[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Lý Gia Siêu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Gia Siêu
李家超
SBS PDSM PMSM
Lý Gia Siêu năm 2023
Chức vụ
Nhiệm kỳ1 tháng 7 năm 2022 – nay
2 năm, 147 ngày
Tổng lýLý Khắc Cường
Lý Cường
Tiền nhiệmLâm Trịnh Nguyệt Nga
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Hồng Kông
Ty trưởng Ty Chính vụ
Nhiệm kỳ26 tháng 5 năm 2021 – 7 tháng 4 năm 2022
316 ngày
Đặc khu trưởngLâm Trịnh Nguyệt Nga
Tiền nhiệmTrương Kiến Tôn
Kế nhiệmTrần Quốc Cơ
Cục trưởng Cục Bảo an
Nhiệm kỳ1 tháng 7 năm 2017 – 26 tháng 5 năm 2021
3 năm, 329 ngày
Đặc khu trưởngLâm Trịnh Nguyệt Nga
Kế nhiệmLê Đống Quốc
Vị tríĐặng Bính Cường
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc (1997–nay)
 Anh Quốc (1957–2012)
Sinh7 tháng 12, 1957 (66 tuổi)
Hồng Kông thuộc Anh
Nghề nghiệpCảnh sát
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoCông giáo Roma
VợLâm Lệ Thiền
Con cáiLý Văn Long
Lý Văn Tuấn
Học vấnThạc sĩ Chính sách công và Hành chính
Alma materCao đẳng Hoa Nhân Cửu Long
Đại học Charles Sturt
Websitefacebook
Chữ ký
Quê quánPhiên Ngung, Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc
Binh nghiệp
Phục vụ Hồng Kông
Năm tại ngũ1977–2012
Cấp bậcPhó Sở trưởng
Đơn vịCảnh sát Hồng Kông

Lý Gia Siêu SBS, PDSM, PMSM (tên tiếng Anh: John Lee Ka-chiu; tiếng Trung giản thể: 李家超, bính âm Hán ngữ: Lǐ Jiā Chāo, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1957) là cựu cảnh sát, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Đặc khu trưởng thứ sáu của Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ông nguyên là Ty trưởng Ty Chính vụ; Chủ nhiệm Ủy ban Xét duyệt tư cách ứng cử viên; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Bảo an; Phó Sở trưởng Sở Cảnh sát Hồng Kông. Ông gia nhập Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông từ năm 1977 khi 20 tuổi với tư cách là thanh tra thực tập sinh, được thăng chức dần là Thủ trưởng cơ quan Tình báo hình sự, đơn vị Thu thập tình báo, đơn vị Điều tra tội phạm khu vực Tây Cửu Long, đơn vị Chống ma túy. Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Bảo an, kết thúc sự nghiệp hơn 30 năm trong lực lượng cảnh sát. Từ đây, ông chuyển sang sự nghiệp ở các vị trí lãnh đạo chính quyền, là Cục trưởng Cục An ninh, Ty trưởng Ty Chính vụ đầu tiên có xuất thân từ cảnh sát sau khi Hồng Kông được chuyển giao.[1]

Vào ngày 6 tháng 4 năm 2022, Lý Gia Siêu tuyên bố từ chức Ty trưởng Ty Chính vụ, kết thúc 45 năm sự nghiệp công chức tại các cơ quan thuộc chính quyền Hồng Kông để tham gia cuộc bầu cử Đặc khu trưởng Hồng Kông – nhà lãnh đạo cao nhất của đặc khu, và là ứng cử viên duy nhất cho cuộc bầu cử.[2][3] Ngày 8 tháng 5 năm 2022, ông nhận được 1.416 phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử và được bầu làm Đặc khu trưởng với tỷ lệ phiếu bầu là 99,16%, cao nhất trong lịch sử chính trị Hồng Kông.[4]

