[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Ri Ul-sol

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ri Ul-sol
Sinh14 tháng 9, 1921
Seishin (Chongjin), Hamgyong Bắc, Triều Tiên thuộc Nhật
Mất7 tháng 11, 2015(2015-11-07) (94 tuổi)
Bình Nhưỡng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Thuộc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Quân chủngQuân đội Nhân dân Triều Tiên
Năm tại ngũthập niên 1930–2004
Cấp bậcNguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Tham chiếnThế chiến thứ hai
Chiến tranh Triều Tiên
Tặng thưởngHuân chương Kim Il-sung
Anh hùng Lao động
Huân chương Quốc kỳ (hạng Nhất)
Anh hùng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2 lần)

Ri Ul-sol (Hangul: 리을설, Hanja: 李乙雪; 1921 – 2015) là một chính khách và tướng lĩnh quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, cấp bậc Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Ông đóng một vai trò quan trọng trong chính quyền của Kim Il-sungKim Jong-il, chịu trách nhiệm cho sự an toàn của các nhà lãnh đạo hàng đầu của Triều Tiên và gia đình của họ với tư cách là Tư lệnh Cảnh vệ.

Thiếu thời và nền tảng giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo tiểu sử được công bố, Ri Ul-sol sinh ngày 14 tháng 9 năm 1921 tại Songjin, tỉnh Bắc Hamgyong.[1]

Ông được cho là có thể đã từng được đào tạo ở Liên Xô, có thể tại Trường dã chiến Okeanskaya ở Vladivostok hoặc ở Học viện quân sự Hồng quân ở Khabarovsk.[1]

Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào cuối những năm 1930, Ri là một du kích quân,[1] chiến đấu trong đội quân du kích của Kim Nhật Thành với mục tiêu giành độc lập cho Triều Tiên, giải thoát khỏi ách cai trị của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.[2] Khi đội du kích bị quân Nhật truy quét phải trốn sang Liên Xô, Ri phục vụ cho Hồng quân trong biên chế Lữ đoàn bộ binh độc lập 88 thuộc Phương diện quân Viễn Đông cùng với Kim Il-sung, Kim Chol-man và một số chính khách Bắc Triều Tiên thế hệ đầu tiên khác.[3] Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Ri Ul-sol chịu trách nhiệm chăm sóc Kim Jong-ilKim Kyong-hui, con của Kim Il-sung.[4] Ri được cho là đã đảm nhận vai trò người cha thay Kim Il-sung cho Kim Jong-il, nhà lãnh đạo tương lai của Triều Tiên.

Khái lược bước đường thăng tiến của Ri:[1]

Cấp bậc / Chức vụ Thời điểm thụ phong Đơn vị
Sĩ quan chỉ huy Trung đoàn Tháng 8 năm 1948 Không rõ
Tham mưu trưởng Tháng 7 năm 1950 Sư đoàn 4, Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Trung đoàn trưởng Tháng 4 năm 1951 Trung đoàn 3, Sư đoàn 15, Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Thiếu tướng Tháng 3 năm 1957 Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Sư đoàn trưởng Tháng 3 năm 1957 Không rõ
Trung tướng Tháng 10 năm 1962 Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Quân đoàn trưởng Tháng 10 năm 1962 Quân đoàn 5, Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Quân đoàn trưởng Tháng 3/1968 Quân đoàn 1, Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Thượng tướng Tháng 2/1972 Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Đại tướng Tháng 4 năm 1985 Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Phó nguyên soái Tháng 4 năm 1992 Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Nguyên soái Tháng 10 năm 1995 Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Tư lệnh Tháng 2 năm 1996 Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Quân đội Nhân dân Triều Tiên

Ông là một trong 5 quân nhân được thụ phong quân hàm Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên,[1][2][3][4], cấp bậc quân sự cao cấp chỉ sau Đại Nguyên soáiNguyên soái nhà nước của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (những người khác là O Jin-u, Ch'oe Kwang, về sau có thêm Kim Yong-chunHyon Chol-hae). Ở vị trí Tư lệnh Cảnh vệ (1996-2003), ông chịu trách nhiệm bảo vệ các quan chức hàng đầu của Triều Tiên, bao gồm Kim Jong-il và gia đình ông.[5] Bộ Tư lệnh Cảnh vệ là một trong số ít các cơ quan quân sự có yêu cầu cao về độ thân tín, vì vậy Ri đã công tác tại đây từ năm 1984 đến 2003.[6] Bên cạnh đó, Ri cũng đã trở thành thành viên của Ủy ban quân sự Trung ương Đảng lao động Triều Tiên vào tháng 10 năm 1980 và là thành viên của Ủy ban Quốc phòng vào tháng 5 năm 1990.

