[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Krameria

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Krameria
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Zygophyllales
Họ (familia)Krameriaceae
Dumorrtier
Chi (genus)Krameria
L.[1]
Các loài
17-18 - xem văn bản

Krameria là chi duy nhất trong họ Krameriaceae[2], trong đó có khoảng 17-18 loài, nói chung được gọi trong tiếng Anh là rhatany, ratany hay rattany. Rhatany cũng là tên gọi để chỉ rễ Krameria, một loại thuốc nguồn gốc thực vật là rễ khô của para rhatany (Krameria argentea) hay rhatany Peru (Krameria lappacea.

Hoạt tính sinh học của rhatany là do axít rhataniatannic có tính làm se, tương tự như axít tannic. Nước sắc rễ cây từng được sử dụng như là nước súc miệng, thuốc ngậm, đặc biệt là khi trộn lẫn với cocain, như là thuốc cầm máu và thuốc chữa tiêu chảy. Khi được tán thành bột mịn, rễ khô được sử dụng như là một thành phần trong bột đánh răng. Rễ tán thành bột cũng được dùng để tạo màu đỏ hồng ngọc trong một số loại rượu vang Bồ Đào Nha. Vỏ rễ chứa một chất tự do, màu đỏ, gần như không hòa tan, gọi là đỏ ratanhia.

Các loài Krameria sinh sống dọc theo châu Mỹ, từ tây nam Hoa Kỳ tới Chile và Tây Ấn, Brasil. Trong đó chủ yếu là bản địa của khu vực nhiệt đới. Chúng là các cây bụi hay cây thảo lâu năm, sống theo kiểu bán ký sinh trên rễ của các loài cây khác. Hoa lưỡng tính có các tuyến gọi là elaiophore sinh ra chất dầu mà các loài ong trong chi Centris thu thập khi chúng thụ phấn cho hoa. Quả dạng quả bế không nứt, chứa 1 hạt.

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Genus: Krameria L.”. GRIN. USDA. ngày 31 tháng 1 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2011.
  2. ^ Krameriaceae trên website của APG. Tra cứu ngày 30 tháng 1 năm 2011.
  3. ^ Krameria (TSN 26751) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  4. ^ “GRIN Species Records of Krameria. GRIN. USDA. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]