[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Lương Ký

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lương Ký
梁冀
Tên chữBá Trác
Thông tin cá nhân
Mất159
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Lương Thương
Anh chị em
Liang Buyi, Thuận Liệt hoàng hậu, Lương Nữ Oánh
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchTrung Quốc

Lương Ký (chữ Hán: 梁冀, ? - 159), tên tựBá Trác (伯卓), là ngoại thích và quyền thần nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng là huynh trưởng của hai vị Hoàng hậu Đông Hán là Thuận Liệt Hoàng hậu Lương Nạp, Hoàng hậu của Hán Thuận ĐếÝ Hiến Hoàng hậu Lương Nữ Oánh, Hoàng hậu của Hán Hoàn Đế.

Được phong chức Đại tướng quân và được giao quyền phụ chính, họ Lương trở thành một thế lực ngoại thích lớn mạnh. Sau khi Thuận Đế mất, Lương Nạp trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính cho Hán Xung ĐếHán Chất Đế, Lương Ký ngang nhiên thao túng triều đình. Chỉ vì một câu nói của Chất Đế, ông liền sai người hạ độc khiến hoàng đế qua đời. Sau ông lập Hán Hoàn Đế lên ngôi, đưa Lương Nữ Oánh lên làm Hoàng hậu. Có được đại quyền và hậu đãi, Lương Ký ra sức vơ vét của công và lộng hành ngang ngược, khiến Hoàn Đế bất mãn, điều này dẫn đến cái chết bất ngờ về sau của Lương Ký.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Lương Ký xuất thân họ Lương, một gia tộc hiển hách thời Đông Hán. Quê ông ở Ôn Thị, An Định (安定乌氏; nay là Bình Lương, tỉnh Cam Túc)[1]. Cụ tổ năm đời của Lương Ký là Lương Thống, đại tướng phò giúp Hán Quang Vũ Đế sáng lập nhà Đông Hán[2], được trọng vọng và được phong làm Thành Thạch hầu, truyền năm đời đến Lương Ký. Cha Lương Ký là Lương Thương, có con gái (tức em gái của Lương Ký) là Lương Nạp, được gả cho Hán Thuận Đế làm hoàng hậu[3]. Do là cha của hoàng hậu nên Lương Thương được trọng vọng, phong chức Đại tướng quân kiểm soát quân đội triều đình, còn Lương Ký được phong làm Hà Nam doãn vào năm 136.

Lương Thương tính tình thận trọng khiêm nhường, cúc cung phục vụ triều đình[4]. Tuy nhiên Lương Ký hoàn toàn trái ngược, vô cùng kiêu ngạo và tàn độc, lại thù dai, cậy thế lực của cha mà đạt được chức Chấp kim ngô khi còn rất trẻ[5]. Sau khi Lương Thương mất, Lương Ký kế chức Đại tướng quân của cha. Từ đó quyền hành đều rơi trong tay Lương Ký, em trai ông là Lương Bất Nghi được phong làm Hà Nam doãn[6].

Hại Hán Chất Đế

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Hán Xung Đế qua đời vì bệnh, Hán Chất Đế được Lương Thái hậu lập làm hoàng đế kế vị. Chất Đế còn nhỏ nhưng khá thông minh, biết sự chuyên quyền của Lương Ký, ông từng chỉ tay vào mặt Ký nói trước mặt quần thần:"Ngươi là ông tướng ngang ngược!". Lương Ký nghe vậy rất tức giận, âm mưu trả thù.

Năm Bản Sơ nguyên niên (146), tháng 6, Lương Ký sai người đầu độc vào bát mỳ rồi dâng cho Chất Đế ăn[7]. Khi độc tính phát tác, Chất Đế khó chịu, phái người cấp tốc truyền triệu Lý Cố. Lý Cố đi đến ngự sàn hầu Chất Đế, dò hỏi nguyên nhân. Chất Đế khi ấy còn gượng được, nói:"Trẫm ăn qua bát canh, bụng khó chịu, cho Trẫm uống nước có thể khỏi". Lương Ký ở ngay bên cạnh liền nói:"Bây giờ cho uống nước, có thể nôn mửa". Khi dứt câu, Chất Đế giá băng. Lý Cố khóc rống lạy Chất Đế. Lương Ký sợ sự việc bại lộ nên rất e dè Lý Cố[8][9].

