Kassaman
Tiếng Anh: Chúng tôi xin thề | |
---|---|
Kassaman / Tagallit | |
National ca của Algeria | |
Tên khác | Qassaman |
Lời | Moufdi Zakaria, 1955 |
Nhạc | Mohamed Fawzi |
Được chấp nhận | 1962 |
Mẫu âm thanh | |
Kassaman (không lời) |
Kassaman[1][2] hoặc Qassaman[3] (tiếng Ả Rập: قَسَمًا, "chúng ta thề";[1][2] Ngữ tộc Berber: Tagallit, "Lời thề" hoặc "Chúng tôi xin thề"[3]), được hiểu trong tiếng Việt là "Lời thề", là quốc ca của Algérie. Bài hát được viết thành lời bởi Moufdi Zakaria và được phổ nhạc bởi Mohamed Fawzi, một nhạc sĩ Ai Cập. Nó đã trở thành quốc ca Algérie khi nước này độc lập từ Pháp năm 1962.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Bài quốc ca được viết bởi Zakaria khi ông bị cầm tù bởi người Pháp trong khoảng thời gian xảy ra Chiến tranh Algérie. Vốn là người Mozabite, ông không có bút hay giấy khi bị cầm tù tại nhà tù Barberousse, ông đã lấy máu mình để viết bài quốc ca[4][5][6][7]. Nhạc được phổ bởi Fawzi sau khi hai bản nhạc trước đó bị từ chối.
Cả lời và nhạc đều được chấp thuận vào năm 1962 sau Thỏa thuận Évian. Mặc dù ban đầu nó được coi là quốc ca tạm thời, nhưng sự nổi tiếng đã khiến cho nó còn tồn tại cho tới tận ngày nay[8].
Lời
[sửa | sửa mã nguồn]Lời tiếng Ả Rập | Bản dịch | Tiếng Việt |
---|---|---|
Khổ 1 | ||
قسما بالنازلات الماحقات |
Qasaman bi-n-nāzilāti l-māḥiqāt |
Chúng ta thề có trời cao chứng giám, |
Khổ 2 | ||
نحن جند في سبيل الحق ثرنا |
Naḥnu jundun fi sabīli l-ḥaqqi thurnā |
Chúng ta là những người lính chiến đấu vì chính nghĩa |
Khổ 3 | ||
يا فرنسا قد مضى وقت العتاب |
Yā Faransā, qad maḍā waqtu l-ʿitāb |
Này giặc Pháp, thời gian của sự nhục nhã đã qua đi |
Khổ 4 | ||
نحن من أبطالنا ندفع جندا |
Naḥnu min ʾabṭālinā nadfaʿu jundā |
Từ những người anh hùng, ta tạo nên những đoàn quân |
Khổ 5 | ||
صرخة الأوطان من ساح الفدا |
Ṣarkhatu l-ʾawṭāni min sāḥi l-fidā |
Tiếng khóc than của Tổ quốc vang lên từ nơi chiến trường. |
Bản chất
[sửa | sửa mã nguồn]Vốn là một bài hát ái quốc và có lời nhạc chiến tranh, nó mang đậm dấu ấn của một phong trào giải phóng, đòi tự do và độc lập dân tộc, song bản chất của nó cũng bị đặt ra câu hỏi do sự hiếu chiến cũng như cái nhìn không thân thiện với Pháp của bài quốc ca.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Algeria”. The World Factbook. CIA. ngày 8 tháng 5 năm 2017. Bản gốc lưu trữ 13 tháng Mười năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
- ^ a b DiPiazza, Francesca Davis (ngày 1 tháng 1 năm 2007). Algeria in Pictures. Twenty-First Century Books. tr. 69. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2017.
- ^ a b Hadjab, Warda (2016). “Algiers–Paris Round Trips: Diasporic Pathways of a Public Civil Dissidence”. Journal of Immigrant & Refugee Studies. 14 (3): 322. doi:10.1080/15562948.2016.1208315. (cần đăng ký tài khoản)
- ^ “"Kassaman," Anthem to the Glory of Algerian Revolution”. Algiers. Algeria Press Service. ngày 5 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.(cần đăng ký tài khoản)
- ^ Naylor, Phillip C. (ngày 7 tháng 5 năm 2015). Historical Dictionary of Algeria. Rowman & Littlefield. tr. 553. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
- ^ Marshall, Alex (ngày 28 tháng 8 năm 2015). “Alex Marshall: Flower of Scotland nation's choice”. The Scotsman. Edinburgh. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
- ^ Burnton, Simon (ngày 9 tháng 6 năm 2014). “Every 2014 World Cup national anthem reviewed by a pop star!”. The Guardian. London. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
- ^ Branche, Raphaëlle (2011). “The martyr's torch: memory and power in Algeria”. The Journal of North African Studies. 16 (3): 432, 441. doi:10.1080/13629387.2010.550138. (cần đăng ký tài khoản)