Tuýt (vải)
Tuýt hay vải Tuýt (Tiếng Anh: tweed) là một loại vải dạng thô cứng với kết cấu linh hoạt giống như len lông cừu dệt được dệt chặt chẽ hơn với kỹ thuật dệt trơn hoặc vân chéo.
Bằng cách xoắn các sợi len khác màu với nhau thành 1 sợi hai hoặc ba lớp,[1] vải có độ dày, ấm áp và bền chắc.
Từ một loại chất liệu được sử dụng cho người dân lao động, vải Tuýt đã trở thành quần áo truyền thống tại nước Anh.[2] bởi tính linh hoạt của loại vải này với thời tiết.[3]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Tên gọi loại vải Tuýt bắt nguồn từ một giai thoại vào năm 1830, bởi một thương gia ở Luân-đôn nhận được lá thư hỏi về loại vải "tweel", người thương gia đọc nhầm từ "tweel" thành "Tweed" là con sông chảy qua một vùng đất làm nghề dệt ở Scotland, đồng thời thương gia này đã tưởng nhầm đây là tên gọi của nó.
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Những trang phục đầu tiên được dệt từ chất liệu len thô sần nguyên chất, có màu nâu sẫm và thường được những gia đình nông dân sử dụng, chống lại cái giá lạnh và ẩm ướt khi lao động cực nhọc ngoài trời. Về sau, chất liệu này dần được cải tiến và trở nên ít thô sần, gia tăng công năng chống ẩm, chống gió.
Giữa thế kỷ 18, Hoàng tử Albert của Vương quốc Anh mua lại khu đồn điền Balmoral ở Scotland. Nhận thấy đặc tính ấm áp, tiện dụng, chống ẩm, gió của loại vải này, ông đã thiết kế họa tiết Balmoral đặc trưng làm đồng phục săn bắn. Kể từ thời điểm đó, trào lưu đồng phục vải Tuýt với họa tiết riêng ở các đồn điền đã lan rộng, dần dần đã trở nên thông dụng trong các hoạt động thể thao săn bắn ngoài trời của tầng lớp quý tộc Anh thời bấy giờ.[4]
Ngày nay, chất liệu vải Tuýt vẫn được ưa chuộng rất nhiều người, trong đó kể đến những người thích đi xe đạp cổ điển (Tweed run).[5][5]
Các loại vân dệt phổ biến
[sửa | sửa mã nguồn]• Họa tiết trơn với nhiều hoa văn lốm đốm đến các đường sọc chéo nối tiếp nhau.
• Herringbond Tweed: họa tiết xương cá với các đường kẻ bắt chéo nhau tạo ra hình chữ V liên tục.
• Houndstood tweed: họa tiết ca-rô bản nhỏ.
• Overcheck: họa tiết ca-rô bản to.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Harris Tweed - The Cloth”. harristweed.org. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2016.
- ^ The Museum at FIT, Fashion Institute of Technology (2006), "The Tailor's Art," Menswear Fabrics - A Glossary, Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2007, truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2008
- ^ “Cad & the Dandy - Tweed Jackets - Bespoke Tweed Jackets - Tweed Suits - Men's Tweed Suits”. cadandthedandy.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2016.
- ^ Edward Minister and Son (1873). “Gazette of fashion, and cutting-room companion”. XXVII. Simpkin, Marshall & Co: 31. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ a b “#TheChapMag Vintage Garments”. thechapmagazine.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2016.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Dunbar, John Telfer: The Costume of Scotland, London: Batsford, 1984, ISBN 0-7134-2534-2, 1984 (paperback 1989, ISBN 0-7134-2535-0)
- The Harris Tweed Authority