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Gia Siêu sinh ngày 7 tháng 12 năm 1957 ở Hồng Kông thuộc Anh,[5] quê quán ở Phiên Ngung, Quảng Đông (nay là quận Phiên Ngung, thủ phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa),[6] trong một gia đình trung lưu, mang quốc tịch Anh. Ông lớn lên ở Hồng Kông, theo học Trường Công Thương Ngũ Ấp (五邑工商总会学校) ở vùng Sham Shui Po (Thâm Thủy Bộ) khi học tiểu học,[7] và trung học tại Cao đẳng Hoa Nhân Cửu Long (九龙华仁书院) của Dòng Tên, và ông theo Công giáo Roma.[8] Ông theo học và tốt nghiệp Trung Thất sau 7 năm học ở Hoa Nhân Cửu Long năm 1977.[9][10] Sau đó, những năm 2000, trong quá trình hoạt động sự nghiệp, ông được cơ quan mà mình công tác tài trợ và theo học cao học tại Đại học Charles SturtNew South Wales, Úc, nhận bằng Thạc sĩ Chính sách công và Hành chính.[11] Năm 1997, khi Hồng Kông được chuyển về Trung Quốc, ông nhập quốc tịch Trung Quốc, chính thức thôi quốc tịch Anh và chỉ mang một quốc tịch Trung Quốc từ tháng 8 năm 2012.[12][13][14]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Cảnh sát Hồng Kông

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1977, sau khi tốt nghiệp Hoa Nhân Cửu Long, Lý Gia Siêu trúng tuyển Cảnh sát Hoàng gia Hồng Kông (皇家香港警察) và gia nhập Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông với vị trí là thanh tra thực tập sinh.[15] Ông công tác liên tục ở cơ quan này, trở thành Chánh thanh tra năm 1997. Trong sự nghiệp cảnh sát, ông đã phục vụ trong nhiều đơn vị khác nhau như trinh sát và tình báo, và từng là thủ trưởng của các bộ phận như đơn vị tình báo của Cục Tình báo Hình sự, đơn vị tội phạm và tình báo của khu vực Tây Cửu Long, đơn vị điều tra ma tuý, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trinh sát, phá án. Ông lãnh đạo đơn vị điều tra tội phạm có tổ chức, đã phá vụ án thuốc lắc của Liễu Ký Hào năm 1994 và vụ án chất nổ 800 kg của Mã Thảo Lũng năm 1998.[15]

Năm 2002, Lý Gia Siêu được biệt phái tới Cục Bảo an Hồng Kông, nghiên cứu các vấn đề như pháp luật về tội phạm công nghệ cao, sau đó trở về nhậm chức thủ trưởng cơ quan điều tra nội bộ của lực lượng cảnh sát. Năm 2003, ông được giới thiệu đi học tại Học viện Vệ quốc Hoàng gia ở Luân Đôn, Anh, trở về Hồng Kông trong cùng năm và được thăng chức Trợ lý Sở trưởng Cảnh vũ Hồng Kông, giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Tây Cửu Long. Vào tháng 7 năm 2005, ông được bổ nhiệm làm Thủ trưởng cơ quan Hình sự, chỉ đạo và chịu trách nhiệm điều tra vụ án Từ Bộ Cao.[16] Vào tháng 1 năm 2007, ông được thăng chức Trợ lý cao cấp của Sở trưởng với tư cách là Thủ trưởng cơ quan Hình sự và Bảo an. Vào tháng 3 năm 2010, Lý Gia Siêu được bổ nhiệm làm Phó Sở trưởng Lực lượng Cảnh sát Hồng Hông,[17][18] nhận Huân chương Vinh dự và Huân chương Trác việt của Cảnh sát Hồng Kông. Trong nhiệm kỳ Phó Sở trưởng của ông, các Sở trưởng là Đặng Cánh ThànhTăng Vĩ Hùng, và ban đầu ông dự kiến nghỉ hưu vào năm 2014. Năm 2012, Lý Gia Siêu được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Bảo an Hồng Kông và từ chức ở Lực lượng Cảnh sát.[19][20]

An ninh Hồng Kông

[sửa | sửa mã nguồn]
Cục trưởng Cục Bảo an Lý Gia Siêu phát biểu năm 2019.

