Sân bay Haneda
Sân bay quốc tế Tokyo | |||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
東京国際空港 Tōkyō Kokusai Kūkō | |||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
Thông tin chung | |||||||||||||||||||||||
Kiểu sân bay | Công cộng | ||||||||||||||||||||||
Cơ quan quản lý | Cục hàng không Tokyo, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (khu sân bay); Japan Airport Terminal Co., Ltd. (các nhà ga) | ||||||||||||||||||||||
Vị trí | Ōta, Tokyo, Nhật Bản | ||||||||||||||||||||||
Phục vụ bay cho | Japan Airlines All Nippon Airways Skymark Airlines Air Do Skynet Asia Airways | ||||||||||||||||||||||
Độ cao | 21 ft / 6 m | ||||||||||||||||||||||
Tọa độ | 35°33′12″B 139°46′52″Đ / 35,55333°B 139,78111°Đ | ||||||||||||||||||||||
Trang mạng | www.tokyo-airport-bldg.co.jp | ||||||||||||||||||||||
Đường băng | |||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
Thống kê (2010) | |||||||||||||||||||||||
Số lượt khách | 64.211.074 | ||||||||||||||||||||||
Nguồn: AIP Nhật Bản tại AIS Japan[1] Số liệu thống kê từ ACI |
Sân bay quốc tế Tokyo (tiếng Nhật: 東京国際空港, Tōkyō Kokusai Kūkō, Đông Kinh quốc tế không cảng), tên thông dụng là Sân bay Haneda (羽田空港, Haneda Kūkō, Vũ Điền không cảng) (IATA: HND, ICAO: RJTT) là một trong hai sân bay chính phục vụ Vùng thủ đô Tōkyō, và là cơ sở chính của hai hãng hàng không nội địa lớn nhất Nhật Bản, Japan Airlines (Nhà ga 1) và All Nippon Airways (Nhà ga 2), cũng như Air Do, Skymark Airlines, Solaseed Air và StarFlyer. Nó nằm ở Ōta, Tokyo, cách Ga Tokyo 15 km (9,3 mi) về phía nam.
Sân bay Haneda là sân bay quốc tế chính cho thành phố Tokyo đến năm 1978. Từ năm 1978 đến năm 2010, sân bay Haneda chủ yếu phục vụ các chuyến bay nội địa đến và đi từ Tokyo cũng như các chuyến bay thuê chuyến tới các điểm đến lớn tại Đông Á và Đông Nam Á, trong khi Sân bay quốc tế Narita phục vụ phần lớn các chuyến bay quốc tế. Năm 2010, nhà ga quốc tế, hiện được gọi là nhà ga số 3, chính thức hoạt động cùng với việc hoàn thành xây dựng đường băng thứ tư, đã cho phép sân bay Haneda phục vụ các chuyến bay đường dài. Sân bay Haneda chính thức phục vụ các chuyến bay đường dài từ tháng 3 năm 2014, cung cấp dịch vụ bay thẳng tới 25 thành phố thuộc 17 quốc gia.[2]
Chính phủ Nhật Bản khuyến khích sử dụng sân bay Haneda cho các đường bay của các hãng hàng không truyền thống (full service), trong khi sân bay Narita được sử dụng phục vụ các đường bay nối chuyến và các hãng không giá rẻ. Tuy nhiên, các hãng hàng không truyền thống (full service) lớn có thể lựa chọn bay tới đồng thời cả hai sân bay[3]. Sân bay Haneda đã phục vụ 87.098.683 hành khách vào năm 2018. Nếu tính theo số lượng hành khách, đây là sân bay bận rộn thứ ba tại châu Á và bận rộn thứ tư trên toàn thế giới, sau Sân bay quốc tế Hartsfiel-Jackson Atlanta, Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh (bận rộn nhất châu Á) và Sân bay quốc tế Dubai[4]. Sân bay Haneda có thể phục vụ 90 triệu hành khách một năm sau khi mở rộng vào năm 2018. Nếu tính gộp lượng khách của cả hai sân bay quốc tế Haneda và Narita, Tokyo có hệ thống sân bay bận rộn thứ ba trên thế giới, sau Luân Đôn và New York.
Năm 2020, Sân bay Haneda được xếp thứ hai trong bảng xếp hạng các sân bay tốt nhất thế giới, sau sân bay Changi của Singapore[5], và giành giải thưởng Sân Bay Nội Địa tốt nhất thế giới[6]. Năm 2021, sân bay tiếp tục được xếp thứ hai trong danh sách các sân bay tốt nhất thế giới, và duy trì danh hiệu Sân bay Nội địa tốt nhất thế giới của năm trước[7][8] .
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trước khi xây dựng sân bay Haneda, đây từng là một địa điểm du lịch tập trung nổi tiếng quanh Đền Anamori Inari, trong khi sân bay Tachikawa là sân bay chính của Tokyo. Đây là trụ sở chính của Japan Air Trasport, và sau đó là hãng hàng không quốc gia. Nhưng vì đây là căn cứ quân sự và cách trung tâm Tokyo 35 km (22 dặm), các phi công đã thường xuyên dùng nhiều bãi biển khác nhau của vịnh Tokyo làm đường băng, bao gồm cả những bãi biển mà hiện tại là sân bay Haneda (Haneda là thị trấn nằm trên vịnh Tokyo, đã được sáp nhập vào quận Kamata của Tokyo vào năm 1932)[9]. Năm 1930, Bộ Bưu Chính Nhật Bản đã mua 53 hecta đất khai hoang để xây dựng sân bay[10] .
Thời kỳ chiến tranh (1931 - 1945)
[sửa | sửa mã nguồn]Sân bay Haneda (羽田飛行場, Haneda Hikōjō) được mở cửa từ năm 1931 trên một khu đất nhỏ ở cuối phía tây của khu phức hợp sân bay ngày nay. Sân bay khi đó gồm một đường băng bê tông dài 300 mét, một nhà ga nhỏ và hai nhà chứa máy bay. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 25/08/1931 đi Đại Liên, Trung Quốc.
Trong những năm 1930, sân bay Haneda phục vụ các đường bay đến điểm đến ở Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên (nằm dưới sự cai trị của Nhật Bản) và Mãn Châu (do Mãn Châu Quốc cai trị)[11]. Các hãng bay của Nhật Bản đã mở các văn phòng đầu tiên ở Haneda vào thời gian này, và hãng hàng không quốc gia Mãn Châu Quốc (Manchukuo National Airways) bắt đầu dịch vụ bay giữa Haneda và Tân Kinh. JAT được đổi tên thành Hãng hàng không Hoàng gia Nhật Bản (Imperial Japanese Airways) sau khi quốc hữu hóa vào năm 1938. Lưu lượng hành khách và hàng hóa tăng mạnh trong năm này. Vào năm 1939, đường băng đầu tiên của sân bay Haneda được kéo dài lên 800 mét và đồng thời đường băng thứ hai dài 800 mét cũng được hoàn thành.[12] Diện tích sân bay tăng lên thành 72,8 hecta. Diện tích tăng thêm này được Bộ Bưu Chính mua từ bãi tập trận kế bên sân bay.[10]
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cả IJA và sân bay Haneda đều chuyển sang phục vụ cho mục đích quân sự. Sân bay Haneda cũng được Lực lượng Không quân - Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng để huấn luyện bay[10].
