[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Tiếng Burushaski

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Burushaski
Sử dụng tạiGilgit-Baltistan, Pakistan
Jammu và Kashmir, Ấn Độ[1]
Khu vựcHunza-Nagar, bắc Ghizer, bắc Gilgit, Hari Parbat[2]
Tổng số người nói96.800
Dân tộcNgười Burusho
Phân loạiNgôn ngữ tách biệt
Phương ngữ
Burushaski (Hunza-Nagar)
Wershikwar (Yasin)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3bsk
Glottologburu1296[3]
ELPBurushaski
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Burushaski (burū́šaskī, بروشسکی) là một ngôn ngữ tách biệt hiện diện tại Gilgit-Baltistan, Pakistan, và là ngôn ngữ của người Burusho.[4] Thời điểm năm 2000, tiếng Burushaski có khoảng 87.000 người nói, sinh sống tại các quận Hunza-Nagar và bắc Gilgit, và tại thung lũng YasinIshkoman ở bắc quận Ghizer. Ngoài ra, còn có 300 người nói tại SrinagarJammu và Kashmir.[5][6] Ngôn ngữ này còn được gọi là Biltum, Khajuna, Kunjut, Brushaski, Burucaki, Burucaski, Burushki,[7] Brugaski, Brushas, WerchikwarMiśa:ski.

Tiếng Burushaski mượn nhiều từ từ tiếng Urdu (gồm cả những từ gốc tiếng Anh và tiếng Ba Tư trong tiếng Urdu), từ các ngôn ngữ Dard lân cận như tiếng Shinatiếng Khowar, cũng như một ít từ các ngôn ngữ Turk, từ một ngôn ngữ Hán-Tạngtiếng Balti, và từ tiếng Wakhitiếng Pashto của ngữ chi Iran.[8] Tuy vậy, phần từ vựng gốc vẫn chiếm đa số. Các ngôn ngữ Dard cũng lấy nhiều từ từ tiếng Burushaski.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có những đề xuất về việc xếp tiếng Burushaski vào nhiều ngữ hệ khác nhau, nhưng không đề xuất nào được đa phần các nhà ngôn ngữ học hưởng ứng.

Sau Berger (1956), tự điển American Heritage gợi ý rằng từ *abel, nghĩa là táo (apple) trong ngôn ngữ Tiền Ấn-Âu (một ngôn ngữ phục dựng), có thể là một từ mượn lấy từ ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Burushaski. ("táo" và "cây táo" là báalt trong tiếng Burushaski hiện đại).

Có những giả thuyết về mối quan hệ giữa tiếng Burushaski và ngữ hệ Đông Bắc Kavkaz, ngữ hệ Tây Bắc Kavkaz, ngữ hệ Enisei và/hoặc ngữ hệ Ấn-Âu:

  • Siêu ngữ hệ "Dené–Kavkaz" chứa tiếng Burushaski, cũng như hai ngữ hệ Bắc Kavkaz và Enisei.[9][10]
  • Siêu ngữ hệ "Karasuk",[11] lại gộp tiếng Burushaski vào chung một nhánh với ngữ hệ Bắc Kavkaz,[12] và cả hai có quan hệ xa với hệ Enisei.
  • Cũng có đề xuất rằng tiếng Burushaki xuất phát từ một nhánh chính của ngữ hệ Ấn-Âu, dù nó không phải họ hàng gần với các ngôn ngữ Ấn-Iran lân cận về mặt địa lý với nó hiện nay.[13][14] Ilija Casule đã nhận thấy điểm tương đồng giữa tiếng Burushaski và tiếng Phrygia đã tuyệt chủng.[15]

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Burushaski được nói chủ yếu tại ba thung lũng: Hunza, Nagar, và Yasin. Phương ngữ Hunza và Nagar có hơi khác biệt, nhưng rõ ràng vẫn là chung một ngôn ngữ. Phương ngữ Yasin, còn có tên Werchikwar, có nhiều khác biệt hơn hẳn. Người nói phương ngữ Hunza-Nagar và người nói phương ngữ Yasin sẽ có nhiều khó khăn trong giao tiếp. Yasin đôi khi được xem là một ngôn ngữ riêng.[16] Yasin ít bị ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ xung quanh nhất, tuy người nói nó vẫn thành thục tiếng Khowar. Số người nói tiếng Yasin chiếm khoảng 1/4 tổng số người nói tiếng Burushaski.[17]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ahmed, Musavir (2016). “Ethnicity, Identity and Group Vitality: A study of Burushos of Srinagar”. Journal of Ethnic and Cultural Studies (bằng tiếng Anh). 3 (1): 1–10. ISSN 2149-1291.
  2. ^ Munshi, Sadaf (2006). Jammu and Kashmir Burushashki: Language, Language Contact, and Change (bằng tiếng Anh). The University of Texas at Austin. tr. 6. The J & K Burushos – speakers of the variety of Burushaski spoken in Jammu & Kashmir (henceforth "JKB") in India – are settled in and around a small locality by the foothills of Hari Parbat Fort in Srinagar, the capital of the state of Jammu & Kashmir (henceforth "J & K").
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Burushaski”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ “Encyclopedia - Britannica Online Encyclopedia”. Original.britannica.com. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2013.
  5. ^ “Dissertation Abstracts”. Linguist List. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2013.
  6. ^ “Copyright by Sadaf Munshi, 2006” (PDF). Repositories.lib.utexas.edu. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2013.
  7. ^ “Burushaski”. Ethnologue. ngày 19 tháng 2 năm 1999. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2013.
  8. ^ “BURUSHASKI – Encyclopaedia Iranica”. Iranicaonline.org. ngày 15 tháng 12 năm 1990. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2013.
  9. ^ John Bengtson, Some features of Dene–Caucasian phonology (with special reference to Basque). Cahiers de l’Institut de Linguistique de Louvain (CILL) 30.4: 33-54,
  10. ^ John Bengtson and V. Blazek, "Lexica Dene–Caucasica". Central Asiatic Journal 39, 1995, 11-50 & 161-164
  11. ^ George van Driem (2001) Languages of the Himalayas: An Ethnolinguistic Handbook of the Greater Himalayan Region, Brill
  12. ^ John Bengtson, Ein vergleich von buruschaski und nordkaukasisch, Georgica 20, 1997, 88-94 [1]
  13. ^ Casule, Ilija. 2003. Evidence for the Indo-European laryngeals in Burushaski and its genetic affiliation with Indo-European. The Journal of Indo-European Studies 31:1–2, pp 21–86.
  14. ^ Čašule, Ilija. 2012. Correlation of the Burushaski Pronominal System with Indo-European and Phonological and Grammatical Evidence for a Genetic Relationship. The Journal of Indo-European Studies 40:1–2, pp 59 ff, with review by Hamp, Huld, and Bengtson & Blazek
  15. ^ Correlation of the Burushaski pronominal system with Indo-European and phonological and grammatical evidence for a genetic relationship
  16. ^ Backstrom & Radloff (1992), Anderson (2006)
  17. ^ Anderson 1997: 1022