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Ri là một phó đại biểu trong Hội đồng Nhân dân Tối cao thứ 3, 8, 9, 10, 11 và 12.[1] Ông cũng là thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 11 năm 1970.

Ông là thành viên của Ủy ban tang lễ cho cả Kim Il-sung và O Jin-u. Vị trí trong các ủy ban tang lễ thường được coi là một chỉ số về quyền lực thực tế (de facto) tại Bắc Triều Tiên.[1][7][8]

Về mặt chính trị, Ri Ul-sol là một trong những thành viên cuối cùng còn sót lại của thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Bắc Triều Tiên. Ông được xem như là một người rất kín tiếng.[2] Sau một cuộc cải tổ chính trị ở Bắc Triều Tiên vào năm 2003, ông được thông báo là đã nghỉ hưu và rời bỏ hầu hết các chức vụ của mình, không còn giữ vai trò chính trị quan trọng nào trong nền chính trị Bắc Triều Tiên.[6][9]

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ri Ul-sol chết vì ung thư phổi vào ngày 7 tháng 11 năm 2015. Ủy ban tang lễ của ông bao gồm:[10]

  1. Kim Jong-un (chủ tịch)
  2. Kim Yong-nam
  3. Hwang Pyong-so
  4. Pak Pong-ju
  5. Kim Ki-nam
  6. Choe Tae-bok
  7. Pak Yong-sik
  8. Ri Yong-gil
  9. Yang Hyong-sop
  10. Kang Sok-ju
  11. Ri Yong-mu
  12. O Kuk-ryol
  13. Kim Won-hong
  14. Kim Yang-gon
  15. Kwak Pom-gi
  16. O Su-yong
  17. Kim Pyong-hae
  18. Choe Pu-il
  19. Ro Tu-chol
  20. Jo Yon-jun
  21. Im Chol-ung
  22. Kim Tok-hun
  23. Kim Yong-jin
  24. Ri Mu-yong
  25. Ri Chol-man
  26. Kim Yong-dae
  27. Ryu Mi-yong
  28. Hwang Sun-hui
  29. Kim Chol-man
  30. Kim Ok-sun
  31. Pak Kyong-suk
  32. Ri Yong-suk
  33. Ri Il-Hwan
  34. Kim Chun-sop
  35. Kim Man-song
  36. Ri Yong-rae
  37. Kim Jong-im
  38. Kim Jung-hyop
  39. Hong In-born
  40. Kim Kyong-ok
  41. Choe Hwi
  42. Kim Chung-il
  43. Ri Pyong-chol
  44. Jon M-chun
  45. Kim Yong-su
  46. Jong Myong-hak
  47. Kim Hi-taek
  48. Jong Yong-nam
  49. Kim Yong-chun
  50. Hyon Chol-hae
  51. Kim Jong-gak
  52. Ri Ha-il
  53. So Hong-chan
  54. Rim Kwang-il
  55. No Kwang-chol
  56. Jo Nam-jin
  57. Ryom Chol-song
  58. Jo Kyong-chol
  59. Yun Tong-hyon
  60. Kim Hyong-ryong
  61. Yun Jong-rin
  62. Kim Myong-guk
  63. Rye Chun-sok
  64. Ri Myong-su
  65. Choe Kyong-song
  66. Ri Tae-chol
  67. Jong Myong-do
  68. Kang Tong-yun
  69. Jon Chang-bok
  70. Kim Yun-sim
  71. Kim Ki-son
  72. Pak Jae-gyong
  73. Son Chong-nam
  74. Jon Tae-ryong
  75. Ri Yong-ju
  76. Choe Yong-ho
  77. Kim Rak-gyom
  78. Kim Yong-chol
  79. O Kum-chol
  80. Kim Jong-gwan
  81. Kim Song-dok
  82. Ri Chang-han
  83. Tong Yong-il
  84. Ri Mun-kuk
  85. Han Kwang-sang
  86. Ri Kyu-man
  87. Kim Taek-gu
  88. Ri Dong-chun
  89. Jong Yong-hak
  90. Kim Sang-gap
  91. Kim Su-hak
  92. Pang Kwan-bok
  93. An Ji-yong
  94. Yun Pyong-gwon
  95. Kim Myong-gyun
  96. Ju Dong-chol
  97. Choe Jae-bok
  98. Pang Tu-sop
  99. Ri Song-guk
  100. Jang Jong-nam
  101. Kim Myong-nam
  102. Kim Yong-bok
  103. Ri Pong-juk
  104. Choe Du-yong
  105. Han Chang-sun
  106. Pak Su-il
  107. Kim Sang-ryong
  108. Kim Kum-chol
  109. Ri Bong-chun
  110. Song Sok-won
  111. Kang Son-nam
  112. Song Yong-gon
  113. Ri Tae-sop
  114. Kim Song-chol
  115. Kim Kwang-su
  116. Ho Song-il
  117. Ri Chol
  118. Ri Yong-chol
  119. Kim Kwang-hyok
  120. Ri Guk-jun
  121. Jong Kyong-taek
  122. Kim Jun-sik
  123. Kim Yong-il
  124. Ho Young-chun
  125. Son Chol-ju
  126. Pak Young-rae
  127. Kim Guk-chang
  128. Ju Dong-chol
  129. Ri Yong-chol
  130. Jang Tong-un
  131. Kim Do-un
  132. Ro Heung-se
  133. Ri Jong-rae
  134. Yun Hui-hwan
  135. Sin Ki-chol
  136. Kim Kyong-ryong
  137. Han Phyo-sop
  138. Ri Yong-nam
  139. Han Myong-son
  140. Ri Ho-chol
  141. Kim Jong-chol
  142. Jo Ki-bok
  143. Ju Song-nam
  144. Kwon Yong-jin
  145. Ko Won-nam
  146. Ju Jae-uk
  147. Jang Yong-gil
  148. Kim Tong-chol
  149. Jin Kwang-chol
  150. Pak Il-su
  151. Tae Jong-su
  152. Kim Su-gil
  153. Pak Tae-song
  154. Ri Man-gon
  155. Pak Yong-ho
  156. Pak Tae-dok
  157. Kim Jae-ryong
  158. Pak Jong-nam
  159. Jon Sung-hun
  160. Ri Sang-won
  161. Kang Yong-mo
  162. Rim Kyong-min
  163. Choe Yong-rim
  164. Hong Son-ok
  165. Jo Chun-ryong
  166. Jon Yong-nam
  167. Ju Yong-gil
  168. Rim Yong-il
  169. Kim Jong-sun

