[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Hồ Matano

2°29′7″N 121°20′0″Đ / 2,48528°N 121,33333°Đ / -2.48528; 121.33333
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hồ Matano/Matana
Danau Matano
Hồ Matano lúc hoàng hôn
Map
Vị tríNam Sulawesi, Indonesia
Tọa độ2°29′7″N 121°20′0″Đ / 2,48528°N 121,33333°Đ / -2.48528; 121.33333
Lưu vực quốc giaIndonesia
Chiều dài tối đa28 km (17 mi)[1]
Chiều rộng tối đa8 km (5,0 mi)[1]
Diện tích bề mặt164,1 km2 (63,4 dặm vuông Anh)
Độ sâu tối đa590 m (1.940 ft)[1]
Độ cao bề mặt382 m (1.253 ft)[1]

Matano, hay Matana, là một hồ nước tự nhiên ở huyện Đông Luwu, tỉnh Nam Sulawesi của Indonesia. Với độ sâu hơn 590 m, Matano là hồ sâu thứ 10 trên thế giới và cũng là hồ sâu nhất ở Indonesia. Dựa vào thông tin địa chất họcsinh học, hồ Matano có niên đại khoảng từ 1 đến 4 triệu năm tuổi.[1] Matano, cùng với hồ Towuti, là hai hồ chính trong hệ thống hồ Malili ở đảo Sulawesi (ngoài ra còn ba hồ nhỏ hơn cấu thành hệ thống hồ Malili là các hồ Mahalona, Masapi và Lawontoa).

Thành phần hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Matano là vùng nước không oxy, nghèo sulfatsulfide nhưng giàu sắt. Hồ chứa một quần thể vi khuẩn lưu huỳnh màu xanh lục đại diện cho phần lớn quần thể các sinh vật quang dưỡng, và diệp lục tố vi khuẩn (Bacteriochlorophyll e), một sắc tố được tạo ra bởi các vi khuẩn lưu huỳnh xanh lục thích nghi với cường độ ánh sáng thấp.[2]

Hệ sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Matano là nơi có nhiều loài cá đặc hữu cũng như nhiều loài động thực vật khác. Nhiều loài trong số đó đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự ô nhiễm và sự cạnh tranh từ những loài du nhập, trong đó có cá la hán.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Crowe, Sean A.; O’Neill, Andrew H.; Katsev, Sergei; Hehanussa, Peter; Haffner, G. Douglas; Sundby, Bjørn; Mucci, Alfonso; Fowle, David A. (2008). “The biogeochemistry of tropical lakes: A case study from Lake Matano, Indonesia”. Limnology and Oceanography. 53 (1): 319–331. doi:10.4319/lo.2008.53.1.0319. ISSN 1939-5590.
  2. ^ Crowe, Sean A.; Jones, CarriAyne; Katsev, Sergei; Magen, Cédric; O'Neill, Andrew H.; Sturm, Arne; Canfield, Donald E.; Haffner, G. Douglas; Mucci, Alfonso (2008). “Photoferrotrophs thrive in an Archean Ocean analogue”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 105 (41): 15938–15943. doi:10.1073/pnas.0805313105. ISSN 0027-8424. PMID 18838679.
  3. ^ Fabian Herder và cộng sự (2012). “Alien invasion in Wallace's Dreamponds: records of the hybridogenic "flowerhorn" cichlid in Lake Matano, with an annotated checklist of fish species introduced to the Malili Lakes system in Sulawesi” (PDF). Aquatic Invasions. 7 (4): 521–535.