Năm 2012, sau khi được được Cục trưởng Cục Bảo an giới thiệu, Lý Gia Siêu được Trưởng quan bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Bảo an vào ngày 12 tháng 9 cùng năm,[21] nhậm chức vào ngày 1 tháng 10.[22][23][24] Cùng ngày, ông nộp đơn từ chức cho Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông, và giữ chức cho đến ngày 30 tháng 9 cùng năm. Ông bày tỏ thông qua đơn vị quan hệ công chúng rằng ông rất vui mừng được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Bảo an, ông hiểu rằng cơ quan phải giải quyết các vấn đề sâu rộng như xây dựng chính sách và sử dụng nguồn lực an ninh đặc khu.[25][26] Vào tháng 6 năm 2014, Hội đồng Lập pháp Hồng Kông thảo luận về nguồn vốn sơ bộ cho Kế hoạch phát triển khu vực mới ở Đông Bắc Hồng Kông, một cuộc biểu tình đã diễn ra ở trụ sở Hội đồng Lập pháp. Lý Gia Siêu đã phối hợp Lực lượng Cảnh sát thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo trật tự trong cuộc diễu hành, nhấn mạnh rằng bản thân cũng như cơ quan chức năng không "giả vờ là một người biểu tình" khi bị truyền thông cáo buộc.[27]

Vào ngày 21 tháng 6 năm 2017, Lý Gia Siêu được Quốc vụ viện Trung Quốc bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Bảo an Hồng Kông.[28][29] Ông trở thành cảnh sát đầu tiên nhậm chức Cục trưởng Cục Bảo an, và cũng phá vỡ truyền thống người lãnh đạo vị trí này, trước đây đều là Sở trưởng Sở Di trú đảm nhiệm.[30] Vào tháng 12 năm 2018, ông dẫn đầu một phái đoàn đến Tân Cương để kiểm tra các cơ sở chống khủng bố, bao gồm cả trung tâm huấn luyện chiến thuật chống khủng bố địa phương. Sau khi thị sát, ông cho rằng kinh nghiệm chống khủng bố ở Tân Cương đáng để Hồng Kông tham khảo, đồng thời cho rằng các nghị sĩ Hồng Kông không hài lòng với tình hình địa phương không nên nghe theo kiểu phiến diện.[31][32] Trong biểu tình tại Hồng Kông 2019–20, xuất hiện tranh cãi đề cập tới hành động và phương pháp xử lý vụ việc, cụ thể là việc bắt giữ của cảnh sát Hồng Kông. Tại cuộc gặp với giới truyền thông vào ngày 12 tháng 8 năm 2019, Lý Gia Siêu đã so sánh cảnh sát Hồng Kông với cảnh sát nước ngoài, chỉ ra rằng cảnh sát Hồng Kông đã khá kiềm chế nghiệp vụ, Hồng Kông không thể duy trì pháp luật và trật tự nếu không có lực lượng cảnh sát, tránh các câu hỏi của giới truyền thông về các phương pháp thực thi pháp luật của cảnh sát; nhấn mạnh rằng cảnh sát sử dụng vũ lực tối thiểu, luôn tuân thủ các quy định khi thực hiện nghiệp vụ của mình.[33] Vào tháng 11 năm 2019, ông đã trả lời phỏng vấn độc quyền với Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc trước Bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông 2019, chỉ ra rằng nguyên thủ quốc gia Tập Cận Bình đã nói rất rõ rằng nhiệm vụ cấp bách nhất ở Hồng Kông hiện nay là ngăn chặn bạo lực và hỗn loạn, nguyên thủ quốc gia đã nói về ba sự ủng hộ [mà trung ương] dành cho Đặc khu trưởng, lực lượng cảnh sát, và nền tư pháp Hồng Kông.[34]

Trưởng quan Lâm Trịnh Nguyệt Nga (giữa), Ty trưởng Ty Công lý Trịnh Nhược Hoa (trái) và Lý Gia Siêu, 2019.

