[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Titus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Titus Maximus
Hoàng đế của Đế quốc La Mã
Tượng bán thân Hoàng đế Titus, ở Cung điện Versailles, Pháp
Nguyên thủ thứ 10 của La Mã
Cai trị24 tháng 6 năm 7913 tháng 9 năm 81
(2 năm, 81 ngày)
Tiền nhiệmVespasian Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmDomitianus Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Sinh(39-12-30)30 tháng 12 năm 39
La Mã, Đế quốc La Mã
Mất13 tháng 9 năm 81(81-09-13) (41 tuổi)
La Mã, Đế quốc La Mã
An tángLa Mã, Đế quốc La Mã
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Titus Flavius Vespasianus
(từ khi chào đời đến năm 69);
Titus Flavius Caesar Vespasianus (từ năm 69 đến khi lên ngôi);
Titus Flavius Caesar Vespasianus Augustus (khi trị quốc)
Tước vị
Triều đạiFlavius
Thân phụVespasian Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuDomitilla

Titus Flavius Vespasianus, thường được gọi là Titus (tiếng Latinh: Titus Flavius Caesar Vespasianus Augustus;[1] ngày 30 tháng 12 năm 39 - 13 tháng 9 năm 81), là một vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã. Ông trị quốc trong một giai đoạn ngắn ngủi: từ năm 79 cho đến khi qua đời vào năm 81. Titus là vị Hoàng đế thứ hai của Vương triều Flavius - triều đại trị vì Đế quốc La Mã từ năm 69 đến năm 96, bao gồm các đời Hoàng đế Vespasianus (69-79) - cha của Titus, chính bản thân Titus (79-81) và Domitianus (81-96) - em trai út của ông.

Trước khi lên nối ngôi Hoàng đế, Titus là một danh tướng của Quân đội La Mã, theo gót thân phụ là Vespasianus chinh chiến trong cuộc Chiến tranh La Mã-Do Thái lần thứ nhất (67 - 70). Tuy nhiên, chiến dịch phạt Do Thái phải dừng lại trong một khoảng thời gian ngắn vì Hoàng đế Nero tự sát vào ngày 9 tháng 9 năm 68, tạo điều kiện cho Vespasianus lên nối ngôi Hoàng đế trong Năm tứ đế. Khi Vespasianus được tấn phong làm Hoàng đế vào năm 69, Titus được vua cha giao cho nhiệm vụ trấn áp cuộc nổi dậy của dân Do Thái. Ông đã chiến thắng được quân nổi dậy vào năm 70 với đại thắng của ông trong cuộc công hãm và hủy diệt thành phố Jerusalem cùng với đền thánh của Jerusalem. Chiến tích này khiến Titus được vua cha ban cho một buổi lễ khải hoàn. Khải hoàn môn của Titus tưởng niệm cho chiến thắng này vẫn còn đến ngày nay.

Trong suốt triều đại của vua cha Vespasianus, Titus làm nên nhiều chuyện tai tiếng tại kinh thành La Mã. Khi đó ông được vua cha phong làm Chỉ huy trưởng của Lực lượng Vệ binh Pháp quan, tức là Cận vệ của các Hoàng đế La Mã, và đem lòng yêu Nữ hoàng Do Thái là Julia Berenice. Điều này mang lại tiếng xấu cho ông. Tuy vậy, sau khi vua cha Vespasianus qua đời vào ngày 23 tháng 6 năm 79, Titus lên ngôi Hoàng đế và trị quốc một cách sáng suốt. Ông được nhà sử học Suetonius cùng với các nhà sử học đời sau tôn vinh là một bậc anh quân. Trong suốt triều đại của mình, ông nổi tiếng với thành công trong việc xây dựng những công trình công cộng của kinh thành La Mã như sân khấu Flavius hay đại hý trường La Mã và còn thể hiện sự hào phóng của mình trong việc khắc phục hậu quả từ hai thảm hoạ. Đó là sự kiện núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79 và đám cháy ở kinh đô La Mã vào năm 80. Chỉ sau hai năm trị vì, ông qua đời vì bệnh sốt vào ngày 13 tháng 9 năm 81, truyền ngôi cho người em trai là Hoàng đế Domitianus.