Vào cuối những năm 1930, chính quyền Tokyo lên kế hoạch xây dựng Sân bay Thành phố Tokyo mới trên một hòn đảo nhân tạo ở quận Koto. Với diện tích 251 hecta, sân bay này có diện tích gấp 5 lần sân bay Haneda và lớn hơn cả sân bay Tempelhof ở Berlin, và được cho là sân bay lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Dự án xây sân bay được phê duyệt vào năm 1938, dự kiến xây dựng đảo nhân tạo vào năm 1939 và hoàn thành vào năm 1941, nhưng dự án đã bị chậm tiến độ do hạn chế về nguồn lực do Chiến tranh thế giới thứ hai. Dự án này chính thức bị hủy bỏ sau chiến tranh, vì chính quyền của quân Đồng Minh ủng hộ việc mở rộng sân bay Haneda hơn là xây dựng một sân bay mới. Hòn đảo nhân tạo này ngay nay được gọi là Yumenoshima.[13]
Sự chiếm đóng của Hoa Kỳ (1945 - 1952)
[sửa | sửa mã nguồn]Vào ngày 12/9/1945, tướng Douglas MacArthur, Tư lệnh tối cao của Lực lượng Đồng Minh và là người đứng đầu Lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã ra lệnh chiếm sân bay Haneda. Vào ngày hôm sau, ông tiếp nhận sân bay. Sân bay được đổi tên thành Căn cứ lực lượng Lục quân Haneda, và ra lệnh trục xuất các cư dân sống gần đó để xây dựng các dự án mở rộng sân bay, bao gồm việc mở rộng hai đường băng hiện hữu lên 1.650 mét và 2.100 mét. Vào ngày 21, hơn 3.000 cư dân đã nhận được lệnh rời đi trong vòng 48 giờ. Nhiều người quyết định tái định cư ở phía bên kia sông tại quận Haneda, quanh ga Anamoriinari, và một số họ vẫn sống ở khu vực này cho đến ngày nay[14]. Dự án mở rộng sân bay bắt đầu được thực hiện vào tháng 10/1945 và hoàn thành vào tháng 6/1946. Sân bay lúc đó có diện tích 257,4 mét. Haneda được chỉ định là cảng nhập cảnh vào Nhật Bản.
Sân bay Haneda khi đó chủ yếu là một căn cứ vận tải quân sự và dân sự được Lục quân và Không quân Hoa Kỳ sử dụng làm điểm dừng cho các máy bay vận tải C-54 trong các hành trình khởi hành từ San Francisco tới Viễn Đông và ngược lại. Một số chiếc C-54, đóng tại Haneda, tham gia Cuộc phong tỏa Berlin. Những chiếc máy bay này được trang bị đặc biệt để chở than cho dân thường Đức. Nhiều máy bay trong số này đã ngừng hoạt động sau sự kiện này do nhiễm bụi than. Một số tướng Lục quân và Không quân Hoa Kỳ thường xuyên đỗ máy bay cá nhân của họ tại Haneda khi đến thăm Tokyo, bao gồm cả Tướng Ennis Whitehead. Trong Chiến tranh Triều Tiên, Haneda là căn cứ chính để chuyên chở các y tá Hải quân Hoa Kỳ, những người đã sơ tán thương binh và bệnh nhân từ Hàn Quốc đến Haneda để điều trị tại các bệnh viện quân sự ở Tokyo và Yokosuka.[15] Nhân viên quân sự Hoa Kỳ đóng tại Haneda thường được bố trí ở tại khu dân cư phức hợp Washington Heights ở trung tâm Tokyo (nay là Công viên Yoyogi).
Căn cứ không quân Haneda tiếp nhận các chuyến bay chở khách quốc tế đầu tiên vào năm 1947 khi Hãng hàng không Northest Orient Airlines bắt đầu các chuyến bay DC-4 qua Bắc Thái Bình Dương đến Hoa Kỳ và các điểm đến thuộc châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippines[16]. Hàng hàng không Pan American World Airways đã chọn Haneda làm điểm dừng chân trên tuyến "Vòng quanh thế giới" vào cuối năm 1947, với tuyến DC-4 đi hướng tây đến Thượng Hải, Hồng Kông, Kolkata, Karachi, Damascus, Istanbul, London và New York và tuyến Chòm sao (Constellation) đi Đảo Wake, Honolulu và San Francisco[17].
Hoa Kỳ đã trao lại một phần Haneda cho Nhật Bản vào năm 1952, phần này được gọi là Sân bay Quốc tế Tokyo. Quân đội Hoa Kỳ tiếp tục duy trì một căn cứ tại Haneda cho đến khi trao trả hoàn toàn cho Nhật Bản vào năm 1958.[10]
Thời kỳ là sân bay quốc tế (1952 - 1958)
[sửa | sửa mã nguồn]Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines bắt đầu thực hiện các chuyến bay nội địa đầu tiên từ Haneda vào năm 1951. Trong một vài năm sau chiến tranh, sân bay quốc tế Tokyo không có nhà ga hành khách. Japan Airport Terminal Co., Ltd được thành lập năm 1953 để xây dựng nhà ga hành khách đầu tiên. Nhà ga này chính thức mở cửa đón khách vào năm 1955. Một phần mở rộng của nhà ga phục vụ các chuyến bay quốc tế được mở vào năm 1963[18]. Các hãng hàng không châu Âu bắt đầu sử dụng sân bay Haneda vào những năm 1950. Air France khai thác chuyến bay đầu tiên đến Haneda vào tháng 11/1952[19]. Các chuyến bay của BOAC de Havilland Comet tới Luân Đôn và các chuyến bay SAS DC-7 đến Copenhagen qua Anchorage bắt đầu tư năm 1957. Japan Airlines và Aeroflot bắt đầu hợp tác dịch vụ cho các chuyến bay từ Haneda đến Moscow vào năm 1967. Pan Am và Northest Orient đã sử dụng Haneda như một sân bay căn cứ. Vào tháng 8/1957, Japan Airlines khai thác 86 chuyến bay nội địa và 8 chuyến bay quốc tế hàng tuần từ sân bay Haneda. Các chuyến bay quốc tế khác mỗi tuần: 7 chuyến của Civil Air Transport, 3 chuyến Thai DC-4, 2 chuyến Hồng Kông Airways Viscount, 2 chuyến Air India và 1 chuyến Qantas. Northest có 16 chuyến khởi hành mỗi tuần, Pan Am có 12 chuyến và Canada Pacific có 4 chuyến, 3 chuyến của Air France, 3 chuyến của KLM, 5 chuyến của SAS, 2 chuyến của Swissair và ba chuyến của BOAC. Tính đến năm 1966, sân bay có ba đường băng: 15L/33R (3,150 m × 61 m), 15R/33L (3,002 m × 55 m) và 4/22 (1,570 m × 46 m)[20].