Vào ngày 24 tháng 5 năm 2020, sau khi Nhân Đại Trung Quốc thông qua Luật An ninh quốc gia Hồng Kông, Lý Gia Siêu đã đăng bài viết có liên quan với đạo luật này trên trang web của Cục Bảo an, chỉ ra rằng ông vô cùng lo ngại về những trường hợp liên quan đến chất nổ và hàng hóa nguy hiểm từ năm 2019 ở Hồng Kông, nhấn mạnh rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy Hồng Kông đang có nguy cơ về các hoạt động khủng bố, và công chúng phải đối mặt với nó, không thể để khủng bố bén rễ ở Hồng Kông. Ông nhắc lại rằng chính quyền đang xem xét chặt chẽ tình hình và không loại trừ việc nâng cao mức độ đe dọa của các cuộc tấn công khủng bố; khi mức độ đe dọa khủng bố được nâng lên, cảnh sát có thể phải phong tỏa các địa điểm có nguy cơ cao, tiến hành tuần tra mật độ cao, lục soát đồ đạc cá nhân và tiến hành kiểm tra an ninh ở những nơi công cộng.[35]

Ty Chính vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Lý Gia Siêu phát biểu về việc tranh cử Trưởng quan Hồng Kông.

Ngày 23 tháng 6 năm 2021, theo đề cử của Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành quyết định (Quốc nhân tự [2021] số 159), bổ nhiệm Lý Gia Siêu làm Ty trưởng Ty Chính vụ Hồng Kông, và cũng là cảnh sát đầu tiên đảm nhiệm vụ trí này trong lịch sử Hồng Kông.[36][37] Trước đây, chức vụ này tại Hồng Kông luôn do một quan chức xuất thân là Hành chính viên (AO) đảm nhiệm. Có ý kiến cho rằng việc ông nhậm chức nghĩa là "tùy viên quân sự quản lý Hồng Kông",[38] ngược lại thì có ý kiến chỉ ra rằng trên thực tế, trong thời kỳ thuộc địa của Anh, đã có nhiều Ty trưởng Chính vụ, Thống đốc xuất thân là cảnh sát hoặc Quân đội Anh. Từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 năm 2021, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã dẫn đầu một số quan chức, trong đó có ông đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.[39][40] Vào ngày 6 tháng 7 năm 2021, ông được bổ nhiệm kiêm nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban Xét duyệt tư cách ứng viên Đặc khu hành chính Hồng Không; các thành viên chính thức bao gồm Đặng Bính Cường, Tăng Quốc Vệ, Từ Anh Vĩ và các thành viên không chính thức bao gồm Lưu Tuân Nghĩa, Phạm Từ Lệ TháiLương Ái Thi.[41][42][43]

Trưởng quan Hồng Kông

[sửa | sửa mã nguồn]
Lý Gia Siêu nêu chính sách cho Hồng Kông.

Vào ngày 3 tháng 4 năm 2022, một số phương tiện truyền thông tiết lộ rằng Lý Gia Siêu sẽ tham gia tranh cử vị trí lãnh đạo chính quyền cao nhất của Hồng Kông: Đặc khu trưởng.[44] Sáng ngày 6 tháng 4 năm 2022, Văn phòng liên lạc của Chính phủ Nhân dân Trung ương Trung Quốc tại Hồng Kông họp với Ủy ban bầu cử, sau cuộc họp, Ủy ban bầu cử nói với giới truyền thông rằng Lý Gia Siêu là ứng cử viên duy nhất được chính quyền trung ương ủng hộ, đồng thời kêu gọi ủy ban bầu cử ủng hộ ông.[45] Chiều cùng ngày, Lý Gia Siêu từ chức Ty trưởng Ty Chính vụ,[46] tham gia vào cuộc bầu cử Trưởng quan năm 2022.[47] Ngày 7 tháng 4, ông được Quốc vụ viện phê chuẩn và miễn nhiệm vị trí Ty Chính vụ,[2][48] sau đó, ông chính thức tuyên bố ứng cử.[49] Vào ngày 18 tháng 4, các phương tiện truyền thông xác nhận rằng ông đã trở thành ứng cử viên duy nhất cho chức vụ Đặc khu trưởng Hồng Kông.[50][51]

