[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Đỗ Lễ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đỗ Lễ
Chân dung nhạc sĩ vào thập niên 1960
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Đỗ Hữu Lễ
Ngày sinh
12 tháng 10, 1941
Nơi sinh
Hà Nội, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
24 tháng 3, 1997(1997-03-24) (55 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyên nhân
Tự sát
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạc
Ca khúcChia ly
Sang ngang
Tình phụ

Đỗ Lễ (1941 – 1997) là một nhạc sĩ nhạc vàng người Việt Nam, ông là tác giả ba ca khúc nổi tiếng: Chia lỳ, Sang ngangTình phụ.[1]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Lễ tên thật là Đỗ Hữu Lễ, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1941 tại Hà Nội. Ông từng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (1953-1954), Đại học Khoa Học Sài Gòn (1959), Đại học Luật Khoa Sài Gòn (1963).

Đỗ Lễ tự học nhạc và bắt đầu sáng tác khi 15 tuổi.

Bài Sang ngang được ông viết trong tình cảnh tuyệt vọng khi người ông yêu là nữ ca sĩ Lệ Thanh lên xe hoa năm 1965.[2]

Sau đó, ông kết hôn với nữ ca sĩ Hoài Xuân (người đầu tiên trình bày bài Sang ngang), cuộc hôn nhân kéo dài 6 năm và hai người có với nhau 3 con. Chán nản, ông sáng tác bài Tình phụ - nhạc chính trong phim Sóng tình với diễn viên chính là Thẩm Thúy Hằng. Ca khúc này được chọn vào vòng chung kết những nhạc phim hay nhất tại Đại hội Điện ảnh Á Châu tổ chức tại Tokyo vào đầu thập niên 70.

Nhạc sĩ Đỗ Lễ cũng từng phụ trách một chương trình ca nhạc hàng tuần trên Đài Truyền hình Sài Gòn mang tên Thời Trang Nhạc Tuyển. Chương trình quy tụ các ca sĩ như Hoàng Oanh, Khánh Ly, Thanh Lan, Ngọc Minh, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hương Lan, Hoài Xuân, Carol Kim, Xuân Đào, Phương Hồng Hạnh, tam ca Sao Băng, 3 Con Mèo, 3 Trái Táo...

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông kiếm sống bằng cách mở lớp dạy nhạc.

Năm 1994, ông được thân nhân bảo lãnh sang định cư tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.

Cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông trở về Việt Nam vào tháng 10 năm 1996. Đến ngày 24 tháng 3 năm 1997 thì đột ngột kết liễu đời mình bằng một liều Quinine cực mạnh trong căn nhà thuê trên đường Trần Đình Xu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông để lại 2 lá thư tuyệt mệnh, một cho vợ và một cho một người bạn thân.

Theo lời người vợ thứ ba thì Đỗ Lễ rất chán nản với cuộc sống tại Hoa Kỳ và ông "Là một người rất ủy mị, con người anh ấy cũng rất yếu đuối, cứ gặp chuyện gì buồn là trở nên rất suy sụp, trở nên rất chán nản và không còn thiết hoạt động gì... Theo tôi nghĩ đó chính là điều đưa đến cái chết của anh ấy![3][4]

Băng nhạc Đỗ Lễ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có bốn album Băng Nhạc Đỗ Lễ do Diễm Ca phát hành trước năm 1975.

  • Đỗ Lễ 1: Tình Khúc Cho Nhau (1974)
  • Đỗ Lễ 2: Trên Đỉnh Tình Yêu (1974)
  • Đỗ Lễ 3: Những Tình Khúc Tuyệt Vời (1974)
  • Đỗ Lễ 4: Xuân (1975)

Sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ca khúc Chuyện buồn tình yêu (Mặc Thế Nhân) phổ biến hiện nay thật ra là bài Chia ly của Đỗ Lễ. Sự nhầm lẫn này là từ nhà sản xuất và phát hành băng đĩa.[5]

  • Anh không muốn em buồn
  • Bốn mùa yêu nhau
  • Buồn[6]
  • Cay đắng
  • Chia ly[7] (1970)
  • Chuyện một đêm trăng
  • Chuyện thương nhau
  • Cuộc tình hoa xuân
  • Dáng Lan
  • Dạ khúc buồn
  • Dìu nhau vào mộng
  • Dại khờ
  • Đi lễ đầu xuân
  • Đón anh về
  • Đông Triều
  • Hẹn em bên quán nhỏ
  • Hoa tím rừng cuối chiều
  • Khi người lính biết yêu
  • Khóc
  • Kỷ niệm vào thu
  • Lệ sầu
  • Lụy tình
  • Ly tan
  • Mùa thương cũ
  • Mùa xuân em đến
  • Muộn màng
  • Nếu[8]
  • Ngập ngừng
  • Niềm thương
  • Nỗi niềm
  • Nuối tiếc
  • Giận hờn
  • Oan trái
  • Phũ phàng
  • Quán nhỏ chiều mưa
  • Rồi em cũng bỏ tôi đi
  • Sang ngang (1969)
  • Tan vỡ[9]
  • Tàn phai
  • Tâm tình đêm mưa
  • Thầm yêu
  • Tình hồng đêm xuân
  • Tình khúc tuyệt vời
  • Tình buồn (1969)
  • Tình khuất
  • Tình phụ (1970)
  • Tình thơ tuổi mộng
  • Tình yêu tuyệt vời
  • Tuổi mây hồng (1975)
  • Tuổi xuân
  • Tuyệt tình
  • Tuyệt vọng
  • Yêu em mùa xuân

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đình Phùng (ngày 11 tháng 4 năm 2020). “Tình đơn phương làm nên nhạc phẩm đệ nhất thất tình”. Báo Pháp luật Việt Nam.
  2. ^ Thành Long (ngày 29 tháng 5 năm 2019). “Phương Dung tiết lộ bóng hồng được nhạc sĩ Đỗ Lễ nhắc đến trong 'Sang ngang'. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 25 tháng 03 năm 2021.
  3. ^ Trần Nhật Vy (Ngày 1 tháng 12 năm 2016). “Những bức thư tuyệt mệnh của tác giả bài hát 'Sang ngang'. ZingNews. Truy cập Ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ Tiểu Vũ (Ngày 24 tháng 3 năm 2021). “Chuyện ít biết về nhạc sĩ Đỗ Lễ - tác giả 'Sang ngang', 'Tình phụ'. Hạt giống tâm hồn.
  5. ^ Đông Kha (24 tháng 3 năm 2021). “Ca khúc "Chia Ly" của nhạc sĩ Đỗ Lễ về sự nhầm lẫn tên bài hát lẫn nhạc sĩ: "Nói đi em câu chuyện buồn tình yêu…". Nhạc Xưa Thời Báo.
  6. ^ Khác với bài của Y Vân.
  7. ^ Bị nhà sản xuất và phát hành băng đĩa gọi sai thành "Chuyện buồn tình yêu" của Mặc Thế Nhân.
  8. ^ Ký tên Đỗ Lễ - Hoài Xuân
  9. ^ Viết chung với Huyền Linh
  • Lâm Tường Dũ - Tình sử nhạc khúc. Nhà xuất bản Thứ Tư phát hành tháng 12 năm 1991.