Lập Hán Hoàn Đế

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Hán Chất Đế giá băng, Thái úy Lý Cố, Tư đồ Hồ Quảng (胡廣) cùng Tư không Triệu Giới (赵戒) viết thư báo cho Lương Ký, ông ta liền triệu tập Tam công, các Liệt hầu hưởng 2.000 thạch thực ấp cùng chúng quan viên thương nghị chọn người kế vị. Đám người Lý Cố đề nghị Thanh Hà vương Lưu Toán (劉蒜) kế vị, còn Lương Ký đòi lập Lễ Ngô hầu Lưu Chí, ý kiến này liền bị bãi bỏ. Lương Ký giận mà không có lý do, đương đêm về phủ thì gặp Trung thường thị Tào Đằng bất mãn với Lưu Toán, nên hiến kế cho Lương Ký áp chế các quan viên. Ngày hôm sau, Lương Ký đem binh sĩ bao vây điện nghị sự, khiến cả phe của Lý Cố cũng hoảng sợ, không thể không đồng ý lập Lưu Chí. Lương Ký vào cung nói với Lương Thái hậu. Lương Thái hậu biết chuyện Lương Ký độc chết Chất Đế nhưng không muốn kết tội chính anh trai mình, đành nghe theo Lương Ký để bảo toàn gia tộc, lập Lễ Ngô hầu Lưu Chí đăng vị, tức Hán Hoàn Đế[10][11].

Năm Kiến Hòa nguyên niên (147), Hoàn Đế lập Lương Nữ Oánh, em gái của Lương thái hậu và Lương Ký làm Hoàng hậu. Lương Ký cùng đợt được gia tặng thêm thực ấp 13.000 hộ, gia tăng số người được đề cử từ Đại tướng quân phủ, ngoài ra số quan lại phục vụ trong Đại tướng quân phủ cũng gia tăng hơn so với Tam công. Em trai Lương Bất Nghị được phong Dĩnh Âm hầu (潁暘侯), Lương Mông phong Tây Bình hầu (西平侯), con trai Lương Ký là Lương Dận (梁胤) cũng được phong làm Tương Ấp hầu (襄邑侯), mỗi tước có thực ấp 10.000 hộ[12].

Vào lúc này, thế lực của Lương Ký thực sự đã quá lớn, ông tìm cách giết Lý Cố. Cũng trong năm đó, đám Lưu Văn (劉文) ở Cam Lăng, Lưu Vị (劉鮪) ở quận Ngụy nổi lên tôn Lưu Toán làm Hoàng đế. Lương Ký nắm lấy thời cơ, đổ tội cho Lý Cổ dùng tà thuật phản loạn, giam vào ngục. Lương thái hậu nghe trần tình của các môn sinh nên bảo vệ Lý Cố, giải thoát ông khỏi ngục. Lương Ký vô cùng lo sợ, dùng hết mọi quan hệ và quyền lực bức tủ Lý Cố trong ngục[13]

Cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 2 năm 147, Hoàng thái hậu Lương Nạp băng hà. Đại tướng quân Lương Ký tuy không còn Lương Thái hậu chống lưng nhưng vẫn còn em gái là Hoàng hậu để dựa vào. Hán Hoàn Đế vẫn không thể tự tiện áp chế nhưng dần xa lánh Lương hoàng hậu[14].

Năm Diên Hi thứ 2 (159), Hoàng hậu Lương Nữ Oánh đột ngột qua đời. Cuối năm đó, Hán Hoàn Đế kết hợp với hoạn quan lật đổ Lương Ký trong một cuộc đảo chính. Cả gia tộc họ Lương bị thảm sát, chấm dứt thế lực bá đạo kéo dài hơn 20 năm.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hậu Hán thư, các mục
    • Hiếu Thuận Hiếu Xung Hiếu Chất Đế
    • Hạ, Hoàng hậu
    • Lương Thống liệt truyện