Nguồn gốc gia đình và thời niên thiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Titus được sinh ra tại kinh đô La Mã, có lẽ là ngày 30 Tháng Mười Hai năm 39, là con trai trưởng của Titus Flavius Vespasianus - thường được gọi là Vespasian - và Domitilla Già.[2] Ông có một em gái là Domitilla Trẻ (sinh năm 45), và một em trai, cũng tên là Titus Flavius Domitianus (sinh năm 51), nhưng thường được gọi là Domitian.

Những năm tháng huynh đệ tương tàn của người La Mã vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên đã góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ của các tầng lớp quý tộc thủ cựu tại kinh thành La Mã, thay vào đó là tầng lớp quý tộc non trẻ mới nổi lên từ các tỉnh vào đầu thế kỷ thứ nhất.[3] Một trong những gia đình quý tộc ấy là dòng họ Flavius, đã trỗi dậy nhờ 4 thế hệ gia đình có được sự giàu có và địa vị dưới triều đại nhà Julius-Claudius. Ông cố của Titus là Titus Flavius Petro đã phụng sự danh tướng Pompeius Magnus với tư cách là Đội trưởng trong cuộc tương tàn của Pompeius Magnus với nhà độc tài Julius Caesar. Titus Flavius Petro đã chấm dứt binh nghiệp của mình trong nỗi nhục bại trận: ông phải chạy thoát thân khỏi trận tiền khi Caesar đánh thắng Pompeius trong trận đánh lớn tại Pharsalus vào năm 48 trước Công Nguyên.[4] Tuy nhiên, Pedro đã cố gắng phục hồi lại địa vị quyền quý của mình qua việc kết hôn bà Tertulla - một người phụ nữ vô cùng giàu có đã để lại khối tài sản khổng lồ cho con trai của ông sau này là Titus Flavius Sabinus I, ông nội của Titus.[5] Titus Flavius Sabinus I tiếp tục gia tăng gia sản qua việc đảm nhận chức quan thu thuế ở châu Á và nhân viên ngân hàng ở Helvetia. Bằng cách kết hôn với Vespasia Polla, ông đã liên minh với dòng dõi quý tộc cao quý Vespasia, đảm bảo cho các con là Titus Flavius Sabinus II và Vespasian đứng vào hàng ngũ của các nghị viên của Viện Nguyên lão.[5]

Sự nghiệp chính trị của Vespasianus bao gồm các chức vụ như quan coi quốc khố, quan Thị chính và Pháp quan, lên tới đỉnh điểm là chức lãnh sự năm 51, đúng vào năm vợ ông sinh hạ được Domitianus. Khi làm thống soái của Quân đội La Mã, ông đã trở nên vang dội khi tham chiến trong cuộc xâm lược Anh vào năm 43.[6] Có quá ít những điều được biết về thời niên thiếu của Titus, và được ghi chép lại bởi Suetonius; theo Suetonius ông được nuôi dưỡng tại Triều đình cùng với Hoàng tử Britannicus,[7] người con trai của Hoàng đế Claudius đã bị Hoàng đế Nero hạ sát vào năm 55 sau khi vua cha Claudius mất. Không những thế, Suetonius còn kể thêm rằng, Titus đã gục xuống bên cạnh Britannicus, trong đêm ông ta bị ám sát, và uống chất độc đã được giao cho ông.[7] chi tiết thêm về sự giáo dục của ông là khan hiếm.Nhưng có vẻ như ông đã cho thấy sự triển vọng trong nghệ thuật quân sự và là một nhà thơ có kỹ năng hùng biện cả trong tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh.[8]

