[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Thoại Sơn

Thoại Sơn
Huyện
Huyện Thoại Sơn
Trên đường Gò Cây Thị nhìn về núi Ba Thê
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhAn Giang
Huyện lỵThị trấn Núi Sập
Trụ sở UBNDĐường Trưng Vương, ấp Đông Sơn 2, thị trấn Núi Sập
Phân chia hành chính3 thị trấn, 14 xã
Thành lập23/8/1979
Địa lý
Tọa độ: 10°15′44″B 105°15′57″Đ / 10,2622°B 105,265723°Đ / 10.262200; 105.265723
MapBản đồ huyện Thoại Sơn
Thoại Sơn trên bản đồ Việt Nam
Thoại Sơn
Thoại Sơn
Vị trí huyện Thoại Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích470,82 km²[1]
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng163.427 người[2]
Thành thị40.969 người (25.1%)
Nông thôn122.458 người (74.9%)
Mật độ347 người/km²
Dân tộcKinh, Kmher,...
Khác
Mã hành chính894[3]
Biển số xe67-M1-AM
Websitethoaison.angiang.gov.vn

Thoại Sơn là một huyện thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Thoại Sơn nằm ở phía nam của tỉnh An Giang, có vị trí địa lý:

Huyện có diện tích 458,69 km², dân số năm 2019 là 163.427 người[2], mật độ dân số đạt 356 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thoại Sơn vốn là tên chữ của núi Sập, ngọn núi tại trung tâm huyện[4]. Năm 1817, khi Thoại Ngọc Hầu làm trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, ông nhận thấy việc giao thương giữa Hà Tiên, Rạch Giá với Châu Đốc đều phải đi vòng đường biển bất tiện, nên đã tâu vua Gia Long nạo vét con sông Ba Lạch. Năm 1818, kênh Đông Xuyên được đào nối rạch Đông Xuyên với đường sông Kiên Giang, hoàn thành sau một tháng. Để tưởng nhớ công lao của Thoại Ngọc hầu, triều đình đã đặt tên cho kênh Đông Xuyên là Thoại Hà và ngọn núi nhìn xuống dòng kênh là Thoại Sơn.[5]

Dưới thời nhà Nguyễn, vùng đất Thoại Sơn hiện nay thuộc tổng Định Phước, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Theo địa bạ An Giang năm 1836, tổng Định Phước có 9 thôn: Mỹ Phước, Mỹ Thạnh, Tân Thuận Đông, Thạnh Hòa Trung, Thoại Sơn, Thới Thuận, Vĩnh Chánh, Vĩnh Phú, Vĩnh Trinh.

Đến thời Pháp thuộc, địa bàn huyện Thoại Sơn thuộc hai tổng Định Phú và Định Phước của quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên. Sau Cách mạng Tháng Tám, Ủy ban Hành chính tỉnh Long Xuyên tách 3 xã: Thoại Sơn, Vọng Thê và Định Mỹ thuộc tổng Định Phú để thành lập quận Núi Sập. Đến năm 1948, quận Núi Sập đổi tên thành huyện Thoại Sơn. Huyện Thoại Sơn lúc này thuộc tỉnh Long Châu Hậu, năm 1950 thuộc tỉnh Long Châu Hà (hai tỉnh Long Châu Hậu và Hà Tiên sáp nhập) và đến năm 1950 lại sáp nhập vào huyện Châu Thành.

Năm 1953, chính quyền Quốc gia Việt Nam cũng thành lập quận Núi Sập thuộc tỉnh Long Xuyên. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Long Xuyên sáp nhập với tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang, quận Núi Sập thuộc tỉnh An Giang. Đến năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho dời quận lỵ Núi Sập từ xã Thoại Sơn vào xã Vọng Thê và đổi tên thành quận Huệ Đức.

Về phía chính quyền cách mạng, quận Huệ Đức được gọi là huyện Huệ Đức. Tháng 10 năm 1961, Tỉnh ủy An Giang quyết định thành lập liên huyện Châu Thành – Huệ Đức lấy tên là huyện Châu Thành. Tháng 8 năm 1971, theo quyết định của Trung ương Cục miền Nam, tỉnh An Giang được chia thành hai tỉnh An Giang và Châu Hà, huyện Huệ Đức được tái lập thuộc tỉnh Châu Hà. Tháng 5 năm 1974, Trung ương Cục lại quyết định giải thể các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong để thành lập hai tỉnh Long Châu TiềnLong Châu Hà, huyện Huệ Đức thuộc tỉnh Long Châu Hà.[6][7]

Sau năm 1975, huyện Huệ Đức thuộc tỉnh An Giang. Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Huệ Đức sáp nhập vào huyện Châu Thành theo Quyết định số 56-CP của Hội đồng Chính phủ.[8]

Ngày 23 tháng 8 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 300-CP[9]. Theo đó, chia huyện Châu Thành thành hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn.

Huyện Thoại Sơn bao gồm thị trấn Núi Sập (huyện lỵ) và 11 xã: Định Mỹ, Định Thành, Phú Hòa, Tây Phú, Thoại Giang, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Vọng Đông, Vọng Thê.

Ngày 28 tháng 10 năm 1993, thành lập xã Mỹ Phú Đông trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Tây Phú, Vĩnh Phú và Định Mỹ.

