[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Mơ Armenia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Prunus armeniaca
Quả chín
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Chi (genus)Prunus
Phân chi (subgenus)Prunus
Đoạn (section)Armeniaca
Loài (species)P. armeniaca
Danh pháp hai phần
Prunus armeniaca
L.
Danh pháp đồng nghĩa[1]
Danh sách
  • Amygdalus armeniaca (L.) Dumort.
  • Armeniaca ansu (Maxim.) Kostina
  • Armeniaca vulgaris Lam.
  • Prunus ansu (Maxim.) Kom.

Mơ Armenia, mơ tây, mơ hạnh hay hạnh (tên khoa học Prunus armeniaca L., do được trồng phổ biến ở Armenia cổ đại) là một loài thực vật thuộc chi Prunus. Các nghiên cứu về di truyền chỉ ra Trung Á là trung tâm nguồn gốc của loài này.[2][3] Nó được trồng rộng rãi ở nhiều nước và đã lan ra tự nhiên ở nhiều nơi.[4][5][6] Tên armeniaca đề cập đến đất nước Armenia ở phía tây châu Á.[7]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi của loài thực vật này theo tiếng Anhapricot, tiếng Pháp: abricotier, Hán văn là 杏 hoặc 杏子 (pinyin: xìngzi, tiếng Nhật: アンズ anzu, Hán-Việt: hạnh tử). Từ apricot của tiếng Anh và abricotier của tiếng Pháp thường dịch sang tiếng Việt là "mơ".

Hoa hạnh (Apricot blossom) ở Kashmir.
Trái chưa chín.

Mơ Armenia là một loại cây gỗ nhỏ, cao khoảng 8-12 mét (26–39 ft), với đường kính thân cây có thể lên đến 40 cm (16 inch), tán rậm rạp. Các lá cây hình trứng, dài khoảng 5–9 cm (2,0-3,5 inch) và rộng 4–8 cm (1,6-3,1 inch), đầu nhọn và mép có răng cưa mịn. Hoa thường có đường kính 2-4,5 cm (0,8-1,8 inch) với năm cánh hoa màu trắng hoặc trắng phớt hồng, hoa mọc đơn lẻ hoặc từng đôi vào đầu mùa xuân trước khi trổ lá. Quả là một quả hạch tương tự như một quả đào nhỏ, đặc biệt rất giống quả mơ ta nhưng thường lớn hơn với đường kính 1,5-2,5 cm (0,6-1,0 inch) (có thể lớn hơn trong một số giống hiện đại), có màu sắc từ màu vàng đến màu da cam và thường có màu đỏ ở phía bên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bề mặt của quả nhẵn hoặc có lông mịn. Thịt quả mơ Armenia thường có hương vị chua ngọt. Hạt sần sùi, mịn, với ba gờ chạy dọc xuống.[8][9]

Hạt rất dễ được tách rời khỏi thịt quả, đây là một trong những đặc điểm để phân biệt quả của mơ Armenia và mơ ta (mơ Nhật Bản).

Tại châu Âu, mùa thu hoạch bắt đầu khá sớm. Quả mơ tại Trung Âu được thu hoạch từ giữa tháng Bảy đến cuối tháng Tám. Tại khu vực phía nam Địa Trung Hải, các loại trái mơ đầu tiên được thu hoạch từ cuối tháng Năm và kết thúc vào tháng Chín. sau đó mơ chủ yếu đến từ nước ngoài châu Âu từ giữa tháng 12 và tháng Ba.

Các giống

[sửa | sửa mã nguồn]
Quả mơ Armenia bổ đôi

Theo Danh mục loàiFlora of China, có sáu giống Mơ Armenia:[9][10]

  • Prunus armeniaca var. ansumơ ansu (tiếng Nhật: アンズ, anzu), hoa màu hồng, Đông Á
  • Prunus armeniaca var. armeniacamơ phổ thông, Trung Á và Trung Quốc, được trồng rộng rãi
  • Prunus armeniaca var. holosericeamơ Tây Tạng, Thanh Hải, Thiểm Tây, Tứ Xuyên và Tây Tạng
  • Prunus armeniaca var. meixianensismơ Huyện Mai, hoa kép, Thiểm Tây
  • Prunus armeniaca var. xiongyueensismơ Hùng Nhạc, Liêu Ninh
  • Prunus armeniaca var. zhidanensismơ Chí Đan, Ninh Hạ, Thanh Hải, Thiểm Tây và Sơn Tây

Mơ ở Việt Nam hay mơ ta là loài thực vật khác, có tên khoa học là Prunus mume Siebold & Zucc., tên thông dụng trong tiếng Anh là Japanese apricot, Chinese plum hoặc Ume. Hai loài P. mume (mơ ta) và P. armeniaca (mơ tây) là loài cận chủng, hình dáng quả và cũng rất giống nhau, tuy nhiên có thể phân biệt qua đặc điểm hoa, thành phần dinh dưỡng của quả, hạt, công dụng sử dụng trong ngành thực phẩm và y học và một số đặc điểm đặc trưng khác. Để tránh sự nhầm lẫn với mơ ta (Prunus mume) hoặc hạnh đào (Prunus dulcis).