Sự nghiệp quân đội

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khoảng năm 57-59, ông là một Cận vệ của Hộ Dân quan tại vùng Germania. Ông cũng làm quan tại vùng Britannia, có lẽ vào khoảng năm 60 để chỉ huy đội viện binh khẩn cấp đến dập tắt cuộc kháng chiến của Nữ hoàng Boudica. Khoảng năm 63, ông trở về kinh thành La Mã, lập gia đình với Arrecina Tertulla, con gái của cựu chỉ huy lực lượng Vệ binh Pháp quan.[9] Vào năm 65 bà qua đời, ông sau đó tái hôn với một cô gái con nhà gia giáo là Marcia Furnilla. Tuy nhiên, gia đình của Marcia tham gia vào phe phái đối lập với Hoàng đế Nero. Chú của bà là Barea Soranus và con gái là Servilia nằm trong số những người bị hành quyết dau khi "mưu đồ phản nghịch Pisonia" thất bại vào năm 65.[10] Một số nhà sử học hiện đại lý luận rằng Titus đã ly dị vợ vì mối liên quan của gia đình bà với âm mưu này.[11][12] Ông không bao giờ tái hôn thêm một lần nào nữa. Titus dường như đã có nhiều con gái,[13] ít nhất một trong số đó do Marcia Furnilla sinh ra.[14] Chỉ có một người sống sót đến tuổi trưởng thành là Julia Flavia, có lẽ là con của Titus với Arrecina, có mẹ cũng được đặt tên là Julia.[15] Trong thời gian này Titus cũng trau dồi pháp luật và đã đứng được vào hàng ngũ quan coi quốc khố.[14]

Chiến dịch phạt Judea

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 66, người Do Thái ở tỉnh Judea phát động binh biến chống lại Đế quốc La Mã. Thái thú xứ SyriaCestius Gallus ra quân, bị đánh bại tại trận đánh ở Beth-Horon và buộc phải lui binh khỏi thành Jerusalem.[16] Vị vua chư hầu của La Mã là Agrippa II và em gái là Berenice bỏ chạy khỏi thành phố mà đến Galilee, nhờ đó họ có được bàn đạp đến cầu cứu người La Mã. Để đàn áp cuộc bạo loạn, vua Nero cử Vespasianus làm Tổng chỉ huy của quân Triều đình, kéo cả quân đoàn thứ năm lẫn thứ mười đến vùng Do Thái[17]. Sau đó, ông họp binh với Titus tại Ptolemais cùng với quân đoàn thứ 15. Với 6 vạn chiến binh tinh nhuệ, hào khí của Quân đội La Mã dâng trào, họ quyết tâm vượt qua Galilee và tiến vào thành Jerusalem.[18]

Nhà sử học người La Mã Lai Do Thái là Josephus đã chép sử cuộc chiến tranh La Mã - Do Thái lần thứ nhất trong tác phẩm "Những cuộc chiến tranh của người Do thái". Khi quân tinh nhuệ La Mã chiếm lĩnh được Galilee vào ăm 67, Josephus làm chỉ huy đạo quân Do Thái ở thành phố Jotapata. Cuộc công thành Jerusalem kéo dài đến 47 ngày, và quân La Mã đại thắng tràn vào thành phố ấy, người ta ước tính có khoảng 4 vạn quân Do Thái bại vong, còn số quân kháng chiến Do Thái còn lại thì phải tự sát.[19] Josephus ra hàng Vespasianus, bị quân La Mã bắt làm tù binh và cung cấp cho người La Mã những tin tức quan trọng về các cuộc nổi dậy đang diễn ra.[20] Cho tới năm 68, những chiến binh dũng mãnh La Mã đã chiếm được toàn bộ Judea và bờ biển phía Bắc của tỉnh này, với chiến thắng quyết định tại TaricheaeGamala - trong trận thắng vang lừng này Titus đã chứng minh ông là một vị tướng xuất sắc[14][21]

Năm tứ đế

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Đế quốc La Mã trong năm 69. Khu vực màu lam là các tỉnh dưới thời vua Vespasianus và quan Tổng trấn Gaius Licinius Mucianus.

