[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Nguyễn Chánh Tín

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Ưu tú
Nguyễn Chánh Tín
Tên khácChánh Tín
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Chánh Tín
Ngày sinh
(1952-11-29)29 tháng 11, 1952
Nơi sinh
Bạc Liêu, Quốc gia Việt Nam
Mất
Ngày mất
4 tháng 1, 2020(2020-01-04) (67 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyên nhân
Bị đột quỵ
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Vợ
Bích Trâm (cưới 1972–2020)
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2001)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1973 – 2019
Vai diễnRobert Nguyễn Thành Luân trong Ván bài lật ngửa
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7
Nam diễn viên chính xuất sắc
Website

Nguyễn Chánh Tín (29 tháng 11 năm 19524 tháng 1 năm 2020)[1] là một diễn viên điện ảnhđạo diễn nổi tiếng một thời của Việt Nam, được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Ông còn làm MC cho một số chương trình trò chơi truyền hình như Rồng vàng trên kênh truyền hình HTV7 và kinh doanh trong cương vị Giám đốc Hãng phim Chánh Phương.

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Chánh Tín là con út trong gia đình có 5 người con, cha ông là Nguyễn Chánh Minh (võ sĩ nổi tiếng dưới thời vua Bảo Đại, chuyên đi trừ gian diệt bạo, sau là đệ tử của một tướng trong quân đội Tôn Trung Sơn lưu lạc sang Việt Nam), mẹ ông là Lưu Ngọc Lan, một hoa khôi của vùng Bạc Liêu – Cà Mau.

Ông ngoại của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bác ruột của tài tử Nguyễn Chánh Tín, vì vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng gọi Nguyễn Chánh Tín là cậu.[2]

Những người cháu của ông gồm có Charlie Nguyễn, Tawny Trúc Nguyễn, Johnny Trí Nguyễn, Vân SơnNguyễn Dương.

Hoạt động nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Chánh Tín có năng khiếu hát từ nhỏ, ông thường được chọn biểu diễn đơn ca ở trường trong các dịp lễ. Ông từng học cấp 3 ở trường Mạc Đĩnh Chi, tham gia ban văn nghệ nhà trường với tư cách là ca sĩ.

Năm 1972, vì đột ngột nổi tiếng nên Chánh Tín đã không thể toàn tâm toàn ý cho việc học. Ông thi trượt vào trường Đại học Y khoa, trở thành sinh viên trường Luật và trường văn hóa.

Năm 1973, ông giành được huy chương vàng điện ảnh, lại được giải Kim Khánh về âm nhạc do 40 tờ báo hàng đầu Sài Gòn bình chọn.

Năm 1974, Chánh Tín đóng cặp với diễn viên Băng Châu trong phim Vĩnh biệt tình hè của đạo diễn Lê Hoàng Hoa.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Chánh Tín làm diễn viên của đoàn kịch Bông Hồng. Theo lời nghệ sĩ Chánh Tín: "Vào năm 1975 tôi đang giàu có, có xe hơi, ở nhà villa còn lớn hơn cái bị tịch thu cơ nhưng rồi mất tất cả sau một đêm".[3]

Vợ ông đi ủi đồ, dịch sách để nuôi chồng lúc ông không làm ra tiền, còn Chánh Tín đi bán rau củ, lắp ráp xe đạp. Cả hai còn tham gia diễn trong đoàn hát của nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng để kiếm sống.[4]

Năm 1982, vì nghèo quá, khổ quá, chịu không nổi, Chánh Tín tìm cách vượt biên. Chuyến đi không trót lọt, ông phải về trình diện và bị bắt bỏ tù. Ông Dương Đình Thảo - Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Thành phố Hồ Chí Minh thời đó - đã đề nghị công an vào khám đưa Chánh Tín ra để đóng vai chính trong phim Ván bài lật ngửa.[5]

Thập niên 1990, Chánh Tín tiếp tục thành công trong lĩnh vực phim nhựa. Với Ngôi nhà oan khốc (1992) – tác phẩm do ông biên kịch có doanh thu một tỷ đồng, Chánh Tín thu hút khi lần đầu thử sức với đề tài kinh dị – tâm lý. Bến sông trăng (1998) đánh dấu sự trở lại của ông với phim tâm lý – xã hội trong vai một bác sĩ yêu bệnh nhân. Giữa thập niên 2000, ông tiếp tục ghi dấu ấn với phim Dòng máu anh hùng – tác phẩm do Charlie Nguyễn, cháu của ông, đạo diễn.

Năm 1995, Chánh Tín mở hãng phim Cinema Pictures tại California, Hoa Kỳ, sau 20 năm, hãng đổi tên thành Hãng phim Chánh Phương[6] và vươn ra toàn cầu với bộ phim, Dòng máu anh hùng, tuy đạt tiếng vang về chuyên môn và phim được đánh giá cao, nhưng phim bị lộ lên mạng khiến hãng bị thua lỗ.