Tuyến đường sắt một ray Tokyo Monorail kết nối sân bay Haneda với trung tâm Tokyo được mở vào năm 1964, trong thời gian diễn ra thế vận hội Tokyo. Trong năm 1964, Nhật Bản dỡ bỏ các hạn chế đi lại đối với công dân của mình, khiến lưu lượng hành khách tăng cao đáng kể[18]. Sự ra đời của máy bay phản lực vào những năm 1960, đặc biệt là máy bay Boeing 747 vào năm 1970 đòi hỏi những cải tiến về cơ sở hạ tầng của sân bay Haneda, bao gồm cả việc sử dụng đường băng ban đầu 15R/33L làm sân đỗ sân bay. Năm 1961, chính phủ lên kế hoạch mở rộng sân bay Haneda với đường băng thứ ba và bổ sung sân đỗ máy bay. Tuy nhiên các dự báo cho thấy việc mở rộng chỉ đáp ứng được năng lực khai thác cho khoảng 10 năm sau khi hoàn thành. Vì vậy, năm 1966, chính phủ Nhật Bản quyết định xây dựng một sân bay mới cho các chuyến bay quốc tế. Năm 1978, sân bay Narita khai trương, tập trung khai thác các chuyến bay quốc tế trong vùng Đại đô thị Tokyo, và sân bay Haneda trở thành sân bay nội địa.[10]
Thời kỳ là sân bay nội địa (1978 - 2010)
[sửa | sửa mã nguồn]Trong khi hầu hết các chuyến bay quốc tế chuyển sang khai thác tại sân bay Narita vào năm 1978, các hãng hàng không có trụ sở tại Trung Hoa Dân Quốc trên đảo Đài Loan tiếp tục sử dụng sân bay Haneda trong nhiều năm do xung đột chính trị giữa Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). China Airlines vận hành đường bay đến Đài Bắc và Honolulu từ sân bay Haneda. Hãng hàng không lớn thứ hai Đài Loan, EVA Air, tham gia CAL tại Haneda vào năm 1999. Tất cả chuyến bay của các hãng hàng không Đài Loan chuyển đến hoạt động Narita vào năm 2002 và tuyến bay Haneda-Honululu được ngừng khai thác. Năm 2003, JAL, ANA, Korean Air và Asiana Airlines bắt đầu khai thác đường bay từ Haneda đến sân bay Gimpo ở Seoul.
Bộ Giao thông Nhật Bản đưa ra kế hoạch mở rộng Haneda vào năm 1983, theo đó sân bay sẽ được mở rộng ra bãi lấn biển ở vịnh Tokyo với mục đích tăng công suất, giảm tiếng ồn và tận dụng lượng rác thải do Tokyo tạo ra. Vào tháng 7/1988, một đường băng mới dài 3.000 mét được mở trên khu vực bồi lấp. Vào tháng 9/1993, nhà ga sân bay cũ được thay thế bằng nhà ga hành khách phía Tây mới, có biệt danh là "Con chim lớn" (Big Bird). Các đường băng C (song song) và B (chéo) mới lần lượt được hoàn thành vào tháng 3/1997 và tháng 3/2000. Năm 2004, nhà ga số 2 mở tại Haneda cho ANA và Air Do, nhà ga năm 1993, nay được gọi là Nhà ga 1, trở thành nơi khai thác của Japan Airlines, Skymark và Skynet Asia Airways[21].
Vào tháng 10/2006, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đạt được một thỏa thuận không chính thức, khởi động các cuộc đàm phán song phương về việc khai thác đường bay giữa sân bay Haneda và sân bay quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải[22]. Vào ngày 25/6/2007, hai chính phủ đã ký kết một thỏa thuận cho phép khai thác đường bay Haneda - Hồng Kiều bắt đầu từ tháng 10/2007[23]. Từ tháng 8/2015, Haneda cũng bắt đầu cung cấp các chuyến bay đến sân bay khác của Thượng Hải, Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải (nơi hầu hết chuyến bay đến Narita), điều đó có nghĩa là không còn đường bay giữa thành phố Tokyo với sân bay Hồng Kiều, mà chỉ còn đường bay giữa Haneda và Phố Đông.
Tháng 12/2007, Nhật Bản và Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đạt được thỏa thuận về mở các chuyến bay thuê chuyến giữa sân bay Haneda và sân bay Nam Nguyên Bắc Kinh. Tuy nhiên, do những khó khăn trong việc đàm phán với lực lượng quân sự tại Nam Nguyên, các chuyến bay thuê chuyến đầu tiên vào tháng 8/2008 (trùng với Thế vận hội 2008) đã sử dụng sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh, cũng như các chuyến bay thuê chuyến tiếp theo đến Bắc Kinh[24].
Tháng 6/2007, Haneda cho phép khai thác các chuyến bay quốc tế khởi hành từ 8:30 tối đến 11:00 tối và chuyến bay hạ cánh từ 6:00 sáng đến 8:30 phút sáng. Sân bay cho phép khởi hành và hạ cánh giữa 11:00 tối vào 6:00 sáng, vì sân bay Narita bị đóng cửa trong thời gian này[25][26].
Macquarie Bank và Macquarie Airports sở hữu 19,9% cổ phần của Japan Airport Terminal cho đến năm 2009, khi họ bán lại cổ phần của mình cho công ty[27].
Mở rộng các đường bay quốc tế (2010 - 2014)
[sửa | sửa mã nguồn]Nha ga số 3 cho các chuyến bay quốc tế được hoàn thành vào tháng 10/2010. Chi phí để xây dựng nhà ga gồm năm tầng và bãi đậu xe có sức chưa 2.300 ô tô được chi trả bởi tổ chức tài chính tư nhân. Doanh thu từ nhượng quyền khai thác miễn thuế và phí sử dụng hạ tầng là 2.000 yên mỗi hành khách. Cả hai tuyến tàu điện Tokyo Monorail và Keikyu Airport Line đều bổ sung thêm nhà ga tàu điện tại nhà ga hành khách mới và một một nhà ga hàng hóa quốc tế đã được xây dựng gần đó[28][29]. Đường băng thứ 4(05/23), gọi là D Runway,[30] được hoàn thành vào năm 2010, xây dựng thông qua cải tạo đất phía nam của sân bay hiện có. Đường băng này được thiết kế để tăng công suất hoạt động của Haneda từ 285.000 lượt khách lên 407.000 lượt khách mỗi năm, giúp tăng tần suất khai thác trên các tuyến bay hiện có, cũng như các tuyến bay mới[28]. Đặc biệt, Haneda sẽ cung cấp thêm các slot bay để có thể khai thác 60.000 chuyến bay quốc tế mỗi năm (30.000 chuyến bay vào ban ngày và 30.000 chuyến bay vào đêm khuya và sáng sớm)[31][32].
