[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Tinh Châu nhật báo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tinh Châu nhật báo
Số đầu tiên của Singapore năm 1929
Loại hìnhBáo hàng ngày
Hình thứcBáo khổ rộng
Chủ sở hữu
Người sáng lậpHồ Văn Hổ
Nhà xuất bảnMedia Chinese International
Biên tập viênQuách Thanh Giang
Thành lập15 tháng 1 năm 1929; 95 năm trước (1929-01-15) tại Các khu định cư Eo biển
Khuynh hướng chính trịBarisan Nasional
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Ngôn ngữTiếng Trung
Số lượng lưu hành340.584 (Tây Malaysia)
52.711 (Sarawak)
12.102 (báo đêm)
55.291 (báo điện tử)
*Source: Audit Bureau of Circulations, Malaysia - July to December 2015[1][2][3]
Websitewww.sinchew.com.my

Tinh Châu nhật báo (tiếng Trung: 星洲日報), là tờ báo tiếng Trung hàng đầu ở Malaysia. Theo báo cáo của Cục Kiểm toán Phát hành cho giai đoạn kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2011, Tinh Châu nhật báo có số lượng phát hành trung bình hàng ngày gần 500.000 bản và cũng là tờ báo tiếng Trung bán chạy nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục. Chỉ vào Chủ nhật, số lượng phát hành của các tờ báo bằng tiếng Mã Lai (ngôn ngữ quốc gia của Malaysia) mới vượt quá số lượng của Tinh Châu nhật báo.[4]

Tinh Châu nhật báo thuộc sở hữu của Sin Chew Media Corporation Berhad, vốn là công ty con của Media Chinese International Limited. Nó còn là thành viên thuộc Mạng Tin tức châu Á. Tờ báo này được lưu hành khắp Malaysia và các nước lân cận, ở miền Nam Thái Lan, BruneiIndonesia. Nó cũng được xuất bản và in ở Indonesia[5]Campuchia,[6] dưới các tiêu đề khác nhau. Tinh Châu nhật báo có tới 53 văn phòng tin tức và sáu nhà máy in ở Bán đảo và Đông Malaysia.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tinh Châu nhật báo do Hồ Văn Báo (胡文豹) và Hồ Văn Hổ (胡文虎), chủ dầu cù là Tiger Balm (虎標萬金油) thành lập vào ngày 15 tháng 1 năm 1929 tại Các khu định cư Eo biển như một phần của tờ báo Star Amalgamated được hai nhà từ thiện này lập nên.[7][8] Tờ báo bị đình chỉ từ năm 1942 đến năm 1945 trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Mã Lai.[9]

Văn phòng ở Kuala Lumpur được thành lập vào năm 1950, nhưng ngay cả sau khi Singapore tách khỏi Malaysia vào năm 1965, Tinh Châu nhật báo vẫn hoạt động với trụ sở chính tại Singapore dưới sự quản lý của hậu duệ anh em nhà họ Hổ. Để đẩy nhanh quá trình in ấn, vào năm 1966, Tinh Châu nhật báo đã xây dựng một nhà máy mới đặt tại trụ sở chính hiện tại ở Petaling Jaya.[10] Với việc thành lập nhà máy mới này, các bộ phận khác như tin tức, biên tập, sản xuất và phát hành đã được bắt đầu. Hoạt động của Petaling Jaya trở nên độc lập với trụ sở chính tại Singapore. Tuân theo chỉ thị của chính phủ về việc hạn chế người nước ngoài kiểm soát báo chí, gia đình họ Hổ đã chuyển quyền sở hữu Tinh Châu nhật báo cho Lâm Khánh Kim vào năm 1982.[10]

Năm 1987, Tinh Châu nhật báo chìm sâu vào rắc rối tài chính và người quản lý công ty được bổ nhiệm. Ngày 27 tháng 10 năm 1987, giấy phép xuất bản của Tinh Châu nhật báo đã bị đình chỉ theo Operasi Lalang, một trong những cuộc đàn áp quyết liệt nhất đối với những người bất đồng chính kiến ​​dân sự do chính phủ phát động. Doanh nhân Trương Hiểu Khanh đến từ Sarawak đã mua lại Tinh Châu nhật báo vào năm 1988. Sau 5 tháng 11 ngày, Tinh Châu nhật báo tiếp tục xuất bản vào ngày 8 tháng 4 năm 1988. Đầu thập niên 1990, Tinh Châu nhật báo nổi lên là tờ báo tiếng Trung bán chạy nhất, đánh bại Nam Dương thương báo, tờ báo tiếng Trung hàng đầu lúc bấy giờ ở Malaysia.[11]

Lập trường biên tập của Tinh Châu nhật báo được coi là phe phái ủng hộ Barisan Nasional (BN), chính đảng nắm quyền kiểm soát chính phủ liên bang Malaysia kể từ khi nước này giành độc lập cho đến khi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 2018.[12][13] Tương tự như hầu hết các ấn phẩm khác ở Malaysia,[14] Tinh Châu nhật báo còn được coi là tờ báo thân Bắc Kinh, thường đăng tin tức từ các nguồn thân Đảng Cộng sản Trung Quốc như Thời báo Hoàn CầuĐài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.[15]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “CIRCULATION FIGURES NEWSPAPERS - WEST & EAST MALAYSIA PAID CIRCULATION : Average Net Circulation per Publishing Day” (PDF). Abcm.org.my. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ “CIRCULATION F IGURES DIGITAL REPLICA : Newspapers : Average Circulation per Publishing Day” (PDF). Abcm.org.my. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ “CIRCULATION FIGURES NEWSPAPERS - SARAWAK : PRINT EDITION PAID CIRCULATION : Average Net Circulation per Publishing Day” (PDF). Abcm.org.my. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ “Home”. Abcm.org.my. 2 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  5. ^ “最新消息 - 星洲网 Sin Chew Daily”. Sinchew-i.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  6. ^ “最新消息 - 星洲网 Sin Chew Daily”. Sinchew-i.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ “Tiger Balm”. Tigerbalm.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  8. ^ “星洲日报”. China News.
  9. ^ “星洲日報:建立世界華人媒體網絡”. Sin Chew Daily. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
  10. ^ a b “Sin Chew Media Corporation Berhad”. Bursa Malaysia.
  11. ^ “ANALYSIS OF PRINT MEDIA AUDITED CIRCULATION BY MEDIA SPECIALIST ASSOCIATION (MSA) 1988 - 2008”. Abcm.org.my. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  12. ^ “BBC News | ASIA-PACIFIC | Malaysian newspaper apologises for doctored photo”. news.bbc.co.uk. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2023.
  13. ^ “Sin Chew's glaring betrayal of its mission”. Malaysiakini. 3 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2023.
  14. ^ “Malaysia: Beijing's Global Media Influence 2022 Country Report”. Freedom House (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2023.
  15. ^ “The Hong Kong infowar in Malaysia | Malaysiakini”. pages.malaysiakini.com (bằng tiếng Anh). 11 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]