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:桓帝懿献梁皇后讳女莹,顺烈皇后之女弟也。
  2. ^ Phạm Diệp. “Hậu Hán thư, quyển 34: Lương Thống liệt truyện”. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  3. ^ Phạm Diệp. “Hậu Hán thư, quyển 10: Hoàng hậu hạ”. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  4. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:商自以戚属居大位,每存谦柔,虚己进贤,辟汉阳巨览、上党陈龟为椽属。李固、周举为从事中郎,于是京师翕然,称为良辅,帝委重焉。每有饥馑,辄载租谷于城门,赈与贫餧,不宣己惠。检御门族,未曾以权盛干法。
  5. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:冀字伯卓。为人鸢肩豺目,洞精目党眄,口吟舌言,裁能书计。少为贵戚,逸游自恣。性嗜酒,能挽满、弹棋、格五、六博、蹴鞠、意钱之戏,又好臂鹰走狗,骋马斗鸡。初为黄门侍郎,转侍中、虎贲中郎将,越骑、步兵校尉,执金吾。
  6. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:商薨未及葬,顺帝乃拜冀为大将军,弟侍中不疑为河南尹。
  7. ^ 《后汉书·卷六·孝顺孝冲孝质帝纪第六》:闰月甲申,大将军梁冀潜行鸩弑,帝崩于玉堂前殿,年九岁。
  8. ^ 冲帝又崩,冀立质帝。帝少而聪慧,知冀骄横,尝朝群臣,目冀曰:"此跋扈将军也。"冀闻,深恶之,遂令左右进鸩加煮饼,帝即日崩。复立桓帝,而枉害李固及前太尉杜乔,海内嗟惧,语在《李固传》。
  9. ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:冀忌帝聪慧,恐为后患,遂令左右进鸠。帝苦烦甚,促使召固。固入,前问:"陛下得患所由?"帝尚能言,曰:"食煮饼,今腹中闷,得水尚可活。"时冀亦在侧,曰:"恐吐,不可饮水。"语未绝而崩。固伏尸号哭,推举侍医。冀虑其事泄,大恶之。
  10. ^ 《后汉书·卷七·孝桓帝纪第七》:孝桓皇帝讳志,肃宗曾孙也。祖父河间孝王开,父蠡吾侯翼,母匽氏。翼卒,帝袭爵为侯。本初元年,梁太后征帝到夏门亭,将妻以女弟。会质帝崩,太后遂与兄大将军冀定策禁中,闰月庚寅,使冀持节,以王青盖车迎帝入南宫,其日即皇帝位,时年十五。太后犹临朝政。
  11. ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:因议立嗣,固引司徒胡广、司空赵戒,先与冀书曰:天下不幸,仍遭大忧。皇太后圣德当朝,摄统万机,明将军体履忠孝,忧存社稷,而频年之间,国祚三绝。今当立帝,天下重器,诚知太后垂心,将军劳虑,详择其人,务存圣明。然愚情眷眷,窃独有怀。远寻先世废立旧仪,近见国家践祚前事,未尝不询访公卿,广求群议,令上应天心,下合众望。且永初以来,政事多谬,地震宫庙,彗星竟天,诚是将军用情之日。传曰:‘以天下与人易,为天下得人难。’昔昌邑之立,昏乱日滋,霍光忧愧发愤,悔之折骨。自非博陆忠勇,延年奋发,大汉之祀,几将倾矣。至忧至重,可不熟虑!悠悠万事,唯此为大,国之兴衰,在此一举。冀得书,乃召三公、中二千石、列侯大议所立。固、广、戒及大鸿胪杜乔皆以为清河王蒜明德著闻,又属最尊亲,宜立为嗣。先是蠡吾侯志当取冀妹,时在京师,冀欲立之。众论既异,愤愤不得意,而未有以相夺,中常侍曹腾等闻而夜往说冀曰:"将军累世有椒房之亲,秉摄万机,宾客纵横,多有过差。清河王严明,若果立,则将军受祸不久矣。不如立蠡吾侯,富贵可长保也。"冀然其言,明日重会公卿,冀意气凶凶,而言辞激切。自胡广、赵戒以下,莫不慑惮之。皆曰:"惟大将军令。"而固独与杜乔坚守本议。冀厉声曰:"罢会。"固意既不从,犹望众心可立,复以书劝冀。冀愈激怒,乃说太后先策免固,竟立蠡吾侯,是为桓帝。
  12. ^ 《后汉书·卷三十四·梁统列传第二十四》:建和元年,益封冀万三千户,增大将军府举高第茂才,官属倍于三公。又封不疑为颍阳侯,不疑弟蒙西平侯,冀子胤襄邑侯,各万户。
  13. ^ 《后汉书·卷六十三·李杜列传第五十三》:后岁余,甘陵刘文、魏郡刘鲔各谋立蒜为天子,梁冀因此诬固与文、鲔共为妖言,下狱。门生勃海王调贯械上书,证固之枉,河内赵承等数十人亦要鈇锧诣阙通诉,太后明之,乃赦焉。及出狱,京师市里皆称万岁。冀闻之大惊,畏固名德终为己害,乃更据奏前事,遂诛之,时年五十四。
  14. ^ 《后汉书·卷十下·皇后纪第十下》:时,太后秉政而梁冀专朝,故后独得宠幸,自下莫得进见。后借姊兄荫势,恣极奢靡,宫幄雕丽,服御珍华,巧饰制度,兼倍前世。及皇太后崩,恩爱稍衰。后既无子,潜怀怨忌,每宫人孕育,鲜得全者。帝虽迫畏梁冀,不敢谴怒,然见御转稀。