[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Thần kinh trên vai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thần kinh trên vai
Thần kinh trên vai, thần kinh nách, và thần kinh quay. (Thần kinh trên vai ở vùng trên-trái.)
Đám rối thần kinh cánh tay phải với nhánh ngắn, nhìn từ phía trước. (Thần kinh trên vai ở vùng trên-trái.)
Latinh nervus suprascapularis
Phân bố cơ trên gai, cơ dưới gai
Từ C5–C6 của đám rối thần kinh cánh tay

Thần kinh trên vai (tiếng Anh: Suprascapular nerve; tiếng Pháp: Le nerf supra-scapulaire) là thần kinh phát sinh từ đám rối cánh tay, chi phối các cơ bám vào xương vai, cụ thể là cơ trên gaicơ dưới gai.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thần kinh trên vai phát sinh từ thân trên đám rối cánh tay, do sự kết hợp giữa nhánh bụng của thần kinh sống cổ 5 và 6 (C5, C6). Sau khi phân nhánh từ thân trên, thần kinh đi qua tam giác cổ sau song song với bụng dưới cơ hai bụng và chui vào sâu đến cơ thang. Sau đó, nó chạy dọc theo bờ trên của xương vai, đi qua rãnh trên vai, dưới dây chằng ngang trên của xương vai (dây chằng quạ) và đi vào hố trên gai.[1] Sau đó thần kinh đi dưới cơ trên gai, và đi thành hình một đường cong xung quanh bờ trong (phía cột sống) xương vai qua khuyết xương vai (còn gọi là khuyết trên vai, khuyết quạ) vào hố dưới gai.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thần kinh trên vai là thần kinh ngoại biên hỗn hợp, chứa các sợi vận động và cảm giác.

Chi phối vận động

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi phối cảm giác

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hố trên gai thần kinh phân ra hai nhánh đến cơ trên gai và trong hố dưới gai thần kinh phân ra hai nhánh đến cơ dưới gai.

Ý nghĩa lâm sàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ trên gai giúp giạng cánh tay 0°-15°. Cơ dưới gai hỗ trợ xương cánh tay xoay ngoài.

Hình ảnh bổ sung

[sửa | sửa mã nguồn]

liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết này kết hợp văn bản trong phạm vi công cộng từ trang 932 , sách Gray's Anatomy tái bản lần thứ 20 (1918).

  1. ^ a b c Avery, BW; Pilon, FM; Barclay, JK (tháng 11 năm 2002). “Anterior coracoscapular ligament and suprascapular nerve entrapment”. Clinical anatomy (New York, N.Y.). 15 (6): 383–6. doi:10.1002/ca.10058. PMID 12373728.
Sách