[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Tú Trinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tú Trinh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Hà Thị Thu Ba
Ngày sinh
30 tháng 3, 1952 (72 tuổi)
Nơi sinh
Sài Gòn
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệp
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1967–nay
Tác phẩm
Giải thưởngGiải Mai Vàng (1999)

Ảnh hưởng bởi

Tú Trinh (sinh năm 1952) là một nữ nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ kịch nói, diễn viên lồng tiếng gạo cội người Việt Nam. Bà được biết đến là một trong những giọng đọc huyền thoại của nền phim ảnh Việt Nam. Bà cũng là nghệ sĩ thủ vai Thúy Liễu thành công nhất trong vở cải lương kinh điển "Chuyện tình Lan và Điệp".

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tú Trinh tên khai sinh là Hà Thị Thu Ba, sinh 1952 ở Sài Gòn trong gia đình nghèo, có 9 người con, gốc Quảng Ngãi. Cha của bà là nhạc sĩ cổ nhạc Chín Trích, được xưng tụng trong nhóm "ngũ bá danh cầm" của sân khấu cải lương tại Sài Gòn.[1]

Tú Trinh khởi nghiệp từ cải lương Hồ Quảng khi còn rất trẻ, chuyên được giao phó những vai tỳ nữ trong các vở tuồng cổ của Đoàn đồng ấu Minh Tơ, trong khi những đào kép chính thời đó là Bo Bo Hoàng, Bạch Liên, Thanh Thế, Bạch Lê. Thời gian này, bà học tiểu học ở trường Cầu Kho, đường Trần Hưng Đạo.

Sau đó, bà theo học cải lương tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ, nay là Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc đó, được gia đình động viên, dù chưa đủ tuổi, nhưng bà vẫn xin vào học dự thính. Mãi đến 3 năm sau, bà được thi lên lớp, sau khi đậu hạng nhất với nét diễn xuất rất linh hoạt. Bà theo học tại đây đến hết cao đẳng, nhưng vì gia đình nghèo, nên không thể tiếp tục học.

Tú Trinh bắt đầu lồng tiếng từ năm 14 -15 tuổi, lồng từ trước 1975 cho phim Ấn Độ, Hong Kong, Đài Loan.

Ở lĩnh vực cải lương, Tú Trinh ghi dấu ấn đậm nét qua các vai Thúy Liễu trong Lan và Điệp, vai Dung trong Tô Ánh Nguyệt. Với kịch nói, có thể kể các vở như Cô gái lái xe và chiếc bình cổ, Tình nghệ sĩ, Những thước phim đời, Chuyến tàu hoàng hôn. Bà sớm được mời cộng tác của hầu hết những ban kịch nổi tiếng thời bấy giờ như ban Vũ Đức Duy, Sống, Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương.

Bà cũng đã tham gia đóng rất nhiều phim điện ảnh và truyền hình, ví dụ như Anh yêu em, Giỡn mặt tử thần, Gọi tình yêu quay về, Lá sầu riêng, Sắc hoa màu nhớ, Đời vũ nữ, Người đẹp Tây Đô,[2] Vũ khúc con cò, Áo lụa Hà Đông, Trưởng giả kén rể, Lật mặt 4.[3]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1979, bà lập gia đình với nhạc sĩ Cao Phi Long, lúc họ cùng cộng tác ở Đoàn kịch nói Kim Cương. Họ có với nhau một con gái tên Khánh Hà, sinh năm 1983.[4] Tuy nhiên, sau đó bà quyết định chia tay vì một số mâu thuẫn không thể giải quyết.[5]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Tác phẩm đề cử Kết quả Nguồn
1999 Giải Mai Vàng Kịch nói Tôi chờ ông đạo diễn Đoạt giải [6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mai Ngọc (27 tháng 4 năm 2019). “Nghệ sĩ Tú Trinh: "Tôi với con ngoài đời thì thân ai nấy lo". Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập 30 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ T.N (5 tháng 11 năm 2019). “Diễn viên 'Người đẹp Tây Đô' người qua đời, người làm mẹ đơn thân”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập 30 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Nguyên Hoàng (28 tháng 4 năm 2019). “Tú Trinh: 'Tôi không còn đi diễn chỉ vì tiền'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập 30 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Thanh Hiệp (25 tháng 3 năm 2020). “Nghệ sĩ lồng tiếng (kỳ 3): Tú Trinh - từ cải lương thành bậc thầy lồng tiếng”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập 30 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ ĐSPL (20 tháng 8 năm 2015). "Bà mẹ chồng ác nhất màn ảnh Việt" bây giờ ra sao?”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập 30 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ V.Nghệ (1 tháng 12 năm 2016). “Danh sách Giải Mai Vàng V- 1999”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập 29 tháng 1 năm 2022.