Pháo đài cuối cùng và quan trọng nhất của cuộc kháng chiến của người Do Thái là Jerusalem. Tuy nhiên, chiến dịch đã dừng bất ngờ khi tin tức về cái chết của Nero đến nơi.[22] Gần như đồng thời, Thượng viện La Mã đã tuyên bố Galba, sau đó là thống đốc của Hispania, như là hoàng đế của La Mã. Vespasianus đã quyết định chờ đợi và gửi Titus đến chào vị nguyên thủ mới.[23] Trước khi đến Ý, Titus nhận được tin báo rằng Galba đã bị giết và thay thế bằng Otho, thống đốc Lusitania, và rằng Vitellius và quân đội của mình ở Germania đã được chuẩn bị tiến vào thủ đô, ý định lật đổ Otho. Không muốn bị nguy cơ biến thành con tin bởi bên này hay bên khác, ông từ bỏ cuộc hành trình đến thành La Mã và tái gia nhập cha ông ở Judaea.[24] Trong khi đó, Otho đã bị đánh bại trong trận Bedriacum lần I,và buộc phải tự sát.[25] Khi tin tức lan truyền khắp quân đội tại Judae và Ai Cập,họ đã nắm lấy quyền lãnh đạo và tuyên bố Vespasianus là hoàng đế ngày 01 tháng 7, năm 69[26].Vespasianus chấp nhận., và thông qua đàm phán bởi Titus, thống đốc Syria,Gaius Licinius Mucianus,đã ủng hộ ông.[27] Một lực lượng tinh nhuệ rút ra từ những quân đoàn ở Judaea và Syria hành quân về kinh đô La Mã dưới sự chỉ huy của Mucianus, trong khi Vespasianus tự đi đến Alexandria, để Titus chỉ huy việc dập tắt cuộc nổi loạn tại Judea.[28][29] Đến cuối năm 69,lực lượng của Vitellius đã bị đánh bại, và Vespasianus đã chính thức được tuyên bố là Hoàng đế bởi viện nguyên lão ngày 21 tháng 12, do đó kết thúc Năm của bốn hoàng đế.[30]

Vây hãm Jerusalem

[sửa | sửa mã nguồn]
Phá huỷ Đền thờ Jerusalem, tranh sơn dầu trên vải bạt của Francesco Hayez năm 1867. Tranh mô tả cảnh quân đội La Mã phá huỷ và cướp bóc Đền thờ Thứ hai của người Do Thái.

Trong khi đó những người Do Thái lại vướng vào những xung đột trong nội bộ của mình, sự chia tách của họ trong thành phố giữa hai phe,phe Sicarii do Simon Bar Giora, và Zealot do John của Gischala lãnh đạo.[31] Titus nắm lấy cơ hội để bắt đầu các cuộc tấn công vào Jerusalem. Quân đội La Mã đã được bổ sung thêm quân đoàn 12 mà trước đây bị đánh bại dưới quyền Cestius Gallus, và từ Alexandria Vespasian gửi Tiberius Julius Alexander, thống đốc Ai Cập,đến phục vụ dưới quyền của Titus.[32] Titus bao vây thành phố, với ba quân đoàn (V,XII và XV) về phía tây và một (X) ở trên núi Olives về phía đông. Ông đã gây áp lực về nguồn cung cấp thực phẩm và nước của người dân bằng cách cho phép khách hành hương vào thành phố để chào mừng lễ Vượt qua, và sau đó từ chối cho họ đi ra.Người Do thái liên tục tập kích quân La mã nhưng kết quả là bị Titus bắt sống.[33]

Sau khi nỗ lực của Josephus để thương lượng một sự đầu hàng đã thất bại, người La Mã nhanh chóng chuyển sang thái độ thù địch.Họ nhanh chóng tấn công những bức tường thứ nhất và thứ hai của thành phố.[34] Để đe dọa sức đề kháng, Titus đã ra lệnh đóng đinh những kẻ đào ngũ người Do thái trên các bức tường của thành phố.[35] Vào thời gian này người Do Thái đã bị kiệt sức bởi nạn đói.[36]

