[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Tiếng Mảng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Mảng
Sử dụng tạiViệt Nam, Trung Quốc
Tổng số người nói3.165
Dân tộcMảng (2007 – 2009 census)
Phân loạiNam Á
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3zng
Glottologmang1378[1]
ELPMang

Tiếng Mảng (tiếng Trung:莽语) là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á của Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Nó được nói chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Việt Nam và huyện Kim Bình, châu Hồng Hà, Trung Quốc. Nó chỉ được phát hiện gần đây vào năm 1974.

Ở Trung Quốc, người Mảng cũng được gọi là Xa Mãng 岔满, A Bì 阿比, Mãng Ca 孟嘎, Ba Các Nhiên 巴格然 và Mộ 莫 (Gao 2003: 1).

Tại tỉnh Lai Châu, Việt Nam, tiếng Mảng được nói bởi 2.200 người ở các huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ và ở các khu vực lân cận khác (Gao 2003: 1), bao gồm cả ở xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu[2][3] và thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Tại Trung Quốc, số người nói tiếng Mảng là 606 người vào năm 1999 và được gộp nhóm chung trong nhóm không phân loại. Người Mảng Trung Quốc tuyên bố là đã di cư từ Việt Nam trong thời gian gần đây. Có hàng trăm người khác ở biên giới Lào-Việt ở vùng núi phía Đông Bắc của Lào. Một số người Mảng sử dụng tiếng Việt, Quan thoại Tây Nam hay tiếng Lào

Tiếng Mảng hiện nay đã tiếp nhận từ các ngôn ngữ xung quanh thuộc các nhóm H'mông, nhóm Tạng-Miến, nhóm tiếng Hán hay một số khác.

Người Mảng chưa có hệ chữ viết riêng, tuy nhiên, họ có nền văn học nghệ thuật dân gian khá phong phú (hầu hết là văn học truyền miệng). Một số tác phẩm tiếng Mảng được ghi lại bằng cách dùng bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế.

Từ vựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là một số từ vựng tiếng Mảng.[4]

Việt Mảng Việt Mảng Việt Mảng Việt Mảng
một mak⁷ hai ʑɨəj⁴ ba peː³ bốn puːn²
năm han² sáu ʑɔm² bảy pyː¹ tám haːm²
chín θiːn² mười ʑiː³, ʑiː³ mɛː⁴ tôi (đại từ) ʔuː⁴ bạn, mi, mày miː²
chúng tôi mɔː⁶ ʔaː¹ɲiːn³ chúng ta mɔː⁶ ʔaː¹hiː² chúng nó, họ
(quen biết)
mɔː⁶ ʔaː¹ʔiː⁴ chúng nó, họ
(không quen)
mɔː⁶ ʔaː¹ɓoː¹
nó, hắn,
anh ta, cô ta
ʔaː¹ ʔiːn⁴ người haː¹ đất teː⁶ nước, sông ʑum¹
trời pliɲ⁶ mưa maː² mây ʔɯŋ¹ tiːp⁷ gió ʑiː⁴
nhà ɲua⁶ cửa naŋ⁶ to, lớn haː¹ toː⁴ nhỏ, bé haː⁴
cao ʑaŋ⁴ thấp leː⁴ nông ɗal⁴ sâu pjuː³
dài liːŋ³ ngắn nen² nặng ɲan² nhẹ cɛː²
nhanh lɛːn³ chậm naːn² rộng vaːŋ¹ hẹp ʔɛːp⁷
xa ɲɛː¹ gần ɓɔː¹ chó θɔː¹ mèo ɲoː²
løː⁶ ʔaː¹ chim θɤm⁶ chí, chấy θiː¹
trăn lan⁶ rắn han¹ thằn lằn maː¹ ɓoːl⁴ chuột ʔoːŋ¹
mắt mat⁷ tai laːŋ¹ ŋ² teː⁶ mặt θan⁶ tay ʔeːŋ⁶
chân cuaŋ⁴ ɓuː⁴ tóc, lông hɔk⁷ óc, não tɤm⁶
bụng ɗøː⁶ ruột pat⁷ mặt θan⁶ nách cɯŋ² luaŋ⁶
đi coː¹ ʔeː¹ lấy toː⁴ nắm kam¹
ăn θaː³ uống ɗak⁷ đứng taː³ ngủ, nằm ʔɔŋ³
cho ʔɔː¹ nhìn, xem, coi tɔːŋ² chờ, đợi ʑɔŋ⁶ hát ʔɔː¹ θɔːŋ⁶

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mang”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  3. ^ Tạ Văn Thông. 2000. "Loại từ trong tiếng Mảng". In Loại từ trong các ngôn ngữ ở Việt Nam: Tập I, p. 229-244. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học Việt Nam.
  4. ^ Từ vựng tiếng Mảng, SEAlang
  • Nguyễn Văn Lợi; Nguyễn Hữu Hoành; Tạ Văn Thông. 2009. Tiếng Mảng. Hanoi: Nhà xuất bản khoa học xã hội.
  • Nguyễn Hùng Mạnh. 2011. Thơ ca dân gian dân tộc Mảng. Hanoi: Nhà xuất bản văn hóa dân tộc. ISBN 978-604-70-0097-5

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]