[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Vanadi(III) bromide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vanadi(III) bromide
Cấu trúc của vanadi(III) bromide
Danh pháp IUPACVanadium(III) bromide
Tên khácVanadi tribromide
Vanadơ bromide
Nhận dạng
Số CAS13470-26-3
PubChem83509
Số RTECSYW2750000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Br[V](Br)Br

InChI
đầy đủ
  • 1/3BrH.V/h3*1H;/q;;;+3/p-3
ChemSpider11476059
Thuộc tính
Công thức phân tửVBr3
Khối lượng mol290,653 g/mol (khan)
362,71412 g/mol (4 nước)
Bề ngoàichất rắn màu xám nâu (khan)
Khối lượng riêng4 g/cm³
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan
Độ hòa tantan trong THF, NH3, CO(NH2)2
(tạo phức)
MagSus+2890,0·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểBiI3
Tọa độbát diện
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
Các hợp chất liên quan
Anion khácVanadi(III) chloride
Cation khácTitan(III) bromide
Molybden(III) bromide
Hợp chất liên quanVanadi(II) bromide
Vanadi(IV) bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Vanadi(III) bromide, còn được gọi là vanadi tribromide, là một hợp chất vô cơcông thức hóa học VBr3. Nó là một polyme với ion bát diện bát giác vanadi(III) được bao quanh bởi sáu phối tử bromide.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

VBr3 được điều chế bằng cách xử lý vanadi(IV) chloride bằng hydro bromide:

2VCl4 + 8HBr → 2VBr3 + 8HCl + Br2

Phản ứng cũng tạo VBr3 là tiến hành phân hủy vanadi(IV) bromide không ổn định (VBr4), giải phóng Br2 gần nhiệt độ phòng.[1]

Các dung dịch được điều chế từ VBr3 chứa cation trans-[VBr2(H2O)4]+. Sự bay hơi của dung dịch này tạo ra muối trans-[VBr2(H2O)4]Br.[2]

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giống như VCl3, VBr3 tạo thành các phức màu nâu đỏ tan được trong nước với đimethoxyetanTHF, chẳng hạn như mer-VBr3(THF)3.[3]
  • VBr3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như VBr3·xNH3 (x = 6, 7) là tinh thể màu nâu sáng.[4][5]
  • VBr3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như VBr3·6CO(NH2)2·3H2O là tinh thể màu lục lam sáng.[6]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Stebler, A.; Leuenberger, B.; Guedel, H. U. "Synthesis and crystal growth of A3M2X9 (A = Cs, Rb; M = Ti, V, Cr; X = Cl, Br)". Inorganic Syntheses (1989), tập 26, trang 377–385.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Calderazzo, Fausto; Maichle-Mössmer, Cäcilie; Pampaloni, Guido; Strähle, Joachim (1993). “Low-Temperature Syntheses of Vanadium(III) and Molybdenum(IV) Bromides by Halide Exchange”. J. Chem. Soc., Dalton Trans. (5): 655–658. doi:10.1039/DT9930000655.
  2. ^ Donovan, W. F.; Smith, P. W. "Crystal and Molecular Structures of Aquahalogenovanadium(iii) Complexes. Part 1. X-Ray Crystal Structure of trans-Tetrakisaquadibromovanadium(III) Bromide Dihydrate and the lsomorphous Chloro-compound" Journal of the Chemical Society, Daltor Transactions." 1975, tr. 894–896.
  3. ^ G. W. A. Fowles, G. W. A.; Greene, P. T.; Lester, T. E. "Ether Complexes of Tervalent Titanium and Vanadium" J. Inorg, Nucl. Chem., 1967. Vol. 29, tr. 2365–2370.
  4. ^ Vanadium (Leopold Gmelin; Verlag Chemie, 1967), trang 259 – [1]. Truy cập 22 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ Vanadium (Leopold Gmelin; Verlag Chemie, 1967), trang 699 – [2]. Truy cập 12 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ Chemical Abstracts (bằng tiếng Anh). American Chemical Society. 1915. tr. 2852.