Người La Mã cuối cùng đã chiếm được Pháo đài Antonia và bắt đầu một cuộc tấn công vào cổng trước của đền thờ.[37] Theo Josephus, Titus đã ra lệnh rằng không được phá hủy đền thờ vì đã hứa với công chúa Do Thái là Berenice[38]. Ngày 23 tháng 7, bó đuốc trong tay một người lính đã gây ra đám cháy dưới tam quan của ngôi đền,bên cạnh chỗ thiêng liêng nhất[39]. Nhà chép sử Ki tô giáo sau này,Sulpicius Severus, có thể đã sử dụng một phần trong cuốn Lịch sử của Tacitus,đã ghi rằng Titus ra lệnh bảo vệ đền thờ[40]. Dù vậy,đền thờ vẫn bị phá hủy,của cải bị quân La Mã cướp,vơ vét hết [41].Sau đó,các binh sĩ của Titus tung hô ông là hoàng đế để ca ngợi chiến thắng. Josephus tuyên bố rằng 1,1 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc bao vây, trong đó phần lớn là người Do Thái [42].97000 người bị bắt làm nô lệ, bao gồm Simon Bar GioraJohn của Gischala.Simon Bar Giora bị quân La Mã đánh đập tàn ác nên đã chết trên đường đến thành La Mã.[42] Nhiều người đã bỏ trốn đến các khu vực xung quanh Địa Trung Hải.[43] Titus từ chối chấp nhận một vòng hoa chiến thắng.

Kế vị Vespasian

[sửa | sửa mã nguồn]
Titus diễu hành chiến thắng sau chiến tranh La Mã-Do Thái lần thứ nhất, theo như mô tả từ bản chạm khắc từ Khải hoàn môn Titus tại Roma. Bản chạm khắc mô tả những chiến lợi phẩm cướp được từ đền thờ Jerusalem, bao gồm chân đèn Menorah và những chiếc kèn trumpet của Jericho.

Không thể lên thuyền đến Ý trong mùa đông, Titus tổ chức các trò chơi tại Caesarea MaritimaBerytus, sau đó du hành tới Zuegma bên bờ sông Euphrates, nơi ông đã miêu tả với một vương miện bởi Vologases I của Parthia. Khi đến thăm Antioch, ông khẳng định các quyền truyền thống của người Do Thái tại thành phố đó.[44] Trên đường đến Alexandria, ông dừng lại ở Memphis để dâng hiến con bò thiêng liêng Apis.

Khi ông về đến thành phố vào năm 71, Titus đã được tổ chức một cuộc diễu hành chiến thắng.[45] Cùng với VespasianusDomitianus ông tiến vào thành phố, nhận được sự nhiệt tình chào đón của dân La Mã và một cuộc diễu hành hoành tráng chưa từng có với báu vật và tù binh từ chiến tranh. Josephus mô tả một đám rước với số lượng lớn vàng và bạc dọc theo đường, tiếp theo là tù nhân Do Thái, và cuối cùng là bảo vật được lấy từ đền thờ Jerusalem, bao gồm các Menorah và Ngũ Kinh.[46]

Với việc Vespasianus tuyên bố làm hoàng đế, Titus và em trai của mình Domitian cũng đã nhận được danh hiệu Caesar từ viện nguyên lão.[47] Ngoài việc chia sẻ quyền lực quan bảo dân với cha mình, Titus đã giữ chức chấp chính quan bảy lần trong triều đại của Vespasianus[48] và thể hiện mình như là thư ký của cha, xuất hiện tại viện nguyên lão thay mặt cho ông[48]. Quan trọng hơn, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Lực lượng cận vệ hoàng gia, đảm bảo lòng trung thành của họ với hoàng đế và tiếp tục củng cố vị thế của Vespasianus là một vị vua hợp pháp.[48]

Trong cuộc chiến tranh Do Thái, Titus đã bắt đầu một mối tình với Berenice, em gái của Agrippa II[24] Phe Herod đã hợp tác với những người La Mã trong cuộc nổi loạn, và Berenice tự mình đã hỗ trợ Vespasianus trong chiến dịch của mình để trở thành hoàng đế.[49] Trong năm 75, bà trở về cùng Titus và công khai sống với ông trong cung điện như là vợ hứa hôn của mình. Người La Mã đã cảnh giác các nữ hoàng Phương Đông và từ chối các mối quan hệ của họ.[50]

Hoàng đế

[sửa | sửa mã nguồn]

Lên ngôi

[sửa | sửa mã nguồn]
Đồng denarius La Mã miêu tả Titus, khoảng. năm 79. Mặt trái dùng để kỉ niệm lễ khải hoàn của ông mừng chiến thắng cuộc chiến tranh Judae.

