Tiếng Cree
Tiếng Cree | |
---|---|
Sử dụng tại | Canada; Hoa Kỳ (Montana) |
Tổng số người nói | 120.000 (thống kê 2006) (gồm Montagnais–Naskapi và Atikamekw)[1] |
Dân tộc | Cree |
Phân loại | Algic
|
Hệ chữ viết | Latinh, Hệ âm tự ngôn ngữ bản địa Canada (Cree) |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Các Lãnh thổ Tây Bắc[2] |
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại | |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | cr |
ISO 639-2 | cre |
ISO 639-3 | tùy trường hợp:crk – Cree đồng bằngcwd – Cree rừngcsw – Cree đầm lầycrm – Moose Creecrl – Đông Cree miền Bắccrj – Đông Cree miền Namnsk – Naskapimoe – Montagnaisatj – Atikamekw |
Glottolog | cree1271 [3] |
Tiếng Cree (còn gọi là Cree–Montagnais–Naskapi) là một dãy phương ngữ, nằm trong nhóm ngôn ngữ Algonquin, được nói bởi khoảng 117.000 người Cree tại Canada, trên một phạm vi từ các Lãnh thổ Tây Bắc và Alberta tới Labrador. Nếu được xem là một ngôn ngữ đơn nhất, đây là ngôn ngữ bản địa với số người nói lớn nhất Canada.[1] Khu vực duy nhất nơi tiếng Cree có địa vị chính thức là các Lãnh thổ Tây Bắc (tám ngôn ngữ bản địa khác cũng có địa vị chính thức tại đây).[4]
Tên
[sửa | sửa mã nguồn]Nội danh của tiếng Cree gồm có Nēhiyawēwin ᓀᐦᐃᔭᐍᐏᐣ (Cree đồng bằng), Nīhithawīwin (Cree rừng), Nehirâmowin (Atikamekw), Nehlueun (Tây Montagnais, phương ngữ Piyekwâkamî), Ilnu-Aimûn (Tây Montagnais, phương ngữ Betsiamites), Innu-Aimûn (đông Montagnais), Iyiniu-Ayamiwin (Đông Cree miền Nam), Iyiyiu-Ayamiwin (Đông Cree miền Bắc), Ililîmowin (Moose Cree), Inilîmowin (Cree đầm lầy miền Đông), và Nēhinawēwin (Cree đầm lầy miền Tây).
Nguồn gốc và phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Cree xuất phát từ một phương ngữ của ngôn ngữ Algonquin nguyên thủy, từng được nói các nay 2.500 đến 3.000 năm tại urheimat của người Algonquin, một nơi mà vẫn chưa được xác định rõ nhưng có thể là quanh Ngũ Đại hồ. Người nói tiếng Cree nguyên thủy được cho là đã di chuyển về phía bắc, phân tách thành hai nhóm ở hai phía của vịnh James, theo thời gian, nhóm phía đông phát triển thành nhiều phương ngữ, lâu sau đó nhóm phía tây cũng tách thành nhiều phương ngữ.[5] Khó mà đoán biết được nhóm nào đã xuất triển và lan rộng đến đâu, vì không có tài liệu lịch sử để đối chiếu, những mô tả của người châu Âu trước đây thì không hệ thống, và người Algonquin có truyền thống nói nhiều ngôn ngữ và có khi tiếp nhận hẳn ngôn ngữ lân cận.[6]
Ngữ âm
[sửa | sửa mã nguồn]Đôi môi | Răng | Chân răng | Sau chân răng |
Vòm | Ngạc mềm | Thanh hầu | |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Tắc | p [p] | t [t] | c [t͡s~t͡ʃ] | ch\č [t͡ʃ] | k [k] | ||
Xát | th [ð] | s [s~ʃ] | sh\š [ʃ] | h [h] | |||
Mũi | m [m] | n [n] | |||||
Tiếp cận | r [ɹ] | y [j] | w [w] | ||||
Cạnh | l [l] |
Trước | Giữa | Sau | ||
---|---|---|---|---|
Đóng | ii\ī [iː] | uu\ō [oː~uː] | ||
Gần đóng | i [ɪ] | u\o [o~ʊ] | ||
Vừa | e\ē [eː] | a [ə] | ||
Mở | aa\ā [aː] |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Statistics Canada: 2006 Census Lưu trữ 2013-10-16 tại Wayback Machine
- ^ Official Languages of the Northwest Territories Lưu trữ 2013-12-06 tại Wayback Machine (map)
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Cree–Montagnais–Naskapi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Northwest Territories Official Languages Act, 1988 Lưu trữ 2009-03-24 tại Wayback Machine (as amended 1988, 1991–1992, 2003)
- ^ Rhodes and Todd, "Subarctic Algonquian Languages" in Handbook of North American Indians: Subarctic, p. 60
- ^ Rhodes and Todd, 60-61