Ngày 8 tháng 5 năm 2022, Lý Gia Siêu nhận được 1.416 phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử và được bầu làm Đặc khu trưởng Hồng Kông thứ sáu, với tỷ lệ phiếu bầu 99,16%, cao nhất từ trước đến thời điểm này của lịch sử Hồng Kông.[52] Cùng ngày, sau khi được bầu làm Đặc khu trưởng, ông cùng vợ là Lâm Lệ Thiền đã phát biểu trước công chúng, gửi lời cảm ơn tới người dân, chúc mừng Ngày của Mẹ đến tất cả các bà mẹ ở Hồng Kông. Ông chính thức nhậm chức vào ngày 1 tháng 7 năm 2022.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]
Lý Gia Siêu và Lâm Lệ Thiền trước công chúng năm 2022.

Trong quá trình học ở Hoa Nhân Cửu Long, Lý Gia Siêu và Lâm Lệ Thiền (Janet Lam Lai-sim) gặp nhau ở buổi khiêu vũ của câu lạc bộ trường, hẹn hò và yêu nhau. Hai người sinh con đầu lòng là Lý Văn Long (Gilbert Lee Man-lung) vào năm 1978, sau đó kết hôn năm 1980, có con trai thứ hai là Lý Văn Tuấn năm 1984. Vợ và hai con của ông đều mang hai quốc tịch là Anh và Trung Quốc. Vào tháng 6 năm 1990, Lý Gia Siêu được con trai cả là Lý Văn Long, 12 tuổi đề cử và được chọn vào "Top 10 hình ảnh mới của những ông bố hiện đại" của Hồng Kông.[53] Hai anh em Lý Văn Long và Lý Văn Tuấn đều theo học và tốt nghiệp Cao đẳng Hoa Nhân Cửu Long và Đại học Hồng Kông. Lý Văn Long lấy bằng Thạc sĩ Kinh tế và Quản trị kinh doanh tại Đại học Trung văn Hồng KôngINSEAD, đồng thời có chứng chỉ của Chartered Financial Analyst, làm việc tại Citibank, Bank of America và các tổ chức khác.[54] Người con thứ Lý Văn Tuấn làm việc trong một công ty công nghệ thông tin và sau đó là ở ngân hàng, giữ các vị trí quản lý kiểm toán hệ thống thông tin tại Ngân hàng Trung Quốc, HSBC, để rồi hợp tác với Lý Thắng Đôi, Ủy viên Chính Hiệp Hồng Hông để mở một trường mẫu giáo tư nhân ở Đông Hoản, Quảng Đông năm 2018.[55][56]

Đánh giá và giai thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Về sự nghiệp chính trị, Lý Gia Siêu nhận được nhiều đánh giá từ công chúng, giới truyền thông và các đảng phái, có cả ủng hộ lẫn phản đối. Về phía ủng hộ, tiêu biểu có Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Hoa Kiều Lư Văn Đoan nhận định rằng Lý Gia Kiệt là ứng cử viên thích hợp cho chức vụ Đặc khu trưởng Hồng Kông, chỉ ra rằng Hồng Kông áp dụng tương tự mô hình Ma Cao, đặc khu có Đặc khu trưởng đương nhiệm Hạ Nhất Thành là ứng cử viên duy nhất đạt đủ quy chuẩn đề cử từ Ủy ban bầu cử, và việc bầu cử một ứng ứng cử viên phù hợp nhất với tình hình ở Hồng Kông vào thời điểm này.[57] Báo Hong Kong 01 đưa tin Lý Gia Siêu, dẫn chiếu tạp chí Hoa Nhân Cửu Long để đề cập việc ông từng là thanh niên "bốn mắt" thời trẻ và trở thành người thành công, lãnh đạo Hồng Kông đương đại.[58] Về phía phản đối, một số vụ việc có thể kể tới như trong những ngày đầu của biểu tình tại Hồng Kông 2019–20, vào tháng 6 năm 2019, Hong Kong 01 đã đăng một bài bình luận, chỉ ra rằng "có một thảm họa mang tên Lý Gia Siêu", chỉ trích rằng ông thiếu khôn ngoan chính trị, lặp đi lặp lại sai lầm, yêu cầu ông từ chức Cục trưởng Cục Bảo an.[59] Vào tháng 9 cùng năm, Hong Kong 01 lại đăng một bài bình luận, cho rằng chính quyền Lâm Trịnh Nguyệt Nga cần tái cơ cấu đội ngũ, chỉ ra rằng Lý Gia Siêu đã có hành động tồi tệ và cần phải chịu trách nhiệm và từ chức.[60]

