[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Yonaguni (thị trấn)

(Đổi hướng từ Yonaguni, Okinawa)
Yonaguni
与那国町
—  Thị trấn  —
Làng Sonai và cảng

Hiệu kỳ
Biểu trưng chính thức của Yonaguni
Biểu tượng
Vị trí của Yonaguni ở Okinawa
Vị trí của Yonaguni ở Okinawa
Yonaguni trên bản đồ Okinawa
Yonaguni
Yonaguni
 
Tọa độ: 24°28′5″B 123°0′17″Đ / 24,46806°B 123,00472°Đ / 24.46806; 123.00472
Quốc giaNhật Bản
VùngKyūshū (Nansei)
TỉnhOkinawa
QuậnYaeyama
Chính quyền
 • Thị trưởngShukichi Hokama
Diện tích
 • Tổng cộng28,95 km2 (1,118 mi2)
Dân số (1 tháng 1 năm 2009 (ước tính))
 • Tổng cộng1,684
 • Mật độ58,2/km2 (1,510/mi2)
Múi giờUTC+9
907-1801
Mã điện thoại0980
- CâyCọ lá buông Trung Quốc (Livistona chinensis)
- HoaLoa kèn (Lilium)
- ChimVành khuyên Nhật Bản (Zosterops japonicus)
- Flowering treeTử vi (Lagerstroemia)
- ButterflyAttacus atlas (Attacus atlas)
Điện thoại0980-87-2241
Địa chỉ tòa thị chính129 Aza-Yonaguni, Yonaguni-chō, Yaeyama-gun, Okinawa-ken
907-1801
WebsiteThị trấn Yonaguni

Yonaguni (与那国町 (Dư Na Quốc đinh) Yonaguni-chō?) là một thị trấn nằm trọn trên đảo Yonaguni tại huyện Yaeyama, tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Thị trấn nằm trên hòn đảo cực tây của Nhật Bản, và được biết đến với ngành đánh bắt cá kiếm và là một địa điểm cho hoạt động lặn biển. Gần đây đã phát hiện ra một cự thạch nằm dưới biển gần bờ biển phía nam của đảo và có thể là một công trình nhân tạo.

Yonaguni cũng là quê hương của hai hệ thống chữ viết Ryūkyū, chữ tượng hình "kaida-di" (cũng được sử dụng tại các đảo Ishigaki và Taketomi nơi chúng được gọi là "kaida-ji") và các biểu tượng được sử dụng để biểu thị tên họ, "dāhan" (cũng được dùng tại đảo Ishigaki nơi chúng được gọi là "yāban").

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Yonaguni là điểm cực tây của Nhật Bản và là điểm cách đều giữa IshigakiĐài Loan. Tại Mũi Irizaki (tiếng Yonaguni: Irinzati) ở cưc]j tây của hòn đảo, có một bia kỉ niệm ghi dòng chữ: "Điểm cực tây tại Nhật Bản."
  • Một phần ba diện tích hòn đảo không thuộc Vùng Nhận dạng phòng không hay vùng thông tin hàng không của Nhật Bản; thay vào đó, khu vực này thuộc vùng Nhận dạng phòng không và vùng thông tin hàng không của Đài Loan.
  • Khoảng cách giữa Yonaguni và Hoa Liên, Đài Loan là 111 km (69 mi) và gần hơn cả tới Ishigaki, với khoảng cách 118 km (73 mi). Theo một sự so sánh lớn hơn, Yonaguni gần với thủ đô của Đài Loan (Đài Bắc) với khoảng 160 km (100 mi) hơn rất nhiều so với thủ đô (Tokyo), với 2.000 km (1.250 mi). Do vậy nên có nhiều nỗ lực để hòn đảo có nhiều mối liên hệ hơn với Đài Loan, bao gồm cố gắng để thiết lập một hình thức thuận lợi hơn để đi và đến các thành phố của Đài Loan, hiện đường bay không thường xuyên đến Hoa Liên đã được khai thác.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Đài kỉ niệm điểm cực tây của Nhật Bản

Hiện tại, các di chỉ lâu đời nhất được xác nhận là di chỉ Bãi biển Tuguru. Do các công cụ đồ đá theo phong cách phương nam đã được tìm thấy nên người ta cho rằng một nền văn hóa chịu ảnh hưởng của khu vực Đông Nam Á đã từng tồn tại ở Yonaguni.

Sau thời điểm này, lịch sử của hòn đảo Yonaguni vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng trong thời kỳ Gusuku, các điểm định cư đã được hình thành trên những đỉnh núi của hòn đảo. Di chỉ Shima Nakamura là một ví dụ, và nó được biết đến là nơi sinh của người nữ tù trưởng nổi tiếng là San'ai Isoba.