Ngày 22 tháng 3 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2002/NĐ-CP[10]. Theo đó:

  • Thành lập thị trấn Phú Hòa trên cơ sở 523 ha diện tích tự nhiên và 9.033 người của xã Phú Hoà; 220 ha diện tích tự nhiên và 2.056 người của xã Vĩnh Trạch
  • Đổi tên xã Phú Hòa thành xã Phú Thuận

Ngày 19 tháng 5 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2003/NĐ-CP[11]. Theo đó:

  • Thành lập thị trấn Óc Eo trên cơ sở 989,9 ha diện tích tự nhiên và 11.819 người của xã Vọng Thê
  • Thành lập xã Bình Thành trên cơ sở 837,3 ha diện tích tự nhiên và 498 người của xã Vọng Thê, 2.111 ha diện tích tự nhiên và 10.489 người của xã Thoại Giang.

Ngày 12 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2005/NĐ-CP[12]. Theo đó, thành lập xã An Bình trên cơ sở 1.636 ha diện tích tự nhiên và 4.804 người của xã Tây Phú, 1.221 ha diện tích tự nhiên và 2.355 người của xã Vọng Đông.

Huyện Thoại Sơn có 3 thị trấn và 14 xã như hiện nay.

Ngày 12 tháng 1 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 13/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Núi Sập là đô thị loại IV.[13]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Thoại Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Núi Sập (huyện lỵ), Óc Eo, Phú Hòa và 14 xã: An Bình, Bình Thành, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ Phú Đông, Phú Thuận, Tây Phú, Thoại Giang, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Vọng Đông, Vọng Thê được chia thành 76 khóm, ấp.

Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Đơn vị hành chính cấp xã Thị trấn
Núi Sập
Thị trấn
Óc Eo
Thị trấn
Phú Hòa

An Bình

Bình Thành

Định Mỹ

Định Thành

Mỹ Phú Đông

Phú Thuận

Tây Phú

Thoại Giang

Vĩnh Chánh

Vĩnh Khánh

Vĩnh Phú

Vĩnh Trạch

Vọng Đông

Vọng Thê
Diện tích (km²) 9,49 12,14 7,55 28,01 29,95 37,04 35,41 30,90 31,20 34,75 29,45 38,17 32,70 36,8 20,58 29,56 27,11
Dân số (người) 17.633 11.472 11.864 5.474 7.394 10.118 10.644 3.903 10.115 5.139 10.100 9.951 9.609 9.894 15.309 10.184 4.624
Mật độ dân số (người/km²) 1.858 945 1.571 195 247 273 301 126 324 148 343 261 294 269 744 345 171
Số đơn vị hành chính 5 khóm 4 khóm 5 khóm 4 ấp 4 ấp 4 ấp 5 ấp 3 ấp 4 ấp 5 ấp 4 ấp 4 ấp 4 ấp 6 ấp 7 ấp 4 ấp 4 ấp
Nguồn: Kết quả điều tra dân số và nhà ở tỉnh An Giang 1/4/2019[1][14]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn huyện có 4 trường cấp 3 đang hoạt động và 1 trường cấp 3 ngừng hoạt động:

THPT Nguyễn Khuyến (Thị trấn Phú Hòa)

THPT Bán Công Phú Hòa (Thị trấn Phú Hòa- Ngừng hoạt động)

THPT Vĩnh Trạch (Xã Vĩnh Trạch)

THPT Nguyễn Văn Thoại (Thị trấn Núi Sập)

THPT Vọng Thê (Thị trấn Óc Eo)

Huyện còn có 16 trường cấp 2 tương ứng với mỗi Thị Trấn và xã (trừ xã Mỹ Phú Đông).

Trường cấp 1 có mặt ở mọi địa phương, có địa phương lên tới 3 trường tiểu học.

Trường mẫu giáo có khá nhiều trên địa bàn huyện.

Ngoài ra huyện có Trường Trung Cấp nghề huyện Thoại Sơn (Thị trấn Núi Sập) và Trường dành cho trẻ em gặp khó khăn Khai Trí (Thị trấn Phú Hòa),...

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉnh lộ 943, đoạn đi qua thị trấn Phú Hòa

quốc lộ 80đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đi qua.

Di tích - Thắng cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Chùa Linh Sơnthị trấn Óc Eo

Huyện có khu di tích Óc Eo nổi tiếng, nơi có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7. Ngoài ra, huyện còn có núi Sập, núi Ba Thê, khu du lịch Hồ Ông Thoại...

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Kế hoạch sử dụng đất phân theo địa phương tỉnh An Giang năm 2020”. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ a b “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Tổng cục Thống kê.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Bùi Văn Vượng (2012). Tổng tập dư địa chí Việt Nam - tập 4. Nhà xuất bản Thanh Niên. tr. 89.
  5. ^ Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Nhà xuất bản Thế Giới. 2008. tr. 133–135.
  6. ^ “An Giang qua các thời kỳ lịch sử”. Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang. 8 tháng 1 năm 2014.
  7. ^ “Lịch sử hình thành”. Cổng thông tin điện tử huyện Thoại Sơn. 11 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ “Quyết định 56-CP năm 1977 về việc hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh An Giang”.
  9. ^ “Quyết định 300-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang do Hội đồng Chính phủ ban hành”.
  10. ^ “Nghị định số 29/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, thị trấn Phú Hòa và đổi tên xã Phú Hòa thành xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”.
  11. ^ “Nghị định 53/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Thoại Sơn, Phú Tân, Tân Châu và thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang”.
  12. ^ “Nghị định 52/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường, xã, thị trấn thuộc thành phố Long Xuyên và các huyện Tịnh Biên, An Phú, Thoại Sơn, Tân Châu, tỉnh An Giang”.
  13. ^ “Công nhận thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là đô thị loại IV”. Bộ Xây dựng. 22 tháng 1 năm 2016.
  14. ^ “Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2019”. Cục Thống kê tỉnh An Giang.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]