Vấn đề quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 7 tháng 8 năm 2020, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức đại lục và Hồng Kông vì cho rằng các quan chức này gây tổn hại đến quyền tự trị của Hồng Kông, trong số 11 người này có Lý Gia Siêu và Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga.[61][62] Biện pháp trừng phạt là đóng băng tài sản tại Hoa Kỳ, cho phép bất kỳ ngân hàng nào hoạt động tại Hoa Kỳ cũng có thể đóng băng tài sản của người bị trừng phạt.[63]

Giai thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Gia Siêu có giai thoại về tên của mình. Trong cách phát âm tiếng Quảng Đông, tên của ông được phát âm là "Lee Ka-chiu", được ví với tên một nhân vật trong tác phẩm đến từ Nhật BảnPikachu của Pokémon bởi cách phát âm.[64] Với vấn đề này, Lý Gia Siêu không tỏ ra bất mãn hoặc phản đối cách gọi. Ngoài ra, một bài báo do truyền thông Nhật Bản là Sankei Shimbun phát hành vào ngày 29 tháng 4 năm 2022, do Phó Tổng biên tập Fujimoto Shinya, người am hiểu về các vấn đề thời sự ở Hồng Kông viết, tiêu đề đã viết và liên kết tên của Lý Gia Siêu với katakana của Pikachu, tức là "ピカチュウ", bài báo này xuất hiện trong cả ấn bản in và trực tuyến.[65]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 李家超服務警隊逾30年後成特區「第二把手」 曾處理多項具爭議事項 Lưu trữ 2022-04-18 tại Wayback Machine,無綫新聞,2022-04-06
  2. ^ a b “国务院免去李家超香港特别行政区政府政务司司长职务”. 新华社. 8 tháng 4 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ 李家超獲中央批准辭職 宣布參選第6屆特首選舉 明開記招交代 Lưu trữ 2013-07-11 tại Wayback Machine,東網,2022-04-18
  4. ^ “李家超1416票高票當選 見記者竟說出「大家係幾咁心愛香港呢個國家」 - 和你報 WhatsNews Media” (bằng tiếng Trung). 8 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ “Profile: John Lee, HKSAR's sixth-term chief executive designate”. Tân Hoa Xã. ngày 8 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ “隔牆有耳:娥班子最多架己冷”. 蘋果日報. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2018.
  7. ^ “小學概覽2018 五邑工商總會學校”. 家庭學校合作事宜委員會. 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ “李家超透露是天主教徒 感謝「mother secondary school」教誨”. 獨立媒體. 3 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ “李家超被質疑學歷 發言人稱李家超曾考入港大 家庭原因棄讀改考警隊”. 明報. ngày 26 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ “李家超曾獲港大錄取 家庭原因放棄入讀考警隊”. 文匯報. ngày 26 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ “港高官持英加澳物業 家人擁外國國籍”. 東方日報. 30 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  12. ^ “多名高官行會成員持外國物業 家人擁外籍以英國最多”. 東方日報. 28 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  13. ^ “11名中港官員被制裁 其物業及家人國籍資料一覽”. 東方日報. 8 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  14. ^ “李家超妻兒被指持英籍 無回覆「愛國者治港」質疑”. 明報. 26 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  15. ^ a b “1977年任督察主力刑事偵緝 李家超曾智破張子強案”. 巴士的報. 25 tháng 6 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  16. ^ 曾負責徐步高案 Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine 《蘋果日報》 2012年9月13日