Phá sản ở tuổi xế chiều, ông phải bán ngôi biệt thự ở quận 10 để dọn vào ở trong một chung cư tại huyện Nhà Bè. Chánh Tín phải vừa đi hát phòng trà, bán quán nhậu vừa nhận phim để có tiền trang trải cuộc sống.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Chánh Tín gặp Bích Trâm khi cả hai đang là sinh viên trường Luật và hoạt động chung trong Ban văn nghệ[7]. Năm 1974, hai người làm lễ cưới. Cả hai có với nhau một con trai, một con gái (Minh Thức và Bích Uyên).

Sau thành công của Ván bài lật ngửa, Chánh Tín được nhiều phụ nữ theo đuổi. Ông thường xuyên bỏ vợ con đi ngoại tình với người hâm mộ hoặc bạn diễn, có lần còn bị công an bắt.[8]

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông qua đời vào ngày 4 tháng 1 năm 2020 do bị đột quỵ.

Phim đã tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giữa hai làn nước
  • Pho tượng
  • Vĩnh biệt tình hè (1974)
  • Đời chưa trang điểm. NCT đoạt Huy chương vàng diễn xuất.
  • Tình đất Củ Chi (1978)
  • Miền đất không cô đơn
  • Phượng
  • Con mèo nhung (1981)
  • Hạnh phúc ở quanh đây (1982)
  • Ván bài lật ngửa (1982)
  • Điệp khúc hi vọng (1988)
  • Hai chị em
  • Lá sầu riêng
  • Biển động
  • Hoa Quỳnh nở muộn
  • Tóc gió thôi bay
  • Ngôi nhà oan khốc (1992)
  • Con sói trở về (1992)
  • Sắc hoa màu nhớ
  • Chiếc mặt nạ da người
  • Bản tình ca cuối cùng
  • Đôi mắt người thương
  • Bến sông trăng (1998)
  • Tóc ngắn (1999)
  • 39 độ yêu (2005)
  • Khi đàn ông có bầu (2005)
  • Chuyện tình Sài Gòn (2006)
  • Dòng máu anh hùng (2007)
  • Suối oan hồn (2007)
  • Phát tài (2008): đóng cùng Trương Ngọc Ánh, Hoài Linh[9]
  • Chết lúc nửa đêm (2008). Bộ phim đã mang lại cho ông giải Cánh diều vàng 2008 hạng mục đạo diễn phim video ngắn xuất sắc nhất.[10]
  • Bốn thí nghiệm đêm tân hôn (2008)
  • Cưới ngay kẻo lỡ (2012)
  • Đi qua dĩ vãng (2013)
  • Đại ca U70 (2014)
  • Fan cuồng (2016)
  • Linh duyên (2017)
  • Em chưa 18 (2017)
  • Hoàng tử ơi, anh ở đâu (2017)
  • Táo quậy (2019)

Chương trình truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Rồng vàng (2003 - 2004)
  • Tình Bolero (2016)
  • Hát câu chuyện tình (2017)
  • Là Vợ Phải Thế (2018)
  • Ký ức vui vẻ (2019)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thanh Hiệp (4 tháng 1 năm 2020). “NSƯT Nguyễn Chánh Tín qua đời đột ngột”. Người Lao Động. Truy cập 4 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ “Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng tài tử Chánh Tín”.
  3. ^ “Cuộc đời thăng trầm của nghệ sĩ Chánh Tín sau hào quang màn ảnh rực rỡ”.
  4. ^ “Chánh Tín: "Tôi nhớ thuở hàn vi cùng vợ để vượt qua cám dỗ". VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 4 tháng 1 năm 2020.
  5. ^ “Câu chuyện bi thương khi ở tù của Chánh Tín, Thương Tín”. VietNamNet. Truy cập 4 tháng 1 năm 2020.
  6. ^ “Hãng Phim Chánh Phương”.
  7. ^ “Chánh Tín nhận từng làm khổ vợ vì tính đào hoa”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 4 tháng 1 năm 2020.
  8. ^ “Vợ suy sụp phát hiện Chánh Tín ngoại tình bị công an bắt”. VietNamNet. Truy cập 4 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ Các 'sao' hội tụ với 'Phát tài' Lưu trữ 2009-09-03 tại Wayback Machine Thứ năm, 10/1/2008, 16:02 GMT+7
  10. ^ Cánh diều vàng 2008: Lại không có giải vàng phim truyện nhựa. VietNamNet. Cập nhật lúc 20:05, Chủ Nhật, 01/03/2009 (GMT+7)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]