Vào tháng 5/2008, Bộ Giao thông Nhật Bản thông báo rằng các chuyến bay quốc tế được phép thực hiện giữa Haneda và bất kỳ điểm đến nào ở nước ngoài, với điều kiện các chuyến bay đó phải được khai thác từ 11:00 đêm đến 7:00 sáng[31]. Ban đầu, Bộ Giao thông dự định phân bổ một số slot hạ cánh có sẵn cho các chuyến bay quốc tế dài 1.947 km trở xuống (bằng khoảng cách đến Ishigaki, đường bay nội địa dài nhất từ Haneda)[28].
30.000 slot bay quốc tế có sẵn khi mở cửa nhà ga số 3 vào tháng 10/2010, và được phân bổ cho các cơ quan quản lý hàng không ở một số quốc gia để phân bổ thêm cho các hãng hàng không. Trong khi đó, đường bay đến Seoul, Đài Bắc, Thượng Hải và các điểm đến khác trong khu vực tiếp tục được khai thác trong ngày, các chuyến bay đường dài bị giới hạn trong khung giờ ban đêm. Nhiều chuyến bay đường dài từ Haneda gặp khó khăn, chẳng hạn như chuyến bay của British Airways đến Luân Đôn (tạm thời bị đình chỉ và sau đó được khôi phục với tuần suất ít hơn trước khi trở thành chuyến bay thường lệ vào ban ngày) và Air Canada với dịch vụ bay đến Vancouver (được thông báo sẽ khai thác nhưng chưa bao giờ được vận hành cho đến khi Air Canada khai thác liên danh với chuyến bay Haneda-Vancouver của ANA). Delta Air Lines đã thay thế đường bay ban đầu của mình đến Detroit bằng chuyến bay đến Seatle trước khi hủy bỏ hoàn toàn để ưu tiên các chuyến bay vào khung giờ ban ngày đến Los Angeles và Minneapolis (mặc dù cả hai đường bay đến Detroit và Seatle đã được khai thác trở lại vào khung giờ ban ngày)[33]. Tháng 10/2013, American Airlines thông báo hủy khai thác đường bay giữa Haneda và New York JFK và nói rằng nó "hoàn toàn không có lãi" do bị hạn chế vào khung giờ ban ngày tại Haneda[34].
Nhà ga quốc tế mới của sân bay Haneda đã nhận được nhiều lời phàn nàn từ hành khách vào ban đêm. Một trong những lời phàn nàn là nhà ga thiếu tiện nghi vì hầu hết các nhà hàng và cửa hàng đều đóng cửa vào ban đêm. Một góp ý khác là không có phương tiện giao thông công cộng giá cả phải chăng vào ban đều hoạt động ngoài nhà ga. Tuyến tàu điện Keikyu, Tokyo Monorail và hầu hết các tuyến xe buýt ngừng hoạt động ở Haneda trước nửa đêm, vì vậy hành khách hạ cánh vào ban đêm buộc phải đi taxi hoặc thuê ô tô để rời sân bay. Người phát ngôn của sân bay Haneda nói rằng họ sẽ làm việc với các bên khai thác giao thông công cộng và chính phủ để cải thiện tình trạng hiện tại[35].
Các slot bay quốc tế vào ban ngày đã được phân bổ vào tháng 10/2013. Trong quá trình đàm phán, ANA lập luận rằng hãng nên được phân bổ nhiều slot bay quốc tế hơn Japan Airlines do Japan Airlines đang tái cơ cấu sau khi nộp đơn phá sản và được chính phủ hỗ trợ gần đây. Cuối cùng, ANA giành được 11 slot bay hằng ngày so với 5 của JAL[33]. Chín cặp slot ban ngày khác đã được phân bổ cho các đường bay đến Hoa Kỳ vào tháng 2/2016. Các slot này dự kiến được phân bổ cùng với các slot ban ngày khác, nhưng các cuộc đàm phán về việc phân bổ đã bị đình trệ vào năm 2014, khiến Chính phủ Nhật bản quyết định chuyển các slot này cho các chuyến bay thuê chuyến của các quốc gia khác[36]. Các khung giờ bay ban ngày giúp tăng công suất chuyến bay giữa Tokyo và các điểm đến tại thị trường Châu Á, nhưng không ảnh hưởng lớn đến công suất đến thị trường Châu Âu, do một số hãng vận chuyển chỉ đơn giản là chuyển các chuyến bay từ Narita sang Haneda (đáng chú ý nhất là các hãng ANA và Lufthansa, gần như hoàn toàn chuyển sang Haneda)[37]. Để ngăn chặn việc này tiếp tục tái diễn, Bộ Đất Đai, Cơ Sở Hạ Tầng và Giao thông Nhật Bản đã đưa ra hướng dẫn không ràng buộc cho các hãng hàng không rằng bất kỳ chặng bay mới nào ở Haneda không được dẫn đến việc ngừng chặng bay tương ứng ở Narita, mặc dù các hãng hàng không có thể đáp ứng được yêu cầu này qua việc bay liên danh với một đối tác hàng không (ví dụ: ANA đã chuyển chặng bay từ Tokyo đến Luân Đôn sang sân bay Haneda trong khi vẫn duy trì hợp tác liên danh với Virgin Atlantic trên chặng bay Narita - Luân Đôn)[38].
Việc mở rộng nhà ga quốc tế mới đã hoàn thành vào cuối tháng 3/2014. Việc mở rộng bao gồm 8 cổng ra máy bay mới ở phía tây bắc của nhà ga hiện tại, mở rộng sân đỗ liền kề với 4 điểm đỗ máy bay mới, một khách sạn bên trong nhà ga quốc tế và các khu vực làm thủ tục, hải quan, nhập cảnh, khu vực chờ lên máy bay và trả hành lý[39].
Ngoài giới hạn về slot bay quốc tế, Sân bay Haneda vẫn giới hạn các slot bay nội địa; các slot bay nội địa được phân bổ lại 5 năm một lần và mỗi slot có giá trị 2 - 3 tỷ yên[40].
Các kế hoạch mở rộng (sau 2014)
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Tokyo giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2020, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch tăng công suất kết hợp của Haneda và Narita, đồng thời xây dựng một tuyến đường sắt mới nối từ sân bay Haneda đến ga Tokyo trong khoảng 18 phút[41].
JR East đã xem xét dự án nâng cấp tuyến vận tải hiện có từ ga Tamachi (tuyến Yamanote) để tạo tuyến đường sắt thứ ba đến sân bay[42], có khả năng kết nối với tuyến Uneno-Tokyo để cung cấp kết nối xuyên suốt đến Ueno và các điểm trên tuyến Utsunomiya và Takasaki[43]. Mặc dù đã có các cuộc bàn thảo về việc hoàn thành việc nâng cấp này trước thế vận hội, dự án đã bị gác lại vô thời hạn vào năm 2015[44].
Bộ Đất Đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông đang lên kế hoạch xây dựng một đường hầm giữa các nhà ga nội địa và quốc tế hiện hữu nhằm rút ngắn thời gian di chuyển giữa các nhà ga từ 60-80 phút hiện tại[45].