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ri Ul-sol là người nhận được nhiều danh hiệu khác nhau, bao gồm Huân chương Kim Il-sung, Anh hùng Lao động và Huân chương Quốc kỳ (hạng 1). Ông đã hai lần được trao danh hiệu Anh hùng của CHDCND Triều Tiên.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h “Ri Ul-sol” (PDF). North Korean Leadership Watch. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ a b c “Ri Ul-sol”. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ a b “Kim Kyong-hui an SPA No-show”. North Korean Leadership Watch. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2013.
  4. ^ a b “Kim Family”. North Korea Leadership Watch. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2013.
  5. ^ Moon, Chung-in (1998). “Understanding regime dynamics in North Korea”. International Political Science Association: 105.
  6. ^ a b Haggard, Stephan. “Purges and Appointments I: What's Going On?”. Peterson Institute for International Economics. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2013.
  7. ^ Hakoda, Tetsuya (ngày 27 tháng 12 năm 2011). “All eyes set on Kim Jong Il's funeral committee list”. Asahi Shimbun. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2013.
  8. ^ “Clues from Kim Jong-il Funeral List”. Chosun Ilbo. ngày 20 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2013.
  9. ^ “N.Korea Purges Party, Military”. Chosun Ilbo. ngày 5 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2013.
  10. ^ “Ri Ul Sol Funeral Committee: Who's On, Who's Not”. North Korea Leadership Watch. ngày 9 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2018.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Truy phong
  2. ^ Cấp bậc của Choi khi đấy là Thứ soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, tương đương cấp bậc Nguyên soái quân đội sau này.