[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Tinh nguyên bào

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tinh nguyên bào
Spermatogonium[1]
Biểu mô mầm của tinh hoàn. 1 màng đáy, 2 tinh nguyên bào, 3 tinh bào 1, 4 tinh bào 2, 5 tinh tử (tiền tinh trùng), 6 tinh tử trưởng thành, 7 tế bào Sertoli, 8 dải bịt (hàng rào máu tinh hoàn)
Mẫu mô học cắt qua nhu mô tinh hoàn của lợn rừng. 1=Ống xoắn tạo tinh (tubulus seminiferus contortus). 2=Tinh nguyên bào. 3=Tinh bào bậc I. 4=Tinh bào bậc II. 5=Tế bào Sertoli. 6=Nguyên bào sợi cơ. 7=Tế bào Leydig. 8=Mao mạch.
Định danh
MeSHD013093
FMA72291
Thuật ngữ giải phẫu

Tinh nguyên bào (Tiếng Anh: spermatogonium) là tế bào mầm chưa biệt hóa của cơ thể đực. Tinh nguyên bào trải qua quá trình tạo tinh, trở thành tinh trùng thể hoạt động trưởng thành trong các ống sinh tinh trong tinh hoàn.

Tinh nguyên bào người có 3 type:

Thuốc chống ung thư

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuốc chống ung thư, chẳng hạn như doxorubicinvincristine, có tác dụng không mong muốn đến khả năng sinh sản của nam giới vì thuốc làm hỏng DNA của các tinh nguyên bào đang tăng sinh. Thử nghiệm tiếp xúc của tinh nguyên bào không biệt hóa của chuột với doxorubicin và vincristine cho thấy rằng những tế bào này có đáp ứng với tổn thương DNA bằng cách tăng biểu hiện của chúng đối với các gen sửa chữa DNA, và phản ứng này có thể ngăn chặn một phần sự tích tụ các đứt gãy DNA.[2] Ngoài đáp ứng sửa chữa DNA, sự tiếp xúc của tế bào sinh tinh với doxorubicin cũng có thể gây chết tế bào theo chương trình.[3]

Hình ảnh bổ sung

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mahla, R.S. “Spermatogonial Stem Cells (SSCs) in Buffalo (Bubalus bubalis) Testis”. PLOS ONE. doi:10.1371/journal.pone.0036020. PMC 3334991.
  2. ^ Beaud H, van Pelt A, Delbes G (2017). “Doxorubicin and vincristine affect undifferentiated rat spermatogonia”. Reproduction. 153 (6): 725–735. doi:10.1530/REP-17-0005. PMID 28258155.
  3. ^ Habas K, Anderson D, Brinkworth MH (2017). “Germ cell responses to doxorubicin exposure in vitro” (PDF). Toxicol. Lett. 265: 70–76. doi:10.1016/j.toxlet.2016.11.016. hdl:10454/10685. PMID 27890809.