Haneda bị hạn chế không phận do nằm giữa căn cứ Không quân Yokota ở phía tây và Sân bay Quốc tế Narita ở phía đông. Do yêu cầu của các sân bay này và lo ngại về tiếng ồn, các chuyến bay của Haneda thường đến và đi theo các tuyến đường vòng qua vịnh Tokyo. Một hành lang bay đến mới phía tây Tokyo và một hành lang khởi hành khởi hành mới qua Yokohama, Kawasaki và trung tâm Tokyo, giới hạn giờ khai thác trong buổi chiều, được bổ sung từ ngày 29/3/2020[46]. Các đường lăn bổ sung được xây dựng để Haneda có thể phục vụ được nhiều chuyến bay hơn và quá trình xây dựng có thể kéo dài khoảng 3 năm[47].
Cơ sở hạ tầng
[sửa | sửa mã nguồn]Sân bay Haneda có 3 nhà ga hành khách. Nhà ga số 1 và nhà ga số 2 được nối với nhau bằng một lối đi ngầm. Xe buýt đưa đón liên nhà ga miễn phí kết nối tất cả các nhà ga trên mặt đất. Lộ trình A chạy giữa nhà ga số 1 và số 2 mỗi 4 phút và Lộ trình B chạy một chiều giữa nhà ga số 3, 2, 1 và quay lại nhà ga số 3 mỗi 4 phút.
Sân bay Haneda mở cửa 24 giờ mỗi ngày, mặc dù nhà ga số 1 và khu vực bay nội địa của nhà ga số 2 chỉ mở cửa từ 5:00 sáng đến 12:00 sáng. Giờ hoạt động của nhà ga có thể được kéo dài thành hoạt động 24 giờ do StarFlyer có chuyến bay đêm muộn và sáng sớm giữa Haneda và Kitakyushu, bắt đầu từ tháng 3/2006. Nhà ga số 3 và khu vực phục vụ bay quốc tế của nhà ga số 2 mở cửa 24 giờ mỗi ngày.
Cả 3 nhà ga hành khách đều do tư nhân quản lý và vận hành. Nhà ga số 1 và số 2 do Japan Airport Terminal Co., Ltd. (日本空港ビルディング株式会社, Nippon Kūkō Birudingu Kabushikigaisha) vận hành, trong khi nhà ga số 3 được vận hành bởi Tokyo International Air Terminal Corporation (東京国際空港ターミナル株式会社, Tōkyō Kokusai Kūkō Tāminaru Kabushikigaisha). Các hạ tầng quan trọng của sân bay như đường băng, đường lăn, sân đỗ do Bộ Đất Đai, Cơ Sở Hạ Tầng, Giao thông và Du lịch quản lý[48]. Tính đến 3/2013, nhà ga số 1 và số 2 có tổng cộng 47 đường ống ra máy bay.[49]
Nhà ga
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà ga số 1
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà ga số 1 được gọi là Big Bird mở cửa vào năm 1993, thay thế cho nhà ga nhỏ hơn được xây năm 1970. Nhà ga này sử dụng để khai thác đường bay nội địa của các hãng hàng không Japan Airlines, Skymark Airlines và Star Flyer.
Tòa nhà chính có một nhà hàng sáu tầng, khu vực mua sắm, các phòng hội nghị ở trung tâm và một đài quan sát lớn trên tầng thượng cùng với quán cà phê ngoài trời trên tầng mái. Nhà ga có các cổng khởi hành 1-24 dùng ống lồng, cổng 31-40 và 84-90 sử dụng xe buýt để vận chuyển khách từ nhà ga đến máy bay.
-
Nhà ga số 1
-
Sảnh đi (phía nam)
-
Khu vực mua sắm
-
Khu vực chờ ra máy bay
-
Tháp không lưu
Nhà ga số 2
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà ga số 2 chính thức hoạt động từ 1/12/2004[50]. Nguồn kinh phí xây dựng nhà ga số 2 đến từ việc thu phí dịch vụ hành khách 170 yên (từ ngày 1/4/2011) trên mỗi vé máy bay, là phí dịch vụ hạ tầng hành khách (Passenger Service Facilities Charge - PSFC) nội địa đầu tiên ở Nhật Bản.
Nhà ga số 2 được khai thác bởi All Nippon Airways, Air Do và Solased Air cho các chặng bay nội địa. Vào ngày 29/3/2020, một số chuyến bay quốc tế của All Nippon Airways được chuyển đến nhà ga số 2 sau khi bổ sung các sảnh đi quốc tế và cơ sở hạ tầng CIQ kèm theo (Hải quan, Nhập cảnh, Khu vực chờ lên máy bay) nhằm chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa hè 2020. Tuy nhiên, sảnh khởi hành và làm thủ tục quốc tế đã bị đóng cửa vô thời hạn vào ngày 11/4/2020, chưa đầy 2 tuần kể từ khi khai trương, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19[51].
Nhà ga có một nhà hàng ngoài trời trên sân thượng, một khu mua sắm 6 tầng với các nhà hàng[52] và khách sạn Haneda Excel Hotel Tokyu gồm 387 phòng. Nhà ga có các cổng 51-73 sử dụng ống lồng (trong đó cổng 51-65 dành cho chuyến bay nội địa, cổng 66-70 dành cho chuyến bay nội địa hoặc quốc tế, cổng 71-73 dành cho chuyến bay quốc tế)[53], cổng 46-48 là cổng phụ, cổng 500-511 (dành cho chuyến bay nội địa) và cổng 700-702 (dành cho các chuyến bay quốc tế) sử dụng xe buýt để ra máy bay.
-
Nhà ga số 2
-
Sảnh làm thủ tục chuyến bay
-
Khu vực mua sắm
-
Đài quan sát ngoài trời
Nhà ga số 3
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà ga số 3 (trước đây gọi là nhà ga quốc tế), mở cửa vào ngày 21/10/2010, thay thế nhà ga quốc tế năm 1998 nhỏ hơn nằm cạnh Nhà ga số 2. Nhà ga phục vụ hầu hết các chuyến bay quốc tế tại Haneda, ngoại trừ một số chuyến bay của All Nippon Airways khởi hành từ nhà ga số 2. Hai chuyến bay đường dài đầu tiên dự kiến khởi hành vào nửa đêm ngày 31/10/2010 từ nhà ga mới, nhưng sau cùng cả hai chuyến bay đều cất cánh trước nửa đêm ngày 30/10[54].
Nhà ga số 3 có các phòng khách hạng thương gia do All Nippon Airways (Star Alliance), Japan Airlines (Oneworld), Cathay Pacific Airways (Oneworld)[55] và Delta Air Lines (SkyTeam)[56]. Các cổng khởi hành 105-114 và 140-149 sử dụng cầu hàng không, các cổng 131-139 sử dụng xe buýt để hành khách lên máy bay.
Nhà ga Quốc tế được đổi tên thành Nhà ga số 3 vào ngày 14/3/2020, vì nhà ga số 2 bắt đầu khai thác một số chuyến bay quốc tế của All Nippon Airways từ ngày 29/3/2020.