  17. ^ 香港警隊高層調整 李家超將出任副處長 Lưu trữ 2021-03-04 tại Wayback Machine 《成報》 2010年3月6日
  18. ^ “李家超任警隊三十五年曾掌刑事”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  19. ^ 李家超入局前 及時棄英籍 Lưu trữ 2019-06-15 tại Wayback Machine 《星島日報》 2012年9月13日
  20. ^ 最高警界 問英雄 回顧與前瞻 Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine 《都市日報》
  21. ^ “陸恭蕙李家超邱誠武獲委任為副局長”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  22. ^ 林鄭指三新任副局長經驗豐富 Lưu trữ 2021-07-10 tại Wayback Machine 《星島日報》 2012年9月12日
  23. ^ “三名副局長及兩名政治助理委出”. 星島日報. 12 tháng 9 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  24. ^ “陸恭蕙、李家超、邱誠武將任副局”. 星島日報. 12 tháng 9 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2021.
  25. ^ “李家超升官棄百萬長俸”. 東方日報. 13 tháng 9 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2021.
  26. ^ “保安局:起訴反東北人士無政治考慮”. now新聞. 21 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  27. ^ “【副局升呢】曾偵緝徐步高案 李家超為入閣棄英籍”. 蘋果日報. 21 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  28. ^ “首位警察出身保安局長 李家超︰公平公正原則做事”. 香港經濟日報. 21 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  29. ^ “保安局局長會見傳媒談話全文”. 香港特別行政區政府. 25 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2021.
  30. ^ 陶嘉心 (7 tháng 4 năm 2022). “李家超選特首|35年警務生涯「二哥」止步 10年前轉跑道扭轉命運”. 香港01. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2022.
  31. ^ “李家超:新疆反恐工作值得香港參考”. 星島日報 (bằng tiếng Trung). 9 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  32. ^ “新屋嶺變「新疆嶺」? 民團:港府花75億蓋港版「再教育營」”. 自由時報 (bằng tiếng Trung). 8 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  33. ^ “外界質疑警暴 李家超籲勿作判斷:摧毀警隊誰得益?”. 立場新聞. 12 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2021.
  34. ^ 鄭秋玲 (23 tháng 11 năm 2019). “央視專訪李家超 兩提習近平止暴制亂 冀法院盡快有指導性判決”. 香港01. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  35. ^ “李家超:不排除提升恐襲威脅級別 警可封鎖地點、高姿態巡邏、搜身、公眾地方安檢”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2021.
  36. ^ “李家超首位警隊出身政務司司長 鄧炳強任內處理反修例”. 香港電台. 25 tháng 6 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2021.
  37. ^ “李家超:具經驗統籌政府團隊”. 香港政府新聞網. ngày 8 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  38. ^ “劉兆佳:李鄧升官反映國安重中之重 反駁「武官治港」說法 稱晉升後會變文人改情操”. 明報. ngày 8 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  39. ^ “林鄭今赴京慶祝中共百年華誕 李家超署理職務”. 文匯報. ngày 8 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  40. ^ “林鄭率團抵京 「閉環管理」出席慶典”. 星島日報. ngày 8 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  41. ^ “李家超升官「雙響炮」 料任資審會主席 決策1500人入閘”. 香港01. ngày 8 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc 2021. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  42. ^ “林鄭:委任李家超為資審會主席 梁愛詩、范太等3人任成員”. 香港01. ngày 8 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc 2021. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  43. ^ “Chief Executive appoints Candidate Eligibility Review Committee members”. HKSAR Government. 6 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  44. ^ “獨家|李家超將參選特首 梁振英任選委會總召集人”. 