Vespasianus qua đời vì bệnh nhiễm trùng vào ngày 23 Tháng Sáu năm 79 SCN,[51] và ngay lập tức đã được kế vị bởi Titus con trai của mình.[52]

Bởi vì có những lời tuyên truyền vu khống về ông, nhiều người La Mã sợ rằng vào thời điểm này ông sẽ là một Nero.[53] Tuy vậy, chống lại những lời vu khống, Titus đã chứng minh ông là một hoàng đế tài năng và được dân chúng yêu quý, mọi người ca ngợi ông khi họ thấy rằng ông sở hữu những đức tính tốt đẹp nhất thay vì các tệ nạn [53] Một trong những việc làm đầu tiên của ông khi là một hoàng đế là công khai ra lệnh dừng lại việc xét xử dựa theo huấn thị phản quốc,[54] mà đã có từ lâu. Dưới thời Augustus, điều này đã phục hồi và được áp dụng bao gồm các tác phẩm được dùng để nói xấu hoặc bôi nhọ người khác.[55] Điều này cuối cùng đã dẫn đến một thời kỳ dài mà các cuộc xét xử rồi hành quyết dưới thời các vị hoàng đế như Tiberius, CaligulaNero xảy ra thường xuyên. Chính điều này mà một mạng lưới chỉ điểm đã được sản sinh ra từ hệ thống chính trị La Mã trong nhiều thập kỷ.[54]

Titus đã cho chấm dứt việc này, bất cứ ai trái lệnh sẽ bị coi là chống lại chính ông. Ông đã tuyên bố:

"Ta không thể để cho mình bị xúc phạm hay bị lạm dụng trong bất kỳ cách làm vô ích nào mà ta xứng đáng khiển trách. Việc ta quan tâm không phải là những bản báo cáo sai được dâng lên cho hoàng đế, điều mà ta quan tâm là những người đã chết hay bị bỏ tù oan, họ sẽ báo thù cho mình trong bất kỳ trường hợp nào, nếu như sự thật bị tấm màn quyền lực hay á thánh ám ảnh."[56]

Do đó, không có nguyên lão nào bị khép tội chết trong triều đại của ông,[56] dẫu vậy ông còn giữ lời hứa của mình rằng ông sẽ đảm nhận chức Đại tư tế nhằm "mục đích giữ cho đôi tay không bị nhuốm bẩn".[57]

Những thách thức

[sửa | sửa mã nguồn]
Vụ phun trào núi lưả Vesuvius năm 79 đã phá hủy hoàn toàn Pompeii và Herculaneum. Ngày nay, phần hoá thạch của các nạn nhân dựa theo thực tế được tìm thấy trong quá trình khai quật được trưng bày ở một số tàn tích.

Mặc dù triều đại của ông không có các chiến dịch quân sự hoặc xung đột chính trị lớn, Titus đã phải đối mặt với một số thảm họa lớn trong thời gian trị vì ngắn ngủi của mình. Ngày 24 Tháng Tám năm 79, hai tháng sau khi ông lên kế vị, ngọn núi lửa Vesuvius đã phun trào[58]. Các thành phố PompeiiHerculaneum đã bị chôn vùi dưới hàng mét đá và nham thạch,[59] giết chết hàng ngàn công dân.[60] Titus đã bổ nhiệm hai cựu chấp chính quan phụ trách việc tổ chức và phối hợp các nỗ lực cứu trợ, trong khi cá nhân ông đóng góp một lượng lớn tiền từ ngân khố đế quốc để hỗ trợ cho các nạn nhân của núi lửa[54]. Ngoài ra, ông đã đến thăm Pompeii một lần sau khi núi lửa phun trào và một lần nữa một năm sau đó.[61]

Trong chuyến thăm lần thứ hai vào mùa xuân của năm 80 CN, một đám cháy đã xảy ra tại Roma và thiêu cháy phần lớn thành phố trong suốt ba ngày và ba đêm.[54][61] Mặc dù vậy, mức độ thiệt hại của đám cháy này lại không đến mức thảm khốc như trong cuộc đại hỏa hoạn vào năm 64, Cassius Dio ghi lại một danh sách dài các công trình công cộng quan trọng đã bị phá hủy, bao gồm ngôi đền Pantheon của Agrippa, Đền thờ thần Jupiter, tòa nhà Diribitorium, một số phần của Nhà hát Pompeytòa nhà Saepta Julia cùng một số khác[61] Và lại một lần nữa, bản thân Titus đã cho khôi phục lại các khu vực bị hư hỏng.[61] Theo Suetonius, một bệnh dịch cũng đã xảy ra trong vụ hỏa hoạn.[54] Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh dịch này hay số người chết lại không rõ.