-
Nhà ga số 3
-
Sảnh làm thủ tục chuyến bay
-
Quầy làm thủ tục hàng không
-
Khu vực làm thủ tục chuyến bay
-
Edo-Koji, khu vực mua sắm
Các hãng hàng không, tuyến bay và điểm đến
[sửa | sửa mã nguồn]Hàng hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Hãng hàng không | Các điểm đến |
---|---|
ANA Cargo | Naha[95] |
Thống kê
[sửa | sửa mã nguồn]Source: Bộ Đất Đai, Hạ tầng, Vận tải và Du lịch Nhật Bản[96][97][98]
Đường bay nội địa đông đúc nhất (2018)
[sửa | sửa mã nguồn]Xếp hạng | Sân bay | Lượt khách |
---|---|---|
1. | Sapporo–Chitose | 9,007,372 |
2. | Fukuoka | 8,647,386 |
3. | Naha | 5,919,365 |
4. | Osaka–Itami | 5,496,982 |
5. | Kagoshima | 2,506,276 |
6. | Kumamoto | 1,971,891 |
7. | Hiroshima | 1,878,286 |
8. | Nagasaki | 1,764,870 |
9. | Matsuyama | 1,563,870 |
10. | Miyazaki | 1,423,200 |
11. | Osaka–Kansai | 1,258,675 |
12. | Takamatsu | 1,252,568 |
Số lượt cất hạ cánh
[sửa | sửa mã nguồn]- Nội địa
- Quốc tế
Số lượt hành khách
[sửa | sửa mã nguồn]- Nội địa
- Quốc tế
Sản lượng hàng hóa (tấn)
[sửa | sửa mã nguồn]- Nội địa
- Quốc tế
Chỉ số cất hạ cánh đúng giờ
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2022, Sân bay Haneda là một trong những sân bay quốc tế có tỷ lệ chuyến bay đúng giờ cao nhất thế giới. Các chuyến bay khởi hành từ sân bay Haneda có tỷ lệ đúng giờ là 90,3% trên tổng số 373.264 chuyến bay theo thống kê của Cirium[99].
Dịch vụ mặt đất
[sửa | sửa mã nguồn]Tàu điện
[sửa | sửa mã nguồn]Sân bay Haneda được kết nối với tuyến Keikyu Airport và Tokyo Monorail. Ngoài ra, East JR đề xuất xây dựng tuyến tàu điện mới kết nối sân bay Haneda với trung tâm Tokyo vào năm 2029.
Tuyến Tokyo Monorail có 3 điểm dừng tại cả 3 nhà ga sân bay, trong khi tuyến Keikyu có 1 nhà ga nằm giữa nhà ga số 1 và nhà ga số 2 và 1 điểm dừng tại nhà ga số 3 của sân bay.
Đối với cả tuyến monorail và Keikyu, ga Terminal 3 được đổi tên từ International Terminal Station vào tháng 3/2020[100]. Ga Keikyu Domestic Terminal được đổi tên thành Terminal 1·2.
Tuyến Keikyu vận hành các chuyến tàu đến Ga Shinagawa và Yokohama thông qua tuyến Toei Asakusa, thông qua một số điểm trung chuyển ở phía đông Tokyo. Một số chuyến tàu Keikyu cũng kết nối với tuyến Keisei Oshiage và tuyến Keisei Main, giúp hành khách có thể đến được sân bay Narita bằng tàu điện. Ngoài ra các chuyến tàu tốc hành Airport Limited Express chạy thẳng từ sân bay Haneda đến Shinagawa trong 11 phút.
Trong khi đó, tyến Tokyo Monorail chạy giữa sân bay và ga Hamamatsucho, nơi kết nối với tuyến Yamanote để đến các điểm khác tại Tokyo hoặc tuyến Keihin Tohoku tới Saitama, từ đó có cách di chuyển thứ hai đến sân bay Narita qua tuyến Narita Express hoặc tuyến Sobu ở nhà ga Tokyo. Các chuyến tàu tốc hành Haneda Express chạy thẳng từ sân bay Haneda đến Hamamatsucho trong khoảng 18-19 phút. Ga Hamamatsucho cũng nằm cạnh ga Toei Oedo Line Daimon.
Đường bộ
[sửa | sửa mã nguồn]Sân bay bị chia cắt bởi Đường cao tốc Shuto Bayshore Route và Quốc lộ 357, trong khi Shuto Expressway Route 1 và Tokyo Metropolitan Route 311 (Kampachi-dori Ave) chạy trên vành đai phía tây. Cầu Tamagawa Sky kết nối sân bay với Quốc lộ 409 và Đường cao tốc Shuto Tuyến K6 về phía tây nam qua sông Tama.
Sân bay có 5 bãi đỗ xe gồm bãi P1 và P2 phục vụ nhà ga số 1, P3 và P4 phục vụ nhà ga số 2, P5 phục vụ nhà ga số 3.
Xe buýt
[sửa | sửa mã nguồn]Dịch vụ xe buýt với lộ trình đến các điểm ở vùng Kanto được cung cấp bởi Airport Transport Service (Airport Limousine) và Keihin Kyuko Bus. Tokyo City Air Terminal, Shinjuku Expressway Bus Terminal và Yokohama City Air Terminal là các điểm dừng xe buýt lớn.
Di chuyển đến sân bay Narita
[sửa | sửa mã nguồn]Sân bay Haneda cách sân bay Narita khoảng 1,5 đến 2 giờ đi tàu hoặc xe buýt. Keisei chạy các chuyến tàu kết nối trực tiếp (được gọi là "Access Express") giữa Haneda và Narita trong 93 phút với giá 1.800 yên từ tháng 2/2019. Ngoài ra cũng có xe buýt chạy giữa hai sân bay do Airport Limousine Bus điều hành. Hành trình mất 65-85 phút hoặc lâu hơn tùy thuộc vào tình hình giao thông.
Tai nạn và sự cố
[sửa | sửa mã nguồn]- Ngày 23/7/1999: Chuyến bay 61 của All Nippon Airways bị không tặc ngay sau khi cất cánh. Tên không tặc đã giết cơ trưởng trước khi hắn bị khống chế; máy bay đã hạ cánh an toàn.
- Ngày 27/5/2016: Chuyến bay 2708 của Korean Air bị cháy động cơ khi đang cất cánh trên đường băng 34R của Haneda để đến sân bay quốc tế Gimpo. Việc cất cánh đã bị hủy bỏ và tất cả hành khách và phi hành đoàn trên máy bay đã nhanh chóng được sơ tán. Các cuộc điều tra sau đó đã xác định nguyên nhân vụ cháy động cơ là do lỗi động cơ của chiếc Boeing 777-3B5 không rõ nguyên nhân do sự giám sát của đội bảo trì.
