Thần Mặt Trời
Giao diện
Sự tôn thờ Thần Mặt Trời (cả nam thần và nữ thần) xuất hiện trong khá nhiều nền văn hóa của các dân tộc, sắc tộc khác nhau trên khắp các châu lục. Vị thần Mặt trời thường được khuôn mẫu là vị thần đứng đầu trong số các vị thần bầu trời các vị thần thời tiết và được thờ phượng theo tục thờ thiên thể. Thần mặt trời cũng có quan hệ với tục thờ lửa với yếu tố hoả tính rựa cháy.
Ghi nhận
[sửa | sửa mã nguồn]- Nữ thần Mặt trời Amaterasu: Nữ thần Mặt Trời của Nhật Bản, được người Nhật tôn thờ từ xưa đến nay. Vì vậy nên Nhật Bản được gọi là "đất nước Mặt Trời mọc" và có biểu tượng Mặt Trời trên quốc kỳ.
- Thần Apollo: vị thần của âm nhạc, thơ ca, nghệ thuật, dịch hạch, bắn cung của thần thoại Hy Lạp
- Thần Helios là vị thần mặt trời cưỡi cổ xe tứ mã trong thần thoại Hy Lạp.
- Thần Sol trong thần thoại La Mã.
- Dân tộc Êđê: Thần Yang Hruê (Giàng Hờ-rê)
- Dân tộc Dao: Thần Chang Lô Cô có mắt trái là Mặt Trời, mắt phải là Mặt Trăng
- Người Gia Rai: thần Yang Dai (Giàng Dai)
- Người M'Nông: Thần Yang Nar, Yang TNghe, Yang Măt.[1]
- Mặt Trời tháng Năm là biểu tượng mặt trời trên quốc huy của Argentina, Uruguay
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Biểu tượng mặt trời
- Vị thần bầu trời
- Thần trăng
- Vị thần thời tiết
- Thờ thiên thể
- Tục thờ lửa
- Hoả giáo hay Bái hoả giáo
- Trống đồng Ngọc Lũ