Trong lúc này, chiến tranh lại bắt đầu ở Britannia, tại đây Gnaeus Julius Agricola đã tiến xa hơn nữa vào vùng Caledonia và cố gắng nhằm thiết lập một số pháo đài ở đó.[62]

Triều đại của ông cũng chứng kiến một cuộc nổi loạn của Terentius Maximus, một trong số những Neros giả mạo mà vốn đã liên tục xuất hiện trong suốt những năm 70.[63] Mặc dù Nero chủ yếu được biết đến như là một bạo chúa đáng căm ghét, ông ta lại vẫn rất được lòng dân chúng ở các tỉnh phía đông.

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ In Classical Latin, Titus' name would be inscribed as TITVS FLAVIVS CAESAR VESPASIANVS AVGVSTVS.
  2. ^ Suetonius claims Titus was born in the year Caligula was assassinated, 41. However, this contradicts his statement that Titus died in his 42nd year, as well as Cassius Dio, who notes that Titus was 39 at the time of his accession. See Suetonius, The Lives of Twelve Caesars, Life of Titus 1, 11; Cassius Dio, Roman History LXVI.18; and Brian Jones (2002). Suetonius: The Flavian Emperors: A Historical Commentary. and Robert Milns. London: Bristol Classical Press. tr. 91. ISBN 1-85399-613-0.
  3. ^ Jones (1992), p. 3
  4. ^ Jones (1992), p. 1
  5. ^ a b Jones (1992), p. 2
  6. ^ Jones (1992), p. 8
  7. ^ a b Suetonius, The Lives of Twelve Caesars, Life of Titus 2
  8. ^ Suetonius, The Lives of Twelve Caesars, Life of Titus 3
  9. ^ Suetonius, The Lives of Twelve Caesars, Life of Titus 4, with Jones and Milns, p. 95–96
  10. ^ Tacitus, Annals XVI.30–33
  11. ^ Gavin Townend, "Some Flavian Connections", The Journal of Roman Studies (1961), p 57. See Suetonius, The Lives of Twelve Caesars, Life of Titus 4
  12. ^ Jones (1992), p. 11
  13. ^ Philostratus, The Life of Apollonius of Tyana VII.7 Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine
  14. ^ a b c Suetonius, The Lives of Twelve Caesars, Life of Titus 4
  15. ^ Jones and Milns, pp. 96, 167.
  16. ^ Josephus, The Wars of the Jews II.19.9
  17. ^ Josephus, The Wars of the Jews III.1.2
  18. ^ Josephus, The War of the Jews III.4.2
  19. ^ Josephus, The Wars of the Jews III.7.34
  20. ^ Josephus, The Wars of the Jews III.8.8
  21. ^ Josephus, The Wars of the Jews III.10
  22. ^ Josephus, The Wars of the Jews IV.9.2
  23. ^ Tacitus, Histories II.1
  24. ^ a b Tacitus, Histories II.2
  25. ^ Tacitus, Histories II.41–49
  26. ^ Josephus, The Wars of the Jews IV.10.4
  27. ^ Tacitus, Histories II.5
  28. ^ Josephus, The Wars of the Jews IV.11.1
  29. ^ Tacitus, Histories II.82
  30. ^ Tacitus, Histories IV.3
  31. ^ Josephus, The Wars of the Jews V.1.4
  32. ^ Josephus, The Wars of the Jews V.1.6
  33. ^ Josephus, The Wars of the Jews V.2.2
  34. ^ Josephus, The Wars of the Jews V.6–V.9
  35. ^ Josephus, The Wars of the Jews V.11.1
  36. ^ Josephus, The Wars of the Jews VI.2–VI.3
  37. ^ Josephus, The Wars of the Jews VI.4.1
  38. ^ Josephus, The War of the Jews VI.4.3
  39. ^ Josephus, The Wars of the Jews VI.4.5
  40. ^ Sulpicius Severus, Chronicles II.30.6–7. For Tacitus as the source, see T. D. Barnes (1977). “The Fragments of Tacitus' Histories. Classical Philology. 72 (3): 224–231, pp. 226–228. doi:10.1086/366355.
  41. ^ Josephus, The Wars of the Jews VI.6.1
  42. ^ a b Josephus, The Wars of the Jews VI.9.3
  43. ^ Philostratus, The Life of Apollonius of Tyana 6.29 Lưu trữ 2013-01-29 tại Wayback Machine
  44. ^ Josephus, The Wars of the Jews VII.3.1, VII.5.2
  45. ^ Cassius Dio, Roman History LXV.6
  46. ^ Josephus, The Wars of the Jews VII.5.5
  47. ^ Cassius Dio, Roman History LXV.1
  48. ^ a b c Suetonius, The Lives of Twelve Caesars, Life of Titus 6
  49. ^ Tacitus, Histories II.81
  50. ^ Cassius Dio, Roman History LXV.15
  51. ^ Cassius Dio, Roman History LXVI.17
  52. ^ Cassius Dio, Roman History LXVI.18
  53. ^ a b Suetonius, The Lives of Twelve Caesars, Life of Titus 7
  54. ^ a b c d e Suetonius, The Lives of Twelve Caesars, Life of Titus 8
  55. ^ Tacitus, Annals I.72
  56. ^ a b Cassius Dio, Lịch sử La Mã LXVI.19
  57. ^ Suetonius, The Lives of Twelve Caesars, Life of Titus "e.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Suetonius/12Caesars/Titus*.html#9 9
  58. ^ Cassius Dio, Roman History LXVI.22
  59. ^ Cassius Dio, Roman History LXVI.23
  60. ^ The exact number of casualties is unknown; however, estimates of the population of Pompeii range between 10,000 ([1] Lưu trữ 2008-07-08 tại Wayback Machine) and 25,000 ([2]), with at least a thousand bodies currently recovered in and around the city ruins.
  61. ^ a b c d Cassius Dio, Roman History LXVI.24
  62. ^ Tacitus, Agricola 22
  63. ^ Tacitus, Histories I.2