- Tháng 8/2021: Sau thế vận hội Mùa hè 2020, các quan chức Belarus đã cố ép vận động viên Krystsina Tsimanouskaya lên một chiếc máy bay đến Belarus tại sân bay Tokyo. Tại sân bay, lực lượng an ninh hàng không đã ngăn chặc việc ép hồi hương và đưa cô đến một khu vực an toàn tại sân bay. Cô đã có thể bay tới Ba Lan sau khi họ cấp thị thực nhân đạo cho cô[101].
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ AIS Japan
- ^ “Tokyo Haneda's new runway and terminal welcome more international services; almost 50 domestic routes served”. anna.aero airline route news & analysis. 20 tháng 10 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Peach to offer Tokyo-Taipei service out of Haneda Airport”. Nikkei. 16 tháng 1 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
The [transport] ministry's strategy has been to steer budget carriers, used mainly for leisure travel, toward Narita Airport. Major airlines, used chiefly for business trips, are encouraged to fly out of Haneda.
- ^ “ACI reveals the world's busiest passenger and cargo airports”. Airports Council International. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018.
- ^ “The World's Best Airports in 2020 are announced”. Skytrax (bằng tiếng Anh). 11 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2020.
- ^ Cripps, Karla. “The world's best airports for 2020, according to Skytrax”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2020.
- ^ “The World's Best Airports in 2020 are announced”. Skytrax (bằng tiếng Anh). 5 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
- ^ Cripps, Karla. “The world's best airports for 2020, according to Skytrax”. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2020.
- ^ 大田区ホームページ:大田区のプロフィール. www.city.ota.tokyo.jp (bằng tiếng Nhật). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2017.
- ^ a b c d e Imoto, Keisuke. 羽田空港の歴史. Japan Science and Technology Agency. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
- ^ “1938 JAT timetable”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2013.
- ^ 羽田空港の歴史 (bằng tiếng Nhật). Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
- ^ 東京・夢の島、名前の由来は海水浴場 空港計画も. The Nikkei. 15 tháng 11 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
- ^ 喜多, 祐介 (13 tháng 8 năm 2012). 羽田空港 米軍基地の記憶. NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
- ^ Susan H. Godson, Serving Proudly (Naval Institute Press).
- ^ “1947 – July 3 – Northwest Airlines Timetables, Route Maps and History”. Airways News. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2015.
- ^ “Pan Am timetable, 1947”. timetableimages.com. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2015.
- ^ a b 羽田空港の歴史 (bằng tiếng Nhật). 日本空港ビルデング株式会社. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2009.
- ^ エールフランス、日本就航60周年で飛行機予想図コンテスト 大賞はビジネス航空券 (bằng tiếng Nhật). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2015.
- ^ “All sizes – Narita 1966_0005 – Flickr – Photo Sharing!”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2015.
- ^ 東京国際空港(羽田)沖合展開事業について (bằng tiếng Nhật). Ministry of Land, Infrastructure and Transport. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2007.
- ^ Japan, China to consider Tokyo-Shanghai shuttle flights Lưu trữ 2007-03-11 tại Wayback Machine, Kyodo, October 10, 2006.
- ^ Shuttle flights to connect Tokyo, Shanghai in October Lưu trữ 2007-06-28 tại Wayback Machine, Channel NewsAsia, 25 June 2007.
- ^ 国交省:羽田-北京間にチャーター便 北京五輪の8月に. Mainichi Shimbun (bằng tiếng Nhật). 12 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2023.
- ^ “Boeing: Narita Airport Noise Regulations”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2009.
- ^ "ANA to start Haneda-Hong Kong route in April Lưu trữ 2008-01-24 tại Wayback Machine," Daily Yomiuri Online
- ^ Japan Airport Rises on Plan to Buy Macquarie Shares, Bloomberg News, May 20, 2009.
- ^ a b c 羽田空港再拡張及び首都圏第3空港について (bằng tiếng Nhật). Ministry of Land, Infrastructure and Transport. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2007.
- ^ Nagata, Kazuaki, "Haneda new old kid on the block Lưu trữ 2010-10-23 tại Wayback Machine", Japan Times, 20 October 2010, p. 3.
- ^ Hnneda D-Runway Report (No. 5) To The Nex Stage Lưu trữ 2011-10-08 tại Wayback Machine, Haneda Airport Construction Office, MLIT, Japan, September 2009.
- ^ a b Japan to Double Haneda Airport Overseas Flight Slots, Bloomberg.net, May 20, 2008
- ^ International Haneda flights to double by '10 Lưu trữ 2009-09-15 tại Wayback Machine, The Japan Times, May 21, 2008.
- ^ a b “CAPA Profiles Japan awards international Tokyo Haneda Airport slots, but Narita Airport remains the main hub”. CAPA. 9 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.
- ^ Mutzabaugh, Ben (18 tháng 10 năm 2013). “AA to drop JFK-Haneda route, juggle Heathrow flights”. USA Today. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.
- ^ Fukada, Takahiro (7 tháng 1 năm 2011). “Haneda's nighttime services falling short with travelers”. The Japan Times. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Gov't to give slots to int'l charter flights at Haneda airport”. Kyodo News. 7 tháng 1 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2014.
- ^ “Tokyo Haneda slot allocations fail to generate new flights as Europeans replace Narita operations”. CAPA. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
- ^ Watanabe, Jun (3 tháng 10 năm 2014). “Expanded Haneda slots creates problem for Narita, airlines”. Nikkei Asian Review. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
- ^ 報道発表資料:東京国際空港国際線旅客ターミナル拡張について – 国土交通省 (bằng tiếng Nhật). Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2015.
- ^ スカイマークに羽田36枠、国交省が発表. The Nikkei. 26 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
- ^ 羽田・成田発着を拡大、五輪へインフラ整備急ぐ. The Nikkei. 10 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
- ^ 羽田―都心の新路線、JR東日本検討 五輪で利用増予想. Asahi Shimbun (bằng tiếng Nhật). 9 tháng 11 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
- ^ JR東、羽田新路線を北関東と直結 東北縦貫線との接続検討. SankeiBiz (bằng tiếng Nhật). 10 tháng 1 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2014.
- ^ 東京五輪、羽田への鉄道新線はなし 国交省 既存路線で対応. Nihon Keizai Shimbun. 1 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
- ^ 羽田、国内・国際線をトンネル接続 乗り継ぎ改善. The Nikkei. 22 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2013.
- ^ Ogawa, Kazuhiro (31 tháng 1 năm 2020). “Haneda Airport tests higher plane routes to quell noise pollution”. The Japan Times. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2020.
- ^ 羽田発着枠拡大へ調査費計上 国交省、都心上空ルート設定で. Nihon Keizai Shimbun. 24 tháng 8 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2015.
- ^ Case Study on Commercialization, Privatization and Economic Oversight of Airports and Air Navigation Services Providers Lưu trữ 2014-08-11 tại Wayback Machine – Air Transport Bureau, Economic Analysis and Policy (EAP) Section, ICAO. 31 January 2012.