Trong thời kì Vương quốc Lưu Cầu, Yonaguni đã trở nên thịnh vượng với vai trò là một trung tâm thương mại với Đài Loan. Trong Thế chiến II, và cho đến khi bị đặt dưới quyền kiểm soát của Chính quyền dân sự Hoa Kỳ tại quần đảo Ryukyu, số người liên quan đến hoạt động buôn lậu đã gia tăng. Dân số năm 1947 đã lên tới 12.000 và Yonaguni được hợp nhất thành một thị trấn, một cuộc truy quét nạn buon lậu đã dẫn đến việc suy giảm mạnh dân số.[1]

  • 1522 Bị quân đội Lưu Cầu xâm chiếm và trở thành một bộ phận của Vương quốc Lưu Cầu.
  • 1872 Vương quốc Lưu Cầu bị thủ tiêu; và thay thế là Phiên Ryūkyū (Lưu Cầu) được thành lập, hòn đảo trở thành một phần của phiên Ryūkyū
  • 1879 Phiên Ryūkyū bị thủ tiêu và trở thành huyện Okinawa.
  • 1908 Hệ thống đô thị đảo đã thay thế hệ thống magiri và Ishigaki-magiri, Ōhama-magiri, và Miyara-magiri cũng với đảo Yonaguni trở thành Yaeyama-son.
  • 1914 Do sự phân chia Yaeyama-son, làng Yonaguni-son hình thành.
  • 1948 Yonaguni-chō được hợp nhất thành một thị trấn.
Lịch sử dân số
NămSố dân±%
19802.119—    
19852.054−3.1%
19901.833−10.8%
19951.801−1.7%
20001.852+2.8%
20051.796−3.0%
Điều tra 2005 Census, Bộ phận Thống kê của Tổng vụ tỉnh (Bộ Nội chính và Truyền thông)

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Ferry Yonakuni

Sân bay Yonaguni

Cảng Kubura

  • Tàu Fukuyama "Ferry Yonakuni"
    • Cảng Ishigaki 4h30'. (chỉ hai chuyến khứ hồi mỗi tuần)
    • Cảng Naha (lịch trình không đều)
  • Tỉnh lộ Okinawa 216 – Tuyến đảo Yonaguni
  • Tỉnh lộ Okinawa 217 – Tuyến cảng Yonaguni
  • Yonaguni Transit

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trường Tiểu học Yonaguni
  • Trường Tiểu học Kubura
  • Trường Tiểu học Hikawa
  • Trường Trung học cơ sở Yonaguni
  • Trường Trung học cơ sở Kubura - trường cực tây Nhật Bản

Do không có trường trung học trên đảo, các học sinh bước vào bậc học này phải đến đảo chính Okinawa hay sang đảo Ishigaki, và 100% học sinh trung học cơ sở tiếp tục học lên trung học.[2]

Những nơi nổi tiếng và di tích lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Agarizaki (Mũi Đông)
  • Irizaki (Mũi Tây)
  • Tachigami-iwa (đá Lập Thần)
  • Gunkan-iwa (đá Quân Hạm)
  • Kubura-bari (vết đá rạn ở Kubura)
  • Sanninu-dai (Tháp Sanninu)
  • Tōyama-jinja (Thập Sơn thần xã) – đền Thần đạo cực tây của Nhật Bản

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Động vật đặc hữu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngựa Yonaguni – một trong tám loài ngựa truyền thống Nhật Bản, loài ngựa nhỏ nhất tại Nhật Bản. Chỉ có trên đảo Yonaguni.
  • Bướm đêm Atlas – được địa phương hóa tên gọi thành ayami habiru, đây là loài bướm lớn nhất thế giới. Tại Nhật Bản, loài này chỉ được tìm thấy tại Yonaguni.

Truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống truyền hình gồm có các trạm truyền dẫn tại Yonaguni và Uchimichi và hệ thống phát thanh được hình thành nên từ trạm truyền dẫn truyền hình Yonaguni. Đây cũng là nơi duy nhất tại Nhật Bản mà cả ba hệ phát thanh của NHK đều ở trên băng tần FM. Thêm vào đó, Yonaguni cũng tiếp sóng các tổ hợp truyền hình của Đài Loan như Đài truyền hình Đài Loan (TTV), Đài truyền hình Trung Quốc (CTV), và Đài truyền hình Trung Hoa (CTS), cùng hệ thống phát thanh của Đài Loan.

Danh sách tần số tuyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tần số truyền dẫn truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí NHK Tổng hợp NHK Giáo dục Đài PTTH Ryukyu Asahi (RBC) Đài truyền hình Okinawa (OTV)
Yonaguni 37 39 41 43
Uchimichi 49 51 53 55

Tần số truyền dẫn phát thanh (MHz)

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí NHK1]] NHK2]] NHK3]] Đài PTTH Ryukyu Asahi (RBCi) Đài PT Okinawa (ROK)
Yonaguni 83.5 80.3 85.8 84.7 79.5

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 「与那国「国境交流特区」がめざすもの」 Lưu trữ 2006-10-06 tại Wayback Machine (Yonaguni), trang 1 (tiếng Nhật)
  2. ^ 『日本の島ガイド SHIMADAS(シマダス)』Quỹ tài trợ các đảo xa Nhật Bản, 2004 (tiếng Nhật)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]