頭條新聞. 3 tháng 4 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  45. ^ 陳嘉洛 (6 tháng 4 năm 2022). “01消息:中聯辦晤選委 李家超是唯一人選 籲選委支持”. 香港01. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  46. ^ “行政長官收到政務司司長李家超請辭”. 香港電台. 6 tháng 4 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  47. ^ “2022特首選舉|李家超辭任政務司司長 辭職信:準備參選行政長官 據報是「唯一候選人」”. 香港財經時報. 6 tháng 4 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  48. ^ “【最新】新華社:國務院免去李家超政務司司長職務”. now新聞. 8 tháng 4 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  49. ^ 鄭寶生 (8 tháng 4 năm 2022). “李家超宣布參選特首 周六2時半開網上記招 多名議員入競選辦”. 香港01. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
  50. ^ “李家超获裁定提名有效 成香港特首选举唯一候选人”. china.caixin.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  51. ^ “李家超成特首惟一候选人 学者称标志香港成威权统治 迈列宁式集中制”. RFI - 法国国际广播电台 (bằng tiếng Trung). 19 tháng 4 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  52. ^ “特首選舉2022|李家超獲1416票 得票率逾99% 當選第六屆特首【附歷屆特首票數・多圖】”. 明報. 8 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  53. ^ “曾膺十大父親 李家超:不接納打罵教子 打成一片同時保父親尊嚴 不求子逐名利”. 明報加東版. 8 tháng 4 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  54. ^ “高層管理人員簡介”. 恒生銀行. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  55. ^ “長子任銀行高層 幼子東莞辦高檔幼兒園 李家超兩子均與特首選委共事”. FactWire. 13 tháng 4 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  56. ^ 李穎霖; 梁祖饒; 勞顯亮 (14 tháng 4 năm 2022). “長子任恒生銀行高層 次子內地開公司 妻近年組樂隊”. 香港01. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
  57. ^ 陳嘉洛 (6 tháng 4 năm 2022). “盧文端:李家超是特首人選 澳門一人模式最合適香港”. 香港01. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  58. ^ 何瑞芬 倪清江 (6 tháng 4 năm 2022). “李家超選特首|九龍華仁校刊見證四眼仔變時髦青年 棄港大入警隊”. 香港01. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  59. ^ “【逃犯條例】保安局局長屢屢失言 有一種災難叫李家超”. 香港01. 20 tháng 6 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  60. ^ “政府重組班子 應該撤換李鄭”. 香港01. 4 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  61. ^ 美國宣佈制裁11名中港官員,林鄭月娥首當其衝 Lưu trữ 2020-08-08 tại Wayback Machine,2020年8月7日,BBC
  62. ^ “Hong Kong-related Designations; Central African Republic Designation”. U.S. DEPARTMENT OF THE TREASURY. 7 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  63. ^ 羅冠聰 (8 tháng 8 năm 2020). “深度剖析美國制裁的後果、影響以及中共反制可能”. 立場新聞. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  64. ^ “テイクオフ:次期行政長官の最有力候補...”. NNA Asia. 7 tháng 4 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2022.
  65. ^ 藤本欣也 (29 tháng 4 năm 2022). “香港次期長官はピカチュウだ”. 産経新聞. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Lâm Trịnh Nguyệt Nga
Đặc khu trưởng Hồng Kông
2022–2027
Đương nhiệm
Tiền nhiệm
Trương Kiến Tông
Ty trưởng Ty Chính vụ Hồng Kông
2021–2022
Kế nhiệm
Trần Quốc Cơ
Tiền nhiệm
Lê Đống Quốc
Cục trưởng Cục Bảo an Hồng Kông
2017–2021
Kế nhiệm
Đặng Bỉnh Cường
Tiền nhiệm
Lê Đống Quốc
Phó Cục trưởng Cục Bảo an Hồng Kông
2012–2017
Kế vị:
Âu Chí Quang
Chức vụ nhà nước
Tiền nhiệm
Nhậm Đạt Vinh
Phó Sở trưởng Sở Cảnh sát Hồng Kông
2010–2012
Kế nhiệm
Mã Duy Lục