Hạt beta
Giao diện
Phân rã beta | |
Cấu trúc | Hạt cơ bản điện tử, phản hạt điện tử |
---|---|
Loại hạt | Fermion |
Nhóm | Lepton |
Thế hệ | Một |
Tương tác cơ bản | Hấp dẫn, Điện từ, yếu |
Thực nghiệm | 1896, Henri Becquerel |
Ký hiệu | e−, β− |
Khối lượng | 9,109 382 15(45) × 10–31 kg
5,485 799 09(27) × 10–4 u 1⁄1822.888 4843(11) u 0.510 998 918(44) MeV/c2 |
Điện tích | –1,602 176 487(40) × 10–19 C |
Spin | ½ |
Mômen từ | −1.001 159 652 181 11(74) μB |
Hạt beta là tên gọi chung của điện tử (e−, β−) và positron (e+, β+) phát ra trong quá trình phân rã beta của hạt nhân và của neutron ở trạng thái tự do.
Tia beta lệch về phía cực dương của tụ điện gồm các hạt electron.
β+ phân rã (bức xạ positron)
[sửa | sửa mã nguồn]Hạt nhân nguyên tử không ổn định mà thừa proton có thể xảy ra β+ phân rã, còn gọi là phân rã positron, hiện tượng mà một proton được chuyển đổi thành một neutron, một positron, và một neutrino electron:
- p → n + e+
+ ν
e
Beta-cộng phân rã có thể xảy ra trong hạt nhân khi giá trị tuyệt đối của năng lượng liên kết của hạt nhân con lớn hơn của hạt nhân mẹ, nghĩa là hạt nhân con ở trạng thái năng lượng thấp hơn.