- ^ 東京国際空港(羽田)国内線第2旅客ターミナル増築工事(南ピア3スポット増設部) (PDF) (bằng tiếng Nhật). Haneda Airport. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Haneda Airport History | Enjoy Haneda Airport | Haneda Airport Domestic Terminal”. www.tokyo-airport-bldg.co.jp (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2018.
- ^ “羽田空港 第2ターミナル国際線施設閉鎖へ 減便相次ぎ”. NHK News Web. NHK. 10 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Tokyo International ["Haneda"] Airport terminal 2: Interactive Google Street View photo and map”. Geographic.org/streetview. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2016.
- ^ “3F | T2 (Terminal 2) | Floor Guide | Haneda Airport Passenger Terminal”. Haneda Airport Passenger Terminal.
- ^ “Blogs”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2015.
- ^ “Free Lounges, Pay Lounges and Conference Rooms”. Tokyo International Air Terminal Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Newest Delta Sky Club brings signature lounge experience to Haneda Airport”. Delta Air Lines. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
- ^ Liu, Jim (29 tháng 11 năm 2019). “Aeroflot resumes Tokyo Haneda service from late-March 2020”. Routesonline. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2019.
- ^ Mpoke Bigg, Matthew; Chokshi, Niraj (5 tháng 3 năm 2022). “Aeroflot says it will suspend international flights”. The New York Times. Moscow. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2022.
- ^ Suspended Liu, Jim. “Air France July – October 2020 Intercontinetnal network as of 12JUL20”. Airlineroute. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2020.
- ^ a b c d “ANA to Elevate the Global Network by Adding 5 Cities to its International Service | Press Release | ANA Group Corp.'s Information”. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2019.
- ^ a b Airoldi, Donna (30 tháng 8 năm 2022). “ANA to resume, expand select U.S. routes”. Business Travel News. Secaucus: Northstar Travel Group. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2022.
- ^ “ANA connects Tokyo with Munich again” (bằng tiếng German).Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ “ANA To Resume Brussels And Munich Services”.
- ^ Liu, Jim. “ANA S20 International service changes as of 10FEB20”. Routesonline. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
- ^ Liu, Jim (20 tháng 11 năm 2022). “American Airlines 1Q23 Tokyo Haneda Service Adjustment”.
- ^ 運航路線 Lưu trữ 2019-07-13 tại Wayback Machine - ANAウイングス公式サイト
- ^ Liu, Jim (11 tháng 8 năm 2022). “Asiana Airlines September 2022 Japan Operation Changes”.
- ^ a b “Korean Air / Asiana Airlines Resumes Seoul Incheon – Tokyo Haneda Route in NS23”. Aeroroutes. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2023.
- ^ Joe Ellison (26 tháng 8 năm 2022). “British Airways to restart Heathrow to Tokyo flights from November”. The Points Guy UK. London: Red Ventures Europe. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2022.
- ^ Liu, Jim. “Delta NS20 Inter-continental operations as of 05JUL20”. Airlineroute. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Delta Moves Honolulu - Tokyo service resumption to March 2023”. AeroRoutes. 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
- ^ Silk, Robert (16 tháng 8 năm 2022). “Delta is restarting LAX-Tokyo Haneda flights”. Travel Weekly. Secaucus: Northstar Travel Group. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b Potter, Kyle (15 tháng 8 năm 2022). “Delta delays several nonstop Tokyo flights until Spring 2023”. Thrifty Traveler. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Delta expands Tokyo Haneda service from late-March 2020”. RoutesOnline. 8 tháng 9 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2019.
- ^ “Emirates NS23 Network Changes - 28DEC22”. AeroRoutes. 29 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Finnair continues to grow in Japan, with daily flights to Haneda Airport as of March 2020”. finnair.com. 7 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2019.
- ^ Casey, David (30 tháng 5 năm 2022). “Hawaiian Set To Increase Japan Connectivity”. Routes. London: Informa Markets. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2022.
- ^ “HK Express 4Q22 Japan Operations – 05OCT22”. Aeroroutes. 6 tháng 10 năm 2022.
- ^ “ITA Airways revises Tokyo service launch in Nov 2022”. AeroRoutes. 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b c d “Japan Airlines Adds Six Haneda Flights To The US”. 19 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2020.
- ^ Liu, Jim. “JAL S20 China service changes”. Routesonline. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
- ^ “JAL files additional S20 Tokyo Haneda International routes”. Routesonline. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2019.
- ^ a b Liu, Jim (4 tháng 12 năm 2019). “JAL files additional S20 Tokyo Haneda International routes”. Routes Online. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
- ^ Liu, Jim (11 tháng 8 năm 2022). “Korean Air September 2022 Japan Operation Changes”. Aeroroutes.
- ^ https://www.nst.com.my/business/2022/05/797766/malaysia-airlines-launches-direct-flights-kuala-lumpur-tokyo-haneda Bản mẫu:Bare URL inline
- ^ “Qantas Resumes Brisbane – Tokyo Service From Dec 2022”. 10 tháng 10 năm 2022.
- ^ Ashton, Chris (21 tháng 4 năm 2022). “Qantas delays restart of flights to Tokyo”. Executive Traveller. Sydney: Business Travel Media.
- ^ “Qatar Airways Tentatively Moves Tokyo Haneda Resumption to June 2023”. AeroRoutes. 22 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2023.
- ^ Liu, Jim (6 tháng 12 năm 2019). “S7 Airlines adds Vladivostok – Tokyo Haneda service in S20”. Routesonline. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2019.
- ^ “SAS resumes Tokyo Haneda service from late-March 2020”. Routesonline. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2019.
- ^ Liu, Jim. “Skymark Airlines adds Shimojishima service from late-Oct 2020”. Routesonline. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Turkish Airlines adds Tokyo Haneda service in S20”. Routesonline. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2019.
- ^ a b c “United plans largest transatlantic route expansion debuting in 2022”. International Airport Review. Brasted: Russell Publishing. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.
- ^ “VIRGIN AUSTRALIA ADDS CAIRNS – TOKYO HANEDA SERVICE FROM JUN 2023”. Aeroroutes. 13 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Archived copy” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2019.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ For 2006 to 2015: 暦年・年度別空港管理状況調書 [Yearly airport management statistics report] (PDF) (bằng tiếng Nhật). Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism. 17 tháng 8 năm 2016. tr. 6. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2016.
- ^ For 2003 to 2012: 暦年・年度別空港管理状況調書 (PDF) (bằng tiếng Nhật). Ministry of Land, Infrastructure and Transport. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014.
- ^ 航空輸送統計調査 速報(暦年)平成28年分 (PDF) (bằng tiếng Nhật). Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017.
- ^ “Most On-Time Airlines and Airports of 2022 Unveiled by Cirium”. Cirium (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2023.
- ^ Buildings at Haneda Airport to Be Renamed in March 2020 Lưu trữ 2019-12-08 tại Wayback Machine – Japan Airport Terminal Co., Ltd, February 26, 2019
- ^ “'We're just normal sports people': Belarusian sprinter Krystina Tsimanouskaya gets Polish visa as husband enters Ukraine”. Sky News. London: Sky Group. 3 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2021.