Parshvanatha
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 8 năm 2020) |
Parshvanatha Bạc-thập-ngoã-nạp-đáp (帕什瓦納塔) | |
---|---|
Hình dung Tīrthankara Parshvanatha (Bảo tàng Victoria và Albert, thế kỷ 6–7) | |
Chi tiết | |
Tên khác | Pārśva; Bạc-lạp-ty (Paras; 帕拉斯) |
Sinh và mất | k. 872—772 TCN |
Gia đình | |
Cha | A-ty-ngõa-tắc-nạp (Asvasena; 阿斯瓦塞納) |
Mẹ | Ngoã-mã-đức-duy (Vamadevi; 瓦馬德維) |
Tiền nhiệm | Nội-mễ-nạp-đặc (内米纳特; Neminatha; k. 3200—2200 TCN) |
Kế nhiệm | Phiệt-đà-ma-na |
Địa điểm | |
Nơi sinh | Varanasi |
Nơi mất | Núi Shikharji |
Tôn kính trong | Kỳ Na giáo |
Các mô hình | |
Ngồi thiền dưới gốc cây | Vô ưu |
Biểu tượng | Rắn |
Cao | 9 cubit (13,5 feet) |
Thọ | 100 tuổi |
Mài | Xanh lục |
Parshvanatha (Pārśvanātha), còn được gọi là Parshva (Pārśva) và Paras, là người thứ 23 trong số 24 tirthankara (người mở đường hoặc người truyền bá đạo pháp) của Kỳ Na giáo. Ông là một trong những tirthankara sớm nhất được công nhận là nhân vật lịch sử. Parshvanatha cũng là người đầu tiên có lý luận về nghiệp trong lịch sử được ghi lại. Các nguồn Jaina cho rằng ông sinh thời vào giữa thế kỷ 9 và 8 TCN trong khi các nhà sử học chỉ ra rằng ông sống ở thế kỷ thứ 8 hoặc thứ 7 TCN (khoảng năm 872 TCN).[1] Parshvanatha được sinh ra 350 năm trước Mahavira. Ông là người kế thừa tinh thần của tirthankara thứ 22 Neminath. Ông được biết đến như một người truyền bá và hồi sinh Kỳ Na giáo. Parshvanatha đạt được moksha trên núi Sammeta (Madhuban, Jharkhand) trong lưu vực sông Hằng, một địa điểm hành hương quan trọng của Jain. Hình tượng của ông đáng chú ý là chiếc mũ trùm đầu, và việc thờ phụng ông thường đi kèm việc thờ Dharanendra và Padmavati (vị thần và nữ thần rắn của Jainism).
Theo các văn bản của Kỳ Na giáo, Parshvanatha được sinh ra ở Banara (Varanasi), Ấn Độ. Từ bỏ cuộc sống trần tục, ông thành lập một cộng đồng khổ hạnh. Các kinh sách của hai giáo phái Jain chính (Digambara và Śvētāmbara) khác nhau về giáo lý của Parshvanatha và Mahavira, và sự khác biệt này là nền tảng của tranh chấp giữa hai giáo phái trên. Người Digambara tin rằng không có sự khác biệt giữa giáo lý của Parshvanatha và Mahavira. Theo Śvētāmbara, Mahavira đã mở rộng bốn hạn chế đầu tiên của Parshvanatha với ý tưởng của ông về ahimsa (bất bạo lực) và thêm lời thề tu hành thứ năm (độc thân). Parshvanatha không yêu cầu độc thân, và cho phép các nhà sư mặc trang phục bên ngoài đơn giản. Các văn bản Śvētāmbara, như phần 2.15 của Kinh Acharanga, nói rằng cha mẹ của Mahavira là những người theo Parshvanatha (liên kết Mahavira với một thần học có từ trước như một nhà cải cách của truyền thống khất sĩ Jaina giáo).