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn sơ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn thứ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
Titus
Sinh: 30 tháng 10, năm 39 Mất: 13 tháng 9, năm 81
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Fabius ValensArrius Antoninus
Chấp chính quan của Đế quốc La Mã cùng với Vespasianus
70
Kế nhiệm:
VespasianusMarcus Cocceius Nerva
Tiền nhiệm:
VespasianMarcus Cocceius Nerva
Chấp chính quan của Đế quốc La Mã cùng với Vespasian
72
Kế nhiệm:
DomitianusLucius Valerius Catullus Messallinus
Tiền nhiệm:
DomitianLucius Valerius Catullus Messallinus
Chấp chính quan của Đế quốc La Mã cùng với Vespasian
74-77
Kế nhiệm:
Decimus Iunius Novius Priscus RufusLucius Ceionius Commodus
Tiền nhiệm:
Decimus Iunius Novius Priscus RufusLucius Ceionius Commodus
Chấp chính quan của Đế quốc La Mã
79-80
Kế nhiệm:
Lucius Flavius Silva Nonius BassusLucius Asinius Pollio Verrucosus
Tiền nhiệm:
Vespasian
Triều đại Flavia
69–96
Kế nhiệm:
Domitian
Tiền nhiệm:
Vespasianus
Hoàng đế La Mã
79–81
Kế nhiệm:
Domitian
Tiểu sử 12 hoàng đế, hoặc De vita Caesarum của Suetonius
Julius Caesar  •  Augustus  •  Tiberius  •  Caligula  •  Claudius  •  Nero  •  Galba •  Otho •  Vitellius  •  Vespasian  •  Titus  •  Domitian