[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Paolo Rossi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Paolo Rossi
Thông tin cá nhân
Nơi sinh Prato, Ý
Ngày mất 9 tháng 12 năm 2020(2020-12-09) (64 tuổi)
Nơi mất Rome, Ý
Chiều cao 1,78 m (5 ft 10 in)[1]
Vị trí Tiền đạo
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1973–1975 Juventus F.C. 0 (0)
1975–1976Como (cho mượn) 6 (0)
1976–1980 Vicenza 94 (60)
1979–1980Perugia (cho mượn) 28 (13)
1981–1985 Juventus F.C. 83 (24)
1985–1986 A.C. Milan 20 (2)
1986–1987 Hellas Verona 20 (4)
Tổng cộng 251 (103)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1977–1986 Ý 48 (20)
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Ý
Bóng đá nam
World Cup
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Tây Ban Nha 1982 Đội bóng
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Paolo Rossi (23 tháng 9 năm 1956 - 9 tháng 12 năm 2020) là cựu cầu thủ bóng đá Ý. Năm 1982, ông đã cùng đội tuyển Ý giành chức vô địch World Cup 1982, ghi được 6 bàn thắng trong giải, giành danh hiệu Vua phá lướiCầu thủ xuất sắc nhất. Cùng năm đó, ông giành được danh hiệu Quả Bóng Vàng.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Rossi sinh tại Santa Lucia, thuộc tỉnh Prato, vùng Tuscany.

Rossi đá trận đầu tiên tại một giải bóng đá chuyên nghiệp của Ý trong màu áo Como, nơi mà câu lạc bộ Juventus đã chuyển ông đến để học hỏi thêm kinh nghiệm sau khi ông trải qua ba cuộc phẫu thuật ở đầu gối.

Sự nghiệp của ông có một bước ngoặt khi ông chuyển sang khoác áo Vicenza (còn có tên Lanerossi Vicenza). Mùa bóng 1976-77, bằng tài năng của mình Rossi đã giúp đội bóng thăng hạng, lên chơi ở Serie A, giải đấu cao nhất của bóng đá Ý. Mùa bóng tiếp theo Rossi ghi được 24 bàn thắng và được chọn vào đội tuyển quốc gia do huấn luyện viên Enzo Bearzot dẫn dắt để tham dự World Cup 1978. Rossi đã thể hiện được sự trưởng thành trong giải đấu này.

Lúc này Rossi thuộc về sở hữu của cả hai câu lạc bộ Juventus và Vicenza. Khi hai câu lạc bộ đàm phán về vấn đề chuyển nhượng, Lanerossi Vicenza đã đề nghị mức giá gây sốc là hơn 2,6 tỉ lire để mua hẳn Rossi, khiến ông trở thành vận động viên đắt giá nhất nước Ý tính tới thời điểm đó. Năm 1979 Vicenza bị xuống hạng, chơi ở Serie B, và ông được Perugia mượn.

Tại Perugia ông dính vào một vụ scandal cá cược nổi tiếng (Totonero), và hậu quả là Rossi bị cấm thi đấu trong 3 năm, sau đó được giảm xuống còn 2 năm. Tuy nhiên, Rossi luôn khẳng định mình vô tội và là nạn nhân của sự bất công. Trong cuốn sách của Rossi (Ho fatto piangere il Brasile), một nhân chứng buộc tội ông năm 1980 đã thừa nhận rằng những lời buộc tội ông vào lúc đó là nguỵ tạo.

World Cup 1982

[sửa | sửa mã nguồn]

Rossi quay trở lại đúng vào thời điểm diễn ra World Cup 1982, nhưng các nhà báo Ý và các tifosi lo ngại rằng ông không có được phong độ tốt. Tình hình có vẻ đúng trong 3 trận đầu tiên của Ý ở vòng đấu bảng, khi ông được ví là một bóng ma vật vờ trên sân cỏ.

Tuy nhiên Bearzot vẫn tín nhiệm sử dụng Rossi trong vòng đấu bảng ở vòng hai. Đội Ý phải đối đầu với đương kim vô địch ArgentinaBrasil, đội bóng được hâm mộ nhất và một ứng cử viên vô địch nặng ký với các cầu thủ đẳng cấp thế giới trong đội hình như Sócrates, Zico, và Falcão. Sau khi vượt qua Argentina 2-1, Rossi đã lập một hat-trick đưa Ý vượt qua Brasil 3-2 để vào bán kết gặp Ba Lan. Ông tiếp tục ghi cả hai bàn thắng ở trận bán kết, đưa Ý vào chung kết. Ông là người mở tỉ số trận chung kết để rồi cuối cùng Ý vượt qua Đức 3-1, giành ngôi vô địch World Cup lần thứ ba.

Các cổ động viên Ý treo các băng rôn tôn vinh ông là "Cầu thủ của trận đấu". Màn trình diễn của Rossi tại Tây Ban Nha giúp ông có được danh hiệu Quả bóng vàng châu ÂuCầu thủ xuất sắc nhất năm của tạp chí World Soccer trong năm 1982.

Giai đoạn cuối

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1982 Rossi chơi cho Juventus, giành được 1 Cúp C2 châu Âu (1984) và 1 Cúp C1 châu Âu (1985). Sau khi rời Juventus, ông chuyển tới AC Milan. Tại đây ông được nhớ tới với 2 bàn thắng trong trận derby trước Inter Milan. Tuy nhiên từ đây phong độ của Rossi dần đi xuống. Ông kết thúc sự nghiệp tại Hellas Verona năm 1987.

Trong sự nghiệp Rossi đã ghi tổng cộng 20 bàn thắng trong 48 trận cho đội tuyển Ý.

Sau khi giải nghệ và qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi giải nghệ, ông trở thành thầu xây dựng, cùng hợp tác với đồng đội cũ Giancarlo Salvi. Năm 1990, ông đắc cử phó chủ tịch câu lạc bộ A.S. Pescina Valle del Giovenco ở giải hạng Ba quốc gia Lega Pro Prima Divisione[2]. Sau đó, ông còn làm bình luận viên thể thao cho các kênh Sky, Mediaset Premium, và Rai Sport[3][4]. Ông qua đời ngày 9 tháng 12 vì bệnh ung thư phổi[3][5][6].

Rossi được Pelé lựa chọn là một trong 125 cầu thủ còn sống vĩ đại nhất vào tháng 3 năm 2004.

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Vicenza[7]
Juventus[7]

Đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Ý

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Biography for Paolo Rossi”. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  2. ^ “Juventus legend Rossi back in football at Pescina”. Tribalfootball.com. ngày 6 tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2009.
  3. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên death
  4. ^ “E' morto Paolo Rossi, l'eroe del Mundial 82”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên morte
  6. ^ “Scaltro e con il gol nel sangue: da Prato al tetto del mondo con Boniperti e Bearzot”. La Gazzetta dello Sport (bằng tiếng Ý). ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên fifa.com

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]