[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

NGC 3201

Tọa độ: Sky map 10h 17m 36.76s, −46° 24′ 40.4″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 3201
Hình ảnh của NGC 3201 chụp bằng kính viễn vọng không gian Hubble
Ghi công: NASA/STScI/WikiSky
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Kiểu quang phổX[1]
Chòm saoThuyền Phàm
Xích kinh10h 17m 36.82s[2]
Xích vĩ–46° 24′ 44.9″[2]
Khoảng cách16,3 kly (5,0 kpc)[3]
Cấp sao biểu kiến (V)+8.24[4]
Kích thước (V)18′.2
Đặc trưng vật lý
Khối lượng254×105[5] M
Bán kính40 ly[6]
VHB14.77
Độ kim loại = –1.24[7] dex
Tuổi dự kiến10.24 Gyr[7]
Tên gọi khácGCl 15,[4] GC 2068, h 3238, Dun 445, Bennett 44, Caldwell 79,[8] Melotte 99
Xem thêm: Cụm sao cầu, Danh sách cụm sao cầu
Hình ảnh của NGC 3201 chụp bằng kính viễn vọng không gian Hubble

NGC 3201 (hay còn được biết đến với tên gọi khác là Caldwell 79) là tên của một cụm sao cầu nằm ở độ vĩ thấp của Ngân Hà. Nó được nhà thiên văn học người Scotland James Dunlop phát hiện vào ngày 28 tháng 5 năm 1826 và liệt kê nó vào danh mục năm 1827 của ông. Nó có độ tập trụng các ngôi sao ở trung tâm thấp[9]. Ông đã miêu tả nó là "Một tinh vân khá rộng, khá sáng có bán kính 4' hoặc 5', Các ngôi sao tập trung dần về phía trung tâm. Nó dễ dàng để nhìn thấy từng ngôi sao, hình dáng của nó thì khá bất thường và những ngôi sao của nó thì tập trung đáng kể ở phía nam".[10]

Vận tốc xuyên tâm của cụm sao này thì cao một cách bất thường là 490 km/s, lớn hơn bất kì cụm sao nào được biết đến. Nhưng nó vẫn thấp hơn tốc độ vũ trụ cấp 2 của Ngân Hà[10]. Khoảng cách của nó với mặt trời là khoảng xấp xỉ 16300 năm ánh sáng và có khối lượng vào khoảng 254000 lần khối lượng mặt trời[3]. Tuổi của nó là thì khoảng 10,24 tỉ năm.[7]

Mật độ sao của nó thì không đồng đều, thay đổi với khoảng cách từ lõi của nó. Nhiệt độ hiệu dụng của những ngôi sao cho thấy càng xa lõi thì nhiệt độ của các ngôi sao càng cao, càng gần lõi thì các ngôi sao càng đỏ và nhiệt độ càng thấp. Năm 2010, nó là 1 trong 2 cụm sao duy nhất (bao gồm Messier 4) có mật độ sao không đồng đều.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Shapley, Harlow; Sawyer, Helen B. (tháng 8 năm 1927), “A Classification of Globular Clusters”, Harvard College Observatory Bulletin, 849 (849): 11–14, Bibcode:1927BHarO.849...11S.
  2. ^ a b Goldsbury, Ryan; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2010), “The ACS Survey of Galactic Globular Clusters. X. New Determinations of Centers for 65 Clusters”, The Astronomical Journal, 140 (6): 1830–1837, arXiv:1008.2755, Bibcode:2010AJ....140.1830G, doi:10.1088/0004-6256/140/6/1830.
  3. ^ a b Paust, Nathaniel E. Q.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2010), “The ACS Survey of Galactic Globular Clusters. VIII. Effects of Environment on Globular Cluster Global Mass Functions”, The Astronomical Journal, 139 (2): 476–491, Bibcode:2010AJ....139..476P, doi:10.1088/0004-6256/139/2/476, hdl:2152/34371.
  4. ^ a b “NGC 3201”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2006.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  5. ^ Boyles, J.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2011), “Young Radio Pulsars in Galactic Globular Clusters”, The Astrophysical Journal, 742 (1): 51, arXiv:1108.4402, Bibcode:2011ApJ...742...51B, doi:10.1088/0004-637X/742/1/51.
  6. ^ distance × sin( diameter_angle / 2 ) = 40 ly. radius
  7. ^ a b c Forbes, Duncan A.; Bridges, Terry (tháng 5 năm 2010), “Accreted versus in situ Milky Way globular clusters”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 404 (3): 1203–1214, arXiv:1001.4289, Bibcode:2010MNRAS.404.1203F, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.16373.x.
  8. ^ “NGC 3201”, Deep Sky Observer's Companion, truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2012.
  9. ^ Webb, N. A.; Wheatley, P. J.; Barret, D. (2005), “XMM-Newton X-ray and optical observations of the globular clusters M 55 and NGC 3201”, Astronomy & Astrophysics, 445: 155–165, arXiv:astro-ph/0509085, Bibcode:2005yCat..34450155W, doi:10.1051/0004-6361:20053010.
  10. ^ a b O'Meara, Stephen James (2002), The Caldwell Objects, Deep-Sky Companions, Cambridge University Press, tr. 314–315, ISBN 978-0521827966.
  11. ^ Kravtsov, V.; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2010), “Evidence of the inhomogeneity of the stellar population in the differentially reddened globular cluster NGC 3201”, Astronomy and Astrophysics, 512: L6, arXiv:1004.5583, Bibcode:2010A&A...512L...6K, doi:10.1051/0004-6361/200913749.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]