[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Nephelin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nephelin
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật silicat
Công thức hóa học(Na,K)AlSiO4
Hệ tinh thểHệ tinh thể lục phương Nhóm không gian: P 63
Nhận dạng
Phân tử gam146.08
MàuTrắng, xám, nâu, xám nâu, trắng hồng
Dạng thường tinh thểKhối hạt đến hình lăng trụ
Song tinhỞ mặt [1010], [3365], và [1122]
Cát khai[1010] kém
Vết vỡBán vỏ sò
Độ cứng Mohs6
ÁnhÁnh thủy tinh – Ánh mỡ
Màu vết vạchTrắng
Tỷ trọng riêng2.55 - 2.65, trung bình = 2.59
Thuộc tính quangĐơn trục (-)
Chiết suấtnω = 1.529 - 1.546 nε = 1.526 - 1.542
Khúc xạ képδ = 0.003 - 0.004
Các đặc điểm kháckhông có tính phóng xạ, không có từ tính, không phát quang
Tham chiếu[1][2][3]

Nephelin, còn gọi là nephelit (từ tiếng Hy Lạp: νέφος, "đám mây"), là một khoáng vật nhôm silicat chưa bão hòa, thuộc nhóm feldspathoid, Na3KAl4Si4O16, xuất hiện ở trong đá xâm nhập và phun trào với hàm lượng silic thấp, và liên hợp với pegmatit. Nephelin thỉnh thưởng được tìm thấy trong mica schistgneiss.

Tinh thể nephelin màu trắng – xám với schorlomit sẫm từ Bou-Agrao Mt., Tamazeght complex, High Atlas Mts, Morocco (kích cỡ: 6.0 x 4.4 x 3.8 cm)

Tinh thể Nepheline hiếm và thuộc về hệ sáu phương, thường có dạng lăng trụ ngắn, sáu mặt giới hạn bởi một mặt phẳng cơ sở. Nó thường được tìm thấy ở hỗn hợp hạt, nén, và có màu trắng, vàng, xám, xanh hoặc đỏ (trong eleolit). Độ cứng là 5.5 – 6, và tỉ trọng là 2.56 – 2.66. Tinh thể thường trong mờ với ánh mỡ.

Chiết suất thấp và khúc xạ kép yếu của nephelin tương tự với thạch anh; nhưng vì dấu của khúc xạ kép của nephelin là âm, trong khi thạch anh là dương, nên hai khoáng vật có thể dễ dàng phân biệt dưới kính hiển vi. Một tính chất quan trọng để xác định nephelin là nó bị phân hủy bởi axit clohydric, phân tách với gelatin silica (mà có thể dễ dàng bị biến màu bởi các chất màu) và các khối halit. Vì lý do này, một tinh thể nephelin trong suốt có thể bị mờ khi nhúng trong axit.

Mặc dù natrikali luôn luôn tồn tại trong nephelin tự nhiên với tỉ lệ phân tử (3:1), các tinh thể nhân tạo có công thức NaAlSiO4; hợp chất kali tương ứng, KAISiO4, còn gọi là khoáng vật kaliophilite, có thể được điều chế nhân tạo. Điều đó cho thấy công thức orthosilicat, (Na,K)AlSiO4, biểu thị công thức đúng của nephelin.

Khoáng vật này có khả năng thay thế lón, và trong phòng thí nghiệm rất nhiều các sản phẩm thay thế của nephelin đã được chế tạo. Trong tự nhiên nó thường chuyển thành zeolit (đặc biệt là natrolit), sodalit, kaolin, hoặc muscovit nén. Gieseckit và liebenerit là các khoáng vật dạng giả.

Hai dạng của nephelin được phân biệt, khác nhau bởi dáng bên ngoài và cách thức xuất hiện, tương tự như phân biệt sanidinorthocla. Nephelin thủy tinh có dạng tinh thể nhỏ, không màu, trong suốt và hạt với ánh thủy tinh. Tinh thể tốt nhất xuất hiện với mica, sanidin, granat... trong các khoảng trống của các khối phun trào từ Monte Somma, Vesuvius. Dạng khác, được biết đến bởi tên elaeolit, xuất hiện ở dạng tinh thể lớn, ráp, hoặc thường xuyên hơn như là những khối không theo quy luật, có ánh mỡ và không trong suốt, hoặc tối đa là trong mờ, với màu đỏ, xanh lá, nâu hoặc xám. Nó tạo nên thành phần quan trọng của đá xâm nhập alkan của chuối nephelin – syenit, dạng điển hình ở nam Na Uy.

Màu sắc và ánh mỡ của elaeolit (tên được đặt bởi M. H. Klaproth 1809, từ tiếng Hy Lạp cho dầu và đá; tiếng Đức Fettstein) bởi vì sự xuất hiện của rất nhiều các khoáng vật khác ở kích cỡ hiển vi, có thể là augit hoặc hornblend. Các khoáng vật này có tác dụng làm tinh thể óng ánh nhiều màu như hiệu ứng mắt mèo và ximophan, với elaeolit màu xanh lá và đỏ có một dải sáng riêng biệt đôi khi được cắt thành đá quý với một mặt phẳng lồi.

Tham chiếu

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nepheline Mineral Data”. Truy cập 9 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ “Nepheline: Nepheline mineral information and data”. Truy cập 9 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/nepheline.pdf Handbook of Mineralogy