng từ Gnathostomata)
Đối với động vật da gai, xem bài Gnathostomata (da gai)

Động vật có quai hàm (danh pháp khoa học: Gnathostomata) là một nhóm động vật có xương sống với quai hàm.

Động vật có quai hàm
Thời điểm hóa thạch:
LlandoveryAnthropocene, 439–0 triệu năm trước đây[1]
Gnathostomata là động vật có quai hàm
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Nhánh Bilateria
Liên ngành (superphylum)Deuterostomia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Các lớp

Nhóm này theo truyền thống được coi là một siêu lớp, bao gồm các lớp rất quen thuộc là , chim, động vật có vú v.v, và nó là nhóm có quan hệ chị-em với các động vật có xương sống nhưng không có quai hàm là Agnatha. Tuy nhiên, các nghiên cứu di truyền học gần đây đã đặt ra vấn đề đánh giá lại Gnathostomata như là một nhóm.[2]

Người ta cho rằng quai hàm đã tiến hóa từ các vòm phía trước để hỗ trợ mang đã có được vai trò mới, được biến đổi để bơm nước qua mang bằng cách đóng và mở miệng cố hiệu quả hơn. Miệng sau đó có thể phát triển to và rộng hơn, làm cho nó có khả năng bắt được những con mồi nhỏ hơn. Cơ chế đóng và mở miệng này với thời gian trở nên mạnh và bền bỉ hơn, và dần đã chuyển thành quai hàm thực thụ. Các xương đã biến đổi trên bề mặt của lớp da có thể di chuyển vào trong miệng và trở thành các răng nguyên thủy. Cá giáp có hàm cổ đại (Placodermi) đã sử dụng các tấm xương sắc bén thay vì có răng.

Các đặc trưng phân biệt khác của động vật có quai hàm còn tồn tại là các màng bọc myelin cho các nơron, cũng như hệ miễn dịch có khả năng thích ứng.

Phân loại & Phát sinh loài

sửa
  • Cận ngành Gnathostomata
  • Lớp Placodermi - tuyệt chủng (cá da phiến)
  • (không phân hạng) Teleostomi (Acanthodii, Tetrapoda & Osteichthyes)
  • Lớp Acanthodii - tuyệt chủng ("cá mập gai")
  • Lớp Amphibia (động vật lưỡng cư)
  • (không phân hạng) Amniota (động vật có màng ối)

Chú thích

sửa
  1. ^ Brazeau, M. D.; Friedman, M. (2015). “The origin and early phylogenetic history of jawed vertebrates”. Nature. 520 (7548): 490–497. Bibcode:2015Natur.520..490B. doi:10.1038/nature14438. PMC 4648279. PMID 25903631.
  2. ^ Mark V. H. Wilson & Michael W. Caldwell (ngày 4 tháng 2 năm 1993). “New Silurian and Devonian fork-tailed 'thelodonts' are jawless vertebrates with stomachs and deep bodies”. nature. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.

Liên kết ngoài

sửa