Trồng và sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc, thuần hóa và lan tỏa

[sửa | sửa mã nguồn]
Mơ Armenia, tươi
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng201 kJ (48 kcal)
11 g
Đường9 g
Chất xơ2 g
0.4 g
1.4 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
11%
96 μg
10%
1094 μg
Vitamin C
11%
10 mg
Chất khoángLượng
%DV
Sắt
2%
0.4 mg
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[11] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[12]
Mơ, khô
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng1.009 kJ (241 kcal)
63 g
Đường53 g
Chất xơ7 g
0.5 g
3.4 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
20%
180 μg
20%
2163 μg
Vitamin C
1%
1 mg
Chất khoángLượng
%DV
Sắt
15%
2.7 mg
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[11] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[12]

Theo nhà thực vật học Liên Xô Nikolai Vavilov, trung tâm nguồn gốc của Mơ ArmeniaTrung Á, nơi quá trình thuần hóa của nó diễn ra, và Trung Quốc là một trung tâm thuần hóa khác.[13] Giả thuyết của ông đã được xác nhận bởi các nghiên cứu di truyền.[2][3]

Có ít nhất ba sự kiện thuần hóa độc lập trong lịch sử của Mơ Armenia:[2]

  • Loại mơ từ các quần thể hoang dã ở nam Trung Á (Kyrgyzstan) đã phát sinh ra loại mơ được trồng ở nam Trung Á và bắc Nam Á.
  • Loại mơ từ các quần thể hoang dã ở bắc Trung Á (Kazakhstan) đã phát sinh ra loại mơ được trồng ở bắc Trung Á, Tây Á (bao gồm Armenia, nơi xuất xứ trước đây), châu Âu và Bắc Phi.
  • Loại mơ thứ ba từ Trung Quốc, làm phát sinh ra mơ trồng ở Đông Á. Nó liên quan đến các quần thể hoang dã từ bắc Trung Á hoặc/ và giống lai của nó với Mơ sibiria.

Mơ được trồng lan tỏa về phía tây theo hai con đường chính: một là Trung Á đến Tây Á rồi đến Địa Trung Hải, Châu Âu và Châu Phi, và hai là Trung Á đến lục địa Châu Âu. Ngoài ra, mơ được trồng từ Nhật Bản đã đóng góp một phần nhỏ đến Địa Trung Hải, Châu Âu.[3]

Lịch sử trồng trọt

[sửa | sửa mã nguồn]

Quả mơ được biết đến ở Armenia từ thời cổ đại, chúng đã được trồng ở đó lâu đến nỗi trước đây người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ đó.[14] Một cuộc khai quật khảo cổ học tại Garni thuộc Armenia đã tìm thấy hạt giống cây mơ ở một địa điểm thời kỳ Chalcolithic.[15] Tên khoa học của nó là Prunus armeniaca (mơ Armenia) xuất phát từ giả định đó. Ví dụ như, nhà trồng trọt người Bỉ Baron de Poerderlé, ghi chép vào những năm 1770, đã khẳng định, "Cet arbre tire son nom de l'Arménie, province d'Asie, d'où il est originaire et d'où il fut porté en Europe ..."..."("cây này lấy tên từ Armenia, vùng đất của Châu Á, nơi nó bắt nguồn, và từ khi nào nó được đưa đến Châu Âu ... ").[16] Một lượng lớn mơ, khoảng 50 giống, được trồng ở Armenia ngày nay.[14]

Mơ đã được trồng ở Trung Quốc từ năm 1000 trước Công nguyên.[17] Bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ bảy, mơ ở Trung Quốc đã được bảo quản bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm ướp muối, hun khói, và sấy khô phổ biến hơn. Hồ Bắc được chú ý đến với những quả mơ hun khói đen.[18]

Việc nó đến Hy Lạp là do Alexander Đại đế.[19]

Một bài báo về việc trồng mơ ở Andalusia của Tây Ban Nha được đăng trong tác phẩm nông nghiệp thế kỷ 12 của Ibn al-'Awwam, Book on Agriculture.[20]

Ở Anh vào thế kỷ 17, dầu mơ được sử dụng trong các phương pháp điều trị bằng thảo dược nhằm chống lại các khối u, sưng và loét.[21] Vào thế kỷ đo, những người định cư ở Anh đã mang mơ đến các thuộc địa của Anh ở Tân Thế giới. Hầu hết sản lượng mơ hiện đại của Mỹ xuất phát từ cây con do các nhà truyền giáo Tây Ban Nha mang đến Bờ Tây. Hầu như tất cả sản xuất mơ thương mại của Hoa Kỳ đều ở California, một số ít ở Washington và Utah.[22]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
Mười nước sản xuất hàng đầu—năm 2005
(1.000 tấn)
 Thổ Nhĩ Kỳ 390
 Iran 285
 Ý 232
 Pakistan 220
 Hy Lạp 196
 Pháp 181
 Algérie 145
Tây Ban Nha 136
 Nhật Bản 123
 Maroc 103
 Syria 101
Toàn thế giới 1916
Nguồn:[23]
Sản xuất mơ Armenia năm 2012
Chuẩn bị mơ trong khuôn viên của Tu viện Alchi ở Ladakh, Ấn Độ
Vườn mơ của David Packard ở Đồi Los Altos, được bảo tồn bởi David and Lucile Packard Foundation, là một trong số ít những vườn còn lại ở Hạt Santa Clara, nơi mơ là một loại cây trồng chính trước khi bùng nổ phát triển đô thị ở Thung lũng Silicon.
Mơ Armenia đang được phơi khô ở Thổ Nhĩ Kỳ

