[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Fridtjof Nansen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fridtjof Nansen
Head and shoulders portrait of Fridtjof Nansen, facing half-right. He has close-cropped hair, a wide, fair moustache and is wearing a heavy fur coat.
Sinh(1861-10-10)10 tháng 10 năm 1861
Store Frøen, Christiania, Norway
Mất13 tháng 5 năm 1930(1930-05-13) (68 tuổi)
Polhøgda, Lysaker, Na Uy
Học vịRoyal Frederick University
Nghề nghiệpnhà khoa học, nhà thám hiểm, nhà ngoại giao, nhà nhân học
Phối ngẫu
  • Eva Sars (m. 1889)
  • Sigrun Munthe (m. 1919)
Con cáiOdd Nansen and four others
Giải thưởng

Fridtjof Wedel-Jarlsberg Nansen (10 tháng 10 năm 1861 ở Store Frøen, gần Oslo13 tháng 5 năm 1930 tại Lysaker, ngoại ô Oslo) là một nhà thám hiểm, nhà khoa học, và nhà ngoại giao người Na Uy. Nansen được nhận Giải Nobel Hoà bình năm 1922 cho công việc của ông với tư cách là chuyên viên cao cấp của Hội Quốc Liên.

Ông dẫn đầu đoàn thám hiểm đi bộ xuyên qua Greenland năm 1888. Ông nổi tiếng toàn thế giới sau khi đặt chân tới vĩ tuyến bắc 86°14′ trong chuyến thám hiểm Fram 1893-1896.

Sự nghiệp giảng dạy và công tác nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản khắc gỗ về cực quang của ông

Nansen là một giáo sư đại học chuyên ngành động vật học và sau là hải dương học tại trường Đại học Hoàng gia Frederick ở Oslo và là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên của lĩnh vực thần kinh họcđộng lực học.

Nansen là một trong những người sáng lập lý thuyết nơron phát biểu rằng mạng thần kinh gồm những ô riêng lẻ liên lạc với nhau.

Nansen mở rộng nghiên cứu hoạt động và nguồn gốc của các dòng chảy đại dương, sau những kinh nghiệm của ông trong cuộc thám hiểm Fram. Ông cùng với nhà toán học Thuỵ Điển V. Walfrid Ekman bị cuốn hút sâu vào khám phá làm sao những dòng chảy được phát sinh từ sự quay của các hành tinh và trình bày rõ ràng lý thuyết chuyển động hình xoắn ốc Ekman để giải thích hiện tượng. Ông cũng phát minh ra một cái lọ dùng để lấy mẫu nước ở các độ sâu khác nhau gọi là lọ Nansen, sau được phát triển thêm bởi Shale Niskin và vẫn còn được sử dụng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]