[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Khu tự trị Nùng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khu tự trị Nùng
Tên bản ngữ
1947–1954
Quốc huy
Quốc huy

Tiêu ngữTrung Hiếu
Tổng quan
Vị thếKhu tự trị thuộc Bắc Kỳ (1947–1948)
Khu tự trị thuộc Liên hiệp Pháp (1948–1950)
Bộ phận của Hoàng triều Cương thổ (1950–1954)
Thủ đôMóng Cái
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Ngái
Tiếng Khách Gia
Tiếng Quảng Đông
Tiếng Sán Dìu
Tiếng Pháp
Tiếng Việt
Chính trị
Chính phủKhu tự trị
Lãnh tụ Nùng 
• 1947–1954
Voòng A Sáng
Lịch sử
Thời kỳChiến tranh Đông Dương
• Thành lập
1947
1954
Địa lý
Diện tích  
• 1949
4.500 km2
(1.737 mi2)
Dân số 
• 1949
120.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệPiastre (1947–1953)
Đồng (1953–1954)
Tiền thân
Kế tục
Hải Ninh (tỉnh)
Hải Ninh (tỉnh)
Hiện nay là một phần củaQuảng Ninh
Đình Lập, Lạng Sơn

Xứ Nùng (tiếng Pháp: Pays Nung), hoặc Khu tự trị Nùng (tiếng Pháp: Territoire Autonome Nung) là một đơn vị hành chính ở Bắc Kỳ vào cuối thời Pháp thuộc. Văn bản quy định xứ Nùng ra mắt năm 1947. Cư dân của vùng này là người Hoa di cư sang, vốn là người Ngái (Hoa Nùng hay Nùng Hoa) thuộc Hán tộc, không liên quan dân tộc Nùng ở Việt Nam và người Tráng ở Quảng Tây.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu này gồm Hà Cối, Tiên Yên, Đầm Hà, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đình Lập, Hải Ninh, với Móng Cáithủ phủ.[1] Đơn vị này được lập năm 1947 đến năm 1950 thì gom vào Hoàng triều Cương thổ thuộc quyền Quốc trưởng Bảo Đại theo đạo dụ số 6 ký ngày 15 Tháng Tư.[2] Lãnh tụ Nùng là Đại tá Voòng A Sáng.[3] Sau Trận Điện Biên Phủ, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp thu toàn phần đất nước Việt Nam phía bắc vĩ tuyến 17 thì Khu tự trị Nùng cũng bị giải tán. Đơn vị hành chính này chỉ tồn tại tổng cộng bảy năm từ năm 1947 đến năm 1954. Sau di cư vào Nam, họ sinh sống chủ yếu dọc Phan Thiết, Đồng Nai và làm nông.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu tự trị Nùng có Hội đồng Lãnh thổ là cơ quan lập pháp. Cơ quan này gồm các đại biểu dân cử chiếu theo tỷ lệ 1000 dân cư thì được bầu lên một đại biểu. Hành pháp có Hội đồng cai trị thường trực. Tư pháp thì chiếu theo luật pháp chung của Việt Nam.[4] Điểm này khác hẳn khu tự trị Thái đương thời, nơi luật truyền thống của người Thái được dùng làm luật căn bản.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB6/lien.pdf[liên kết hỏng] Các cộng đồng người Hoa...
  2. ^ Luong, Hy. Postwar Vietnam: dynamics of a transforming society. Lanham, MD: Rowman and Littlefield, 2003. tr 134.
  3. ^ Ra mắt sách "Người Nùng và Khu Tự Trị Hải Ninh Việt Nam"[liên kết hỏng]
  4. ^ Lê Đình Chi. Người Thượng Miền Nam Việt Nam. Gardena, CA: Văn Mới, 2006. tr 401-449