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ John H. Wiersema. “USDA Germplasm Resources Information Network (GRIN)”. Ars-grin.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  2. ^ a b c Liu, Shuo; Cornille, Amandine; Decroocq, Stéphane; Tricon, David; Chague, Aurélie; Eyquard, Jean-Philippe; Liu, Wei-Sheng; Giraud, Tatiana; Decroocq, Véronique (2019). “The complex evolutionary history of apricots: Species divergence, gene flow and multiple domestication events”. Molecular Ecology (bằng tiếng Anh). 28 (24): 5299–5314. doi:10.1111/mec.15296. ISSN 1365-294X. PMID 31677192. S2CID 207833328.
  3. ^ a b c Bourguiba, Hedia; Scotti, Ivan; Sauvage, Christopher; Zhebentyayeva, Tetyana; Ledbetter, Craig; Krška, Boris; Remay, Arnaud; D'Onofrio, Claudio; Iketani, Hiroyuki; Christen, Danilo; Krichen, Lamia (2020). “Genetic structure of a worldwide germplasm collection of Prunus armeniaca L. reveals three major diffusion routes for varieties coming from the species' center of origin”. Frontiers in Plant Science (bằng tiếng Anh). 11: 638. doi:10.3389/fpls.2020.00638. ISSN 1664-462X. PMC 7261834. PMID 32523597.
  4. ^ Flora of North America, Prunus armeniaca Linnaeus, 1753. Apricot
  5. ^ Australia, Atlas of Living. “Prunus armeniaca : Apricot – Atlas of Living Australia”. bie.ala.org.au. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2021.
  6. ^ Altervista Flora Italiana, Albicocco, Prunus armeniaca L. includes photos and European distribution map
  7. ^ The Oxford Companion to Food (ấn bản thứ 2). Oxford: Oxford University Press. 2006. ISBN 978-0-19-101825-1., chapter
  8. ^ Rushforth, K. (1999). Trees of Britain and Europe. Collins ISBN 0-00-220013-9.
  9. ^ a b Lu, Lingdi; Bartholomew, Bruce (2003). Armeniaca vulgaris. Trong Wu, Z.Y.; Raven, P. H.; Hong, D.Y. (biên tập). Flora of China. 9. Beijing & St. Louis: Science Press & Missouri Botanical Garden Press. tr. 396–401.
  10. ^ Prunus armeniaca L.”. Catalogue of Life. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2021.
  11. ^ a b United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ a b National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ Vavilov, Nikolai Ivanovich (1987) [1951]. Origin, Variation, Immunity and Breeding of Cultivated Plants: Phytogeographic Basis of Plant Breeding. Chester, K. Starr biên dịch. Redwood City Seed Company. ISBN 9780933421189.
  14. ^ a b “VII Symposium on Apricot Culture and Decline”. International Society for Horticultural Science. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2003. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  15. ^ Arakelyan, B. (1968). "Excavations at Garni, 1949–50", tr. 29 in Contributions to the Archaeology of Armenia. Henry Field (ed.). Cambridge.
  16. ^ De Poerderlé, M. le Baron (1788). Manuel de l'Arboriste et du Forestier Belgiques: Seconde Édition: Tome Premier. Brussels: Emmanuel Flon. tr. 682.
  17. ^ Zohary, Daniel; Hopf, Maria; Weiss, Ehud (2012). Domestication of Plants in the Old World. Oxford University Press. tr. 144.
  18. ^ Davidson, Alan. "Apricot" The Oxford Companion to Food, Oxford University Press, 2014 (unpaginated).
  19. ^ Huxley, A., ed. (1992). New RHS Dictionary of Gardening. Vol. 1, pp. 203–205. Macmillan. ISBN 0-333-47494-5.
  20. ^ Ibn al-'Awwam, Yaḥyá (1864). Le livre de l'agriculture d'Ibn-al-Awam (kitab-al-felahah) (bằng tiếng Pháp). J.-J. Clement-Mullet biên dịch. Paris: A. Franck. tr. 313–315 (ch. 7 – Article 40). OCLC 780050566. (Trang. 313–315 (Article XL)
  21. ^ Lewis, W. H.; Elvin-Lewis, M. P. F. (2003). Medical botany: plants affecting human health. Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons. tr. 214. ISBN 978-0-471-62882-8.
  22. ^ “Apricots”. Agricultural Marketing Resource Center. 7 